Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.3. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.3.1. Tình hình tạo việc làm
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được thị xã Hương Thủy xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Một trong những tiêu chí để công nhận xã nông thôn mới là lao động nông nghiệp phải dưới 45% dân số. Để làm được điều đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thị xã Hương Thủy đặc biệt quan tâm. Các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm, các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm cho người lao động được Đảng bộ, chính quyền tổ chức lãnh đạo thực hiện và nhân dân hoan nghênh, đồng tình ủng hộ.
Hàng năm, vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, chủ yếu là tạo việc làm mới ở các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã. Lao động vùng gò đồi được giải quyết việc làm hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên tỷ lệ % so với thị xã nói chung vẫn còn thấp và có xu hướng không ổn định: Năm 2011, thị xã đã giải quyết việc làm cho 1.942 lao động nông thôn; trong đó vùng gò đồi có 526 lao động, chiếm 27,08% so với vùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cho 5.659 lao động tại khu vực nông thôn; trong đó, vùng gò đồi 868 lao động, chiếm 15,33%. Năm 2013, đã giải quyết việc làm cho có 4.010 lao động tại khu vực nông thôn; trong đó, vùng gò đồi 902 lao động, chiếm 22,49%. [19]
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Sàn giao dịch việc làm được tổ chức hàng năm nhằm tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ những người lao động muốn có việc làm, nhất là xuất khẩu lao động… Thông qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác đào tạo nghề cho lao động vùng gò đồi, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thị xã.
Đổi mới đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, đào tạo nghề theo nhu cầu người học, nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm cho lao động vùng gò đồi. Cùng với đó, thị xã chỉ đạo các xã, phường chủ động phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thị xã, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp nông dân có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhiều hình thức và nhiều lớp dạy nghề đã được thị xã Hương Thủy triển khai và áp dụng linh hoạt, phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động, tổ chức liên kết đào tạo nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng, dạy nghề kết hợp với sản xuất tại địa bàn dân cư, khu vực sản xuất. Chủ yếu tập trung vào các nghề mộc mỹ nghệ, chổi đót, nón lá, kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật làm vườn, kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm chăn nuôi thú y… Trong các lớp đào tạo nghề, đặc biệt các xã vùng gò đồi Phú Sơn, Dương Hoà, Thuỷ Bằng và Thuỷ Phù đã đăng ký riêng với Trung tâm dạy nghề thị xã mở riêng cho các đối tượng lao động trên địa bàn xã thông qua Đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi đã được Hội đồng nhân dân thị xã thông qua.
Tại các xã vùng gò đồi, từ năm 2012 đến 2013 đã có 16 lớp tập huấn, trung bình mỗi lớp trên 30 học viên tham gia được tập huấn các kiến thức theo Đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi với nội dung phù hợp từng đối tượng lao động, việc làm.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Ngoài ra, hàng năm tổ chức 1 chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài tỉnh; trong năm 2012 và 2013 đã tổ chức được 2 chuyến cho một số nông dân điển hình xã Dương Hoà và Phú Sơn để tham quan mô hình sản xuất và khai thác cây cao su ở Tây Nguyên; thâm canh và tiêu thụ Thanh Trà; mô hình trồng tiêu ở Thuỷ Biều… Xác định việc chuyển dịch cơ cấu lao động là mục tiêu quan trọng để hoàn thành 1 trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, thị xã Hương Thủy đã chú trọng đến việc đào tạo nghề cho nông dân, nhất là vùng núi, gò đồi gắn với các phương án phát triển sản xuất, từ đó chuyển dịch cơ cấu lao động.
Bảng 2.19. Các lớp tập huấn cho lao động vùng gò đồi từ năm 2012 - 2013
TT Nội dung tập huấn Số
lớp
Thời gian
Số lượng lao động tham gia
1 Kỹ thuật canh tác trên đất dốc 2 1 ngày 42
2 Kỹ thuật cải tạo vườn 2 1 ngày 41
3 Kỹ thuật trồng và thâm canh keo lai, tre 3 1 ngày 50 4 Kỹ thuật trồng, thâm canh cây cao su và
khai thác cao su 2 2 ngày 30
5 Kỹ thuật thâm canh và bảo vệ thực vật cây
Thanh trà, tiêu, chè 3 1 ngày 31
6 Kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, dê, heo, gà, lợn
rừng 2 3 ngày 20
7 Kỹ thuật nhân giống và nuôi cá nước ngọt,
thuỷ sản nước ngọt 2 2 ngày 15
Nguồn: Đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi các xã xây dựng nông thôn mới của thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2020
Để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề, thị xã Hương Thủy đã giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Dạy nghề xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nghề nông thôn, đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã.
2.2.3.2. Tình hình xuất khẩu lao động
Những năm qua, xuất khẩu lao động là một trong những mũi nhọn đột phá để giải quyết việc làm dư thừa, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Kết quả từ năm 2008 đến nay đã xuất khẩu hơn 2.500 lao động sang làm việc các nước trong khu vực và thế giới; trong đó, vùng gò đồi có 346 lao động, chiếm 13,18% ở một số thị trường lớn như sau:
Bảng 2.20. Xuất khẩu lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn năm 2008 – 2013
TT Thị trường Số lượng toàn thị xã (người)
Trong đó vùng gò đồi
(người)
Tỷ lệ % so với thị xã
1 Lào 1.542 290 18,80
2 Malaysia 163 24 14,17
3 Hàn Quốc 134 13 9,70
4 Nhật Bản 46 5 10,87
5 Đài Loan 21 2 9,50
Nguồn: Phòng Lao động TB – XH thị xã.
Thị trường xuất khẩu lao động của vùng chủ yếu là Lào, chiếm 18,80% so với thị xã. Tuy nhiên, với thị trường này, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, làm nghề xây dựng (thợ nề). Lao động ở thị trường Malaysia và Nhật Bản đòi hỏi cần có tay nghề cao hơn nên số lượng lao động cũng không nhiều.
Để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài và đạt đúng chỉ tiêu đề ra hàng năm, Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động thị xã Hương Thuỷ đã tích cực tìm kiếm các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động có uy tín và hoạt động có hiệu quả để ký kết hợp đồng đào tạo và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với các đơn vị như: Công ty cổ phần cơ khí và xuất khẩu lao động Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC), Công ty cung ứng nhân lực Quốc tế Sông Đà
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
(SIMCO), Công ty phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hương Thuỷ (HAINDECO), Công ty xây dựng giao thông 4 (CIENCO), Công ty SOVILACCO..
Như vậy, số lượng lao động vùng gò đồi được xuất khẩu lao động chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng số trên địa bàn thị xã. Trong đó, số lượng lao động đi xuất khẩu, làm việc tại Lào có số lượng lớn nhất, hầu hết tập trung trên địa bàn xã Thuỷ Phù.
Mặc dù kênh xuất khẩu lao động đã đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động; tăng nguồn thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo… Tuy nhiên, thời gian gần đây, vẫn có một số vụ việc lừa đảo xảy ra, gây ảnh hưởng đến hàng chục hộ dân nghèo.