Tình hình thiếu việc làm qua phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng gò đồi ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 81)

Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2.2. Tình hình thiếu việc làm qua phiếu điều tra

Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình việc làm của người lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ qua phiếu điều tra vùng gò đồi với 200 phiếu ở 4 xã Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Bằng và Thuỷ Phù, mỗi xã 50 phiếu. Việc điều tra, khảo sát được tiến vào cuối năm 2013.

Kết quả điều tra được thể hiện ở Bảng 2.14: Trong 200 người được hỏi, trong độ tuổi lao động có 29 người trả lời đang thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 14,5% trong tổng số người được điều tra; trong đó, xã Thuỷ Phù có số lượng lao động thất nghiệp lớn nhất là 13 người; Dương Hoà 9 người, Thuỷ Bằng 4 người và Phú Sơn 3 người.

Phân theo nhóm tuổi: Số lượng lao động thất nghiệp có độ tuổi từ 25 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 51,72%; tiếp đến là độ tuổi trên 35, chiếm 37,93%. Như vậy, lực lượng lao động chính của địa phương rơi vào tình trạng thất nghiệp; mặt khác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lao động thất nghiệp thì có 20 lao động là nam giới, phần lớn là sinh viên, học sinh mới ra trường đang ở nhà tìm việc làm.

Bảng 2.14: Số lao động thất nghiệp ở vùng gò đồi qua phiếu điều tra

Đơn vị tính: Người, %

Chỉ tiêu

Toàn vùng Dương Hoà Phú Sơn Thuỷ Bằng Thuỷ Phù

SL % SL % SL % SL % SL %

Tổng số 29 100 9 100 3 100 4 100 13 100

Theo nhóm tuổi

15 - 24 3 10,34 1 33,33 2 15,38

25 - 34 15 51,72 6 66,67 2 66,67 1 25,00 6 46,15

35 trở lên 11 37,93 3 33,33 3 75,00 5 38,46

Trình độ văn hoá

Tiểu học 16 55,17 3 33,33 3 100,0

0

10 76,92

THCS 7 24,14 1 11,11 3 75,00 3 23,07

THPT 6 20,69 5 55,56 1 25,00

Trình độ CMKT

Chưa qua đào tạo 10 34,48 2 22,22 2 50,00 6 46,15

Đã qua đào tạo

- Dưới 3 tháng 3 10,34 1 33,33 2 15,38

- Sơ cấp nghề 3 10,34 1 11,11 2 15,38

- Trung cấp nghề 5 17,24 3 33,33 1 66,67 1 25,00

- Cao đẳng nghề 4 13,79 2 22,22 2 15,38

- Đại học 4 13,79 1 11,11 1 33,33 1 25,00 1 7,69

Đã từng làm việc 9 31,03 2 22,22 1 33,33 1 25,00 5 38,48 Chưa từng làm việc 20 68,96 7 77,77 2 66,67 3 75,00 8 61,53

Số liệu điều tra xử lý năm 2013

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Theo trình độ văn hoá: Tỷ lệ lao động thất nghiệp có trình độ tốt nghiệp tiểu học khá lớn, chiếm 55,17%; tiếp đến là trình độ tốt nghiệp tiểu học là 24,14%.

Theo trình độ chuyên môn: Số liệu điều tra cho thấy, số lao động chưa được đào tạo về chuyên môn chiếm tỷ lệ lớn nhất 34,48%. Đặc biệt, không những số lao động không được đào tạo về chuyên môn thất nghiệp mà còn có những người được đào tạo vẫn thất nghiệp, thậm chí có 13,79% lao động có trình độ cao đẳng, đại học đang thất nghiệp. Nguyên nhân là do ngành nghề đào tạo không phù hợp, đa số học đại học tại chức về các ngành kinh tế, luật… chưa đủ “chuẩn” để xin vào làm việc công chức, bàn giấy…

Số lượng lao động cao đẳng, trung cấp nghề (17,24%) được đào tạo các trường trên địa bàn tỉnh, thị xã nhưng chưa xin được việc làm. Mặc dù trên địa bàn thị xã vẫn có nhiều doanh nghiệp, công ty hoạt động sản xuất trong Khu công nghiệp Phú Bài nhưng do tình hình khó khăn về khủng hoảng kinh tế nên hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động cầm chừng, không tuyển thêm lao động… Điều này cũng phản ảnh số liệu lao động chưa từng làm việc chiếm đến 68,96%; số còn lại đã từng làm việc nhưng do bị sa thải hoặc tự ý nghỉ việc…

Bảng 2.15. Thời gian thiếu việc làm/năm qua phiếu điều tra Thời gian

thiếu việc làm/năm

Số người được điều

tra (Người) Tỷ lệ%

1 tháng 13 19,11

2 tháng 15 20,06

3 tháng 26 38,23

Trên 3 tháng 14 20,59

Cộng 68 100,00

Số liệu điều tra xử lý năm 2013 Theo số liệu điều tra tại Bảng 2.15: Ngoài số lượng lao động thất nghiệp là 29 người, còn có 68 người trả lời còn thiếu việc làm từ 1 tháng đến trên 3 tháng trong năm; trong đó, tỷ lệ người lao động thiếu 3 tháng là cao nhất, chiếm 38,23%, điều

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

không ổn định như kết quả điều tra nguyên nhân thiếu việc làm ở Bảng 2.16, đã có 25 người trả lời do việc làm không ổn định, chiếm 36,76% trong tổng số người được khảo sát. Thiếu cơ sở tạo việc làm cũng là nguyên nhân khá chủ yếu gây nên tình trạng thiếu việc làm, chiếm 32,35%; tiếp đến là thiếu đất canh tác và thiếu vốn cùng chiếm 14,7%; chỉ có 1 người trả lời do thu nhập thấp, chiếm 1,47%.

Bảng 2.16. Nguyên nhân thiếu việc làm qua phiếu điều tra Nguyên nhân

thiếu việc làm

Số người được

điều tra (Người) Tỷ lệ %

Thiếu đất canh tác 10 14,70

Thiếu vốn 10 14,70

Việc làm không ổn định 25 36,76

Thiếu cơ sở tạo việc làm 22 32,35

Thu nhập thấp 1 1,47

Cộng 68 100,00

Số liệu điều tra xử lý năm 2013

Lao động thiếu việc làm của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên từ 15 tuổi trở lên ở vùng gò đồi có xu hướng tăng lên do dân số ngày càng tăng, hàng năm được bổ sung một lượng lao động khá lớn nhưng việc làm lại có xu hướng chững lại, các doanh nghiệp thuê nhân công ngày càng ít, đất đai nông nghiệp tiếp tục được chuyển đổi mục đích sử dụng phi nông nghiệp thông qua các dự án thuỷ điện như thuỷ điện Hồ Tả Trạch, tình trạng cơ giới hoá, tự động hoá ngày càng tăng.

Tuy đối với lực lượng lao động ở gò đồi, nguy cơ thất nghiệp không cao so với lực lượng lao động ở các vùng khác. Thế nhưng tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp của lực lượng lao động cũng ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của người lao động, lãng phí nguồn lực lao động xã hội ở khu vực này. Bên cạnh đó, trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách của đảng và Nhà nước về công tác giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Thuỷ và các cấp, ban ngành trong thị xã đã tổ chức tốt, phối hợp thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở vùng gò đồi.

Chất lượng nguồn lao động được đánh giá qua nhiều tiêu chí như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ… nhưng trong đó có hai tiêu chí cơ bản thường dùng nhất để đánh giá đó là “trình độ học vấn” và “trình độ chuyên môn kỹ thuật” của người lao động. Hai tiêu chí này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

Theo ông Phan Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thuỷ: “Trong số lao động vùng gò đồi hiện nay, đa số là lao động chưa qua đào tạo, hoặc đã qua đào tạo ở cấp trung học cơ sở. Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là việc làm của người lao động vùng gò đồi;

đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, mặc dù trên địa bàn vẫn có khá nhiều công ty, doanh nghiệp: Khu CN Phú Bài, Công ty Cổ phần Chế biến Lâm sản Hương Giang (Thuỷ Bằng), nhất là công trình Hồ Tả Trạch đang xây dựng ở Dương Hoà,…nhưng vì trình độ lao động địa phương ở đây không đáp ứng, họ không thể thuê được…”. [Điều tra phỏng vấn năm 2013]

Trình độ lao động là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Trình độ văn hóa và chuyên môn càng cao thì người lao động càng có điều kiện tiếp cận thông tin để bố trí việc làm, sản xuất có hiệu quả cao.

Sự yếu kém về chất lượng lao động vùng gò đồi đang là một cản trở và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội tìm việc làm cho người lao động.Hiện nay xu hướng chung của nước ta là giảm lao động giản đơn và tăng lao động phức tạp trong quá trình hội nhập khi khoa học kỹ thuật dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì vậy, trong thời gian tới, vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đào tạo mà đặt biệt là đào tạo nghề cho người nông dân (theo Đề án 1956).

Ở vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ, phát triển kinh tế theo một số khu vực chủ yếu: sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Các mặt hàng sản xuất phân theo loại hình việc làm trồng trọt của vùng gò đồi Hương Thuỷ chủ yếu là trồng rừng keo lai lấy gỗ, khoảng 17.250 ha, tập trung chủ yếu ở Dương Hoà; lúa khoảng 1.500 ha, tập trung chủ yếu ở Thuỷ Phù; cây thanh trà ở Thuỷ Bằng và Dương Hoà, khoảng 100 ha; cây lồ ô khoảng 150 ha và cây tiêu khoảng 60 ha ở Thuỷ Bằng, Dương Hoà, Phú Sơn;

cây chè ở Thuỷ Bằng (20 ha). [18,45]

Các mặt hàng sản xuất phân theo loại hình việc làm chăn nuôi của người lao động vùng gò đồi (theo số liệu năm 2013):

- Về gia súc: Trâu, khoảng 1.245 con, chiếm 38,5% so với tổng đàn của thị xã;

bò, khoảng 476 con, chiếm 22,9%; lợn khoảng 8.636 con, chiếm 27,5%.

- Về gia cầm: Gà, khoảng 92.625 con, chiếm 39,6% tổng đàn của thị xã; Vịt, khoảng 5.791 con, chiếm 8,1%; ngang, ngỗng khoảng 1.537 con, chiếm 33,5%.

- Diện tích nuôi cá nước ngọt 138 ha, chiếm 23,8% diện tích toàn thị xã.

Trong chăn nuôi, chăn nuôi gia súc vẫn còn chiếm tỷ lệ cao so với tổng đàn của thị xã, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần về số lượng, nếu so với năm 2006, tổng đàn gia súc đã giảm từ gần 50% [18,45]. Trong lúc đó, số lượng chăn nuôi gia cầm, nhất là gà, không ngừng tăng, nếu so với năm 2006, tổng đàn đã tăng 152%.

Điều đó cho thấy, đã có sự chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi theo hướng có hiệu quả hơn; mặt khác các điều kiện về chăn thả cho gia súc không còn thuận lợi, các diện tích rừng đã được quản lý chặt, khoanh vùng để tránh trâu, bò phá hoại cây rừng mới trồng.

Từ những việc làm chủ yếu của người lao động tại vùng gò đồi là trồng trọt;

trong đó, đa số làm việc và thu nhập từ rừng, với diện tích khoảng 28.737 ha, chiếm 82% diện tích tự nhiên, gồm: Đất rừng sản xuất khoảng 18.177, chiếm 52% diện tích tự nhiên và chiếm 63% đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho nhiêu chủ sở hữu quản lý, không chỉ giao riêng cho dân địa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phương. Vì thế, thu nhập từ rừng sản xuất của người dân địa phương là không đáng kể so với tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

Qua số liệu điều tra trên địa bàn các xã vùng gò đồi, cho thấy số lao động có thu nhập từ một triệu đồng đến dưới hai triệu đồng trong một tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất (33,50% và 26%), số lao động có thu nhập trên bốn triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,5%). Điều này cho thấy thu nhập của người nông dân vùng gò đồi còn thấp, đó là do trình độ chuyên môn của người nông dân còn thấp, số lao động được đào tạo chuyên nghiệp, lành nghề còn ít. Những lao động có thu nhập trên bốn triệu đồng/tháng hoặc từ ba triệu đồng đến dưới bốn triệu đồng chủ yếu là làm trang trại, trồng rừng và kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc dịch vụ.

Bảng 2.17: Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ

Đơn vị

tính Tổng

Thu nhập bình quân 1 tháng Dưới 1

triệu đồng

Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu đồng

Từ 2 triệu đến dưới 3 triệu đồng

Từ 3 triệu đến dưới 4 triệu đồng

Trên 4 triệu đồng

Số người 200 67 52 40 26 15

Tỷ lệ % 100,00 33,50 26,00 20,00 13,00 7,50 Số liệu điều tra xử lý năm 2013

Theo thống kê, thu nhập quân đầu người vùng gò đồi chỉ 11,6 triệu đồng/năm/người (bằng 44% thị xã), tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn vùng còn cao 10,50% (thị xã: 5,04%) là hoàn toàn phù hợp với số liệu điều tra mẫu trên.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm và việc làm có thu nhập thấp là thiếu đất sản xuất, cụ thể là rừng sản xuất. Tỷ lệ rừng sản xuất trên một người lao động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp là 0,73 ha(3.872,53 ha, đất rừng sản xuất chia cho 5.243 lao động)nhưng lại phân bổ không đều.

Theo số liệu tại Bảng 2.18 cho thấy: hầu hết đất rừng đều do các đơn vị, doanh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lý là hầu hết các diện tích rừng này thường bỏ hoang, ít có đầu tư canh tác hoặc có canh tác thì các đơn vị chỉ thuê được số lượng lao động làm việc cho họ rất ít và chỉ theo thời vụ.

Bảng 2.18. Diện tích rừng sản xuất vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ

Đơn vị tính: Ha

TT Tổng số

Trong đó:

Dân địa phương

Dân ngoài địa

phương

Đơn vị thuộc địa

phương quản lý

Đơn vị ngoài địa

phương quản lý

1 Dương Hoà 13.730,01 1.400,00 2.400,00 - 9.930,01

2 Phú Sơn 3.000,73 2.385,53 - - 615,20

3 Thuỷ Bằng 636,02 87,00 - - 549,00

4 Thuỷ Phù 810,40 - - 810,40 -

Tổng số 18.176,16 3.872,53 2.400,00 810,40 11.094,21

Tỷ lệ (%) 100,00 21,30 13,20 4,46 61,04

Nguồn: Đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi các xã xây dựng nông thôn mới của thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2020

Diện tích rừng sản xuất còn lại giao cho người dân địa phương trực tiếp quản lý và sản xuất là 3.872,53 ha, chiếm 21,3%. Đặc biệt trong đó, trên địa bàn xã Thuỷ Phù không có diện tích rừng cho người dân địa phương quản lý, sản xuất. Xã Dương Hoà là xã có diện tích rừng sản xuất lớn nhất: 13.730,01 ha, nhưng chỉ giao cho dân quản lý, sản xuất chỉ 1.400,00 ha, chỉ chiếm gần 10,20%; diện tích rừng còn lại 80,80% là giao cho dân ngoài địa phương và đơn vị ngoài địa phương quản lý. Xã Phú Sơn là đơn vị có diện tích rừng giao cho người dân địa phương chiếm tỷ lệ lớn nhất 79,50% trong tổng số 3.000,73 ha diện tích rừng sản xuất vốn có của địa phương.

Như vậy, chính sách quan tâm đến việc giao đất, giao rừng cho nhân dân trên địa bàn vùng gò đồi diễn ra không đồng đều, nếu xã nào có quan tâm thì tỷ lệ diện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tích đất rừng giao cho nhân dân cao hơn. Đối với xã Dương Hoà, nguyên nhân là trong một thời gian dài trước đây, chính quyền địa phương xã, cụ thể là ông Lê Văn Tảo, nguyên là Chủ tịch xã đã có những việc làm sai trái trong việc cấp đất rừng, dẫn đến bị kỷ luật và khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, hậu quả đến nay vẫn chưa được khắc phục được.

Hơn nữa, theo ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Dương Hoà cho biết: hiện nay diện tích rừng sản xuất tại Dương Hoà vẫn còn hơn 2.000 ha chưa xác minh được chủ sở hữu; tình trạng người dân lấn chiếm, tự khai hoang trên những vùng đất được cho là đã cấp cho đơn vị ngoài địa phương; đây là điều khó khăn, trở ngại lớn trong công tác quản lý của chính quyền hiện tại. [Điều tra phỏng vấn năm 2013]

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng gò đồi ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)