Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Khái quát về tình hình việc làm của người lao động vùng gò đồi ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai
Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và 2020 của vùng gò đồi có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao 30.732 ha, chiếm khoảng 87%, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 82% so với diện tích đất tự nhiên; điều này góp phần lý giải hiện thực lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm khá lớn.
Đất lâm nghiệp ở xã Dương Hoà có diện tích cao nhất: 23.237 ha, chiếm khoảng 89% so với diện tích tự nhiên của xã; kế đến là Phú Sơn: 3.001 ha, chiếm 91%; Thuỷ Bằng: 1.528 ha, chiếm 66,5%, thấp nhất là Thuỷ Phù: 970 ha, chiếm khoảng 28%. Ngược lại, đất sản xuất nông nghiệp của Thuỷ Phù > Thuỷ Bằng >
Phú Sơn > Dương Hoà. Chứng tỏ 3 xã Dương Hoà, Phú Sơn và Thuỷ Bằng sản xuất lâm nghiệp có ưu thế hơn sản xuất nông nghiệp; Thuỷ Phù có ưu thế sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hơn. [18]
Riêng xã Thuỷ Bằng có 77 ha và Dương Hoà có 1 ha đất di tích và danh thắng.
Đây là một lợi thế để phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Đặc biệt, địa bàn xã Thuỷ Bằng có nhiều di tích, lăng tẩm của triều Nguyễn để lại và quần thể di tích Chín Hầm – nơi địa ngục trần gian thời Ngô Đình Cẩn, quần thể di tích Đền Huyền Trân công chúa ở núi Ngũ Phong.
Ngoài ra, vùng gò đồi của thị xã Hương Thuỷ còn có đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 416 ha, trong đó Dương Hoà 253 ha, Thuỷ Bằng 120 ha và Thuỷ Phù 84 ha, chưa được khai thác hết tiềm năng của nó.
Căn cứ vào tiêu chí đánh giá diện tích canh tác bình quân đất nông nghiệp trên địa bàn vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ khá lớn đạt 5,86 ha/lao động (30.732 ha/5.243 lao động nông nghiệp). Đây là nhân tố thuận lợi để lao động nông nghiệp giải quyết việc làm. Tuy nhiên, sự phân bố đất đai vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ, nhất là đất rừng vẫn còn nhiều bất cập, sự thật là lao động vẫn thiếu đất sản xuất.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.5: Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất vùng gò đồi Hương Thuỷ
STT Chỉ tiêu
Hiện trạng 2013 Quy hoạch 2020 Diện tích
(ha)
Tỷ lệ % so với đất tự nhiên
Diện tích (ha)
Tỷ lệ % so với đất tự
nhiên Tổng diện tích đất tự nhiên 35.182 100,00 35.182 100,00
1 Đất nông nghiệp 30.732 87,35 30.323 86,19
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.798 5,11 1.699 4,83
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.707 4,85 1.553 4,41
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 91 0,26 66 0,19
1.2 Đất lâm nghiệp 28.737 81,68 28.167 80,06
1.2.1 Đất rừng sản xuất 18.177 51,67 17.767 50,50
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9.667 27,48 9.667 27,48
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 892 2,54 892 2,54
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 139 0,40 121 0,34
1.4 Đất nông nghiệp khác 57 0,16 257 0,73
2 Đất phi nông nghiệp 4.047 11,50 4.418 12,56
2.1 Đất ở 556 1,58 570 1,62
2.2 Đất chuyên dùng 576 1,64 882 2,51
Đất di tích, danh thắng 78 0,22 111 0,32
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14 0,04 30 0,08
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 233 0,66 281 0,80
2.5 Đất sông suối, mặt nước 461 1,31 455 1,29
3 Đất chưa sử dụng 122 0,35 111 0,31
Nguồn: Đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi các xã xây dựng nông thôn mới của thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2020
2.2.1.2. Tình hình dân số, lao động
Thời gian qua, dưới tác động của cơ chế mới với chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về lao động, số lao động vùng gò đồi có việc làm ngày một tăng lên.
Trong đó, đa số vẫn hoạt động ở lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, vấn đề đó, được
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.6: Dân số vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2009 - 2013
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2009 2010 2011 2012 2013
1 Tổng số nhân khẩu Người 20.456 21.026 21.266 21.490 22.662 Trong đó: Nông nghiệp Người 9.798 9.580 9.445 9.760 10.023 Tỷ lệ % so tổng dân số % 47,89 45,56 44,41 45,41 44,22
2 Mật độ dân số Người/km2 58 59 61 62 64
3 Tổng số hộ Hộ 7.980 8.200 8.224 8.240 8.322
4 Quy mô hộ Người/hộ 2,6 2,5 2,5 2,6 2,7
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013
Diện tích tự nhiên của 4 xã vùng gò đồi là 35.182 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 30.732 ha, chiếm 87% diện tích đất tự nhiên; phần lớn là đất lâm nghiệp, chiếm 94% diện tích đất nông nghiệp; trong diện tích đất lâm nghiệp, rừng kinh tế chiếm 63%, chủ yếu trồng cây keo lai.
Dân số trung bình vùng gò đồi liên tục tăng trong những năm từ 2009 đến nay;
năm 2009 là 20.456 người đến năm 2013 là 22.662 người dẫn đến nguồn lao động không ngừng tăng lên qua các năm; trong đó chủ yếu là trong nông nghiệp, giao động trong khoảng tỷ lệ từ 44 - 45% so với dân số trung bình của vùng. Điều này đặt ra vấn đề giải quyết lao động vùng gò đồi chủ yếu tập trung vào giải quyết lao động trong nông nghiệp.
Theo Bảng 2.7, lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ cho thấy: Dân số trung bình qua các năm đều tăng lên, bổ sung lượng lao động trong độ tuổi cũng tăng lên, năm 2009 có 13.342 người trong độ tuổi lao động đến năm 2013 có 14.557 người trong độ tuổi lao động, tăng 1.215 người. Bên cạnh đó, số người ngoài độ tuổi lao động cũng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2009 là 7.114 người đến năm 2013 là 8.105, tăng 991 người. Như vậy, số tăng người trong độ tuổi lao động lớn hơn số tăng người ngoài độ tuổi lao động cho thấy dân số đang trẻ hoá, lao động ngày càng dồi dào.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.7. Lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Dân số trung bình 20.456 21.026 21.266 21.490 22.662 - Trong độ tuổi lao động 13.342 13.890 14.580 14.774 14.557 Tỷ lệ so với dân số trung bình (%) 65,22 66,06 68,56 68,74 64,23
Trong độ tuổi lao động mất khả năng lao động 113 101 96 97 100 - Ngoài độ tuổi lao động 7.114 7.136 6.686 6.716 8.105
Nguồn: Phòng Lao động TB – XH thị xã
Biểu đồ 2.2: Lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2009 -2013
2.2.1.3. Tình hình việc làm giai đoạn 2009 - 2013
* Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế
Hằng năm, nguồn lao động các xã Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Bằng, Thuỷ Phù tiếp tục gia tăng, số thanh niên bước vào độ tuổi lao động không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, số lượng lao động trên địa bàn không tìm được việc làm tại chỗ hoặc việc làm có thu nhập thấp nên số lượng lớn lao động phải đi lao động ngoài địa phương
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Theo tiêu chí đánh giá cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế đã đưa ra: Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ năm 2009 đến năm 2013 đều tăng, năm 2009 là 11.090 người tăng lên 11.653 người năm 2013. Đặc biệt, năm 2013, tỷ lệ số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm so với các năm trước, xuống còn 39,19%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng lên 37,11%; trong khi tỷ lệ lao động ngành dịch vụ lại giảm. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác ngày càng tăng, tuy nhiên, mức độ chuyển dịch vẫn còn chậm, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao.
Bảng 2.8: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị tính: Người
Năm Lao động có việc làm
Nông nghiệp CN, TTCN Dịch vụ, khác Số lượng % Số lượng % Số lượng %
2009 11.090 4.535 40,89 3.504 31,59 3.051 27,51
2010 11.397 4.744 41,62 3.513 30,82 3.140 27,55
2011 11.502 4.756 41,35 3.539 30,77 3.207 27,88
2012 11.598 4.780 41,21 3.758 32,40 3.060 26,38
2013 11.653 4.567 39,19 4.325 37,11 2.761 23,69
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013
Biểu đồ 2.3: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2009 - 2013
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
* Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực kinh tế
Theo số liệu tại Bảng 2.9: Số người lao động có việc làm đang hoạt động trong loại hình công ty ngoài khu vực nhà nước có tỷ lệ lớn nhất, chiếm từ 88 - 89,04%
trên tổng số lao động có việc làm; trong khi đó, khu vực nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ trên 7% và có vốn đầu tư nước ngoài thấp chiếm từ 3 - 4%.
Điều này chứng tỏ lao động được đào tạo nghề theo chuẩn tay nghề rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp nước ngoài, nơi có mức thu nhập cao hơn. Mặt khác, hình thức việc làm là tự làm chiếm tỷ lệ cũng khá cao, chiếm 69,81% trong tổng số lao động có việc làm.
Mặt khác, những số liệu qua các năm từ 2010 đến 2013, cơ cấu, tỷ lệ lao động trong các loại hình công ty không có biến động lớn, các tỷ lệ chỉ biến động trong vòng 0,5% - 0,9% mỗi năm, điều này chứng tỏ chưa có sự biến chuyển mạnh trong khâu đột phá tạo việc làm từ các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã. Sự liên hệ, gắn kết giữa địa phương và doanh nghiệp chưa tốt, hơn nữa các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là trong Khu Công nghiệp Phú Bài hoạt động cầm chừng.
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực kinh tế giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: Người
Năm
Lao động
có việc làm
Loại hình công ty Hình thức việc làm Nhà nước Ngoài nhà
nước
Có vốn đầu tư nước ngoài
Làm công ăn
lương
Tự làm Số
người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
2009 11.090 - - - -
2010 11.397 813 7,13 10.100 88,62 484 4,24 3.392 8.005 2011 11.502 829 7,20 10.288 89,44 385 3,35 3.486 8.016 2012 11.598 868 7,48 10.325 89,02 405 3,49 3.528 8.070 2013 11.653 872 7,48 10.376 89,04 405 3,47 3.517 8.136
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực kinh tế giai đoạn 2009 - 2013
* Cơ cấu độ tuổi, giới tính của lao động
Thông qua chỉ tiêu cơ cấu lao động về độ tuổi, giới tính có thể đánh giá thực trạng lao động già hoặc trẻ, ở độ tuổi nào đang có tỷ lệ việc làm, thất nghiệp cao;
công việc nào cần lao động nữ, công việc nào cần lao động nam hơn để có quyết sách phù hợp từng lứa tuổi, từng giới tính.
Theo số liệu thống kê năm 2013, tỷ lệ người lao động có việc làm trong độ tuổi từ 45 - 54 trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất: 25,96%, đây cũng là thành phần lao động chính. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với nó là dân trí cũng tăng lên, thị xã Hương Thuỷ đã từng bước phổ cập trung học cơ sở trên 12 phường, xã, thanh niên ngày càng được đi học nhiều hơn và học cao hơn, vì vậy mà tỷ lệ lao động nông thôn trong độ tuổi từ 15 - 24 là rất thấp, chiếm 9,49%.
Các phương tiện thông tin đại chúng được phổ biến, khoa học kỹ thuật ngày một hiện đại hơn, y tế cũng được quan tâm đầu tư, do đó sức khỏe của người dân cũng khá tốt, số nông dân trên 65 tuổi vẫn tham gia lao động là 468 người, chiếm 3,98%.
Tùy theo từng nhóm tuổi mà mức độ tham gia lao động và khả năng lao động cao hay thấp, như nhóm tuổi 15 - 24 thì đây là nhóm tuổi tham gia lao động chưa cao, do phần lớn còn đang đi học hoặc đang được đào tạo nghề, nhưng đây là nhóm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tuổi cần được quan tâm nhất vì đó là nguồn lao động trẻ tương lai của địa phương.
Nhóm tuối từ 25 - 34, 35 - 44 là lực lượng có ưu thế lớn về sức khỏe, kinh nghiệm và đặc biệt là lực lượng này có khả năng tiếp thu cái mới, nắm bắt kiến thức và công nghệ, sản xuất kinh doanh là khá cao.
Bảng 2.10: Cơ cấu độ tuổi của lao động có việc làm vùng gò đồi giai đoạn 2010 - 2013
Năm Đơn vị
tính Tổng Độ tuổi
15 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 55 - 64 65 +
2010 Người 11.397 1.021 2.510 2.913 2.967 1.030 957
% 100,00 8,96 22,02 25,56 26,03 9,04 8,40
2011 Người 11.502 1.033 2.623 2.943 3.001 1.425 477
% 100,00 8,98 22,80 25,58 26,09 12,39 4,14
2012 Người 11.598 1.110 2.767 3.018 3.112 1.153 438
% 100,00 9,57 23,86 26,02 26,83 9,94 3,78
2013 Người 11.653 1.115 2.810 2.903 3.024 1.333 468
% 100,00 9,49 24,12 24,91 25,96 11,36 3,98
Nguồn: Phòng Lao động TB-XH thị xã
Về giới tính, năm 2010 lao động nam có 5.839, chiếm tỷ lệ 51,12%; năm 2011 chiếm 51,15%; năm 2012 chiếm 51,79% và năm 2013 chiếm 52,14% [18]. Như vậy, tỷ lệ lao động nam thường cao hơn lao động nữ và có xu hướng tăng lên. Điều này phản ảnh nam giới thường có lợi thế trong việc làm hơn nữ giới.
* Chất lượng lao động
Chất lượng lao động ở vùng gò đồi có xu hướng ngày càng tăng lên, thể hiện qua trình độ văn hoá năm 2009 tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 40,89%; tỷ lệ lao động tốt nghiệp tiểu học chiếm 40,51%; tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học cơ sở là 4,45% và tốt nghiệp trung học phổ thông 12,62%. Các năm tiếp các tỷ lệ tương ứng có xu hướng chuyển dịch theo chất lượng tăng lên: năm 2013 các tỷ lệ tương ứng 39,39%; 239,02%; 7,66% và 16,28%. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.11: Trình độ văn hoá lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: Người
Năm
Số người
có việc làm
Trình độ học vấn Chưa tốt nghiệp
Tiểu học
Tốt nghiệp Tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT Số
người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
% 2009 11.090 4.703 40,89 4.493 40,51 494 4,45 1400 12,62 2010 11.397 4.680 40,69 4.410 38,69 543 4,76 1.764 15,48 2011 11.502 4.620 40,17 4.441 38,61 596 5,18 1845 16,04 2012 11.598 4.603 39,14 4.501 39,10 607 5,23 1.887 16,27 2013 11.653 4.590 39,39 4.547 39,02 619 7,66 1.897 16,28 Nguồn: Phòng Lao động TB-XH thị xã
Biểu đồ 2.5: Trình độ văn hoá lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2009 - 2013
Trình độ chuyên môn của người lao động được thể hiện qua Bảng 2.12: Năm 2009, số lượng người lao động chưa qua đào tạo là 6.342 người, chiếm 57,19%; số lượng người lao động đã qua đào tạo các loại hình là 4.748 người, chiếm 42,81%;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trong đó đào tạo sơ cấp nghề chiếm 26,16% và cao đẳng, đại học chỉ chiếm tỷ lệ 3,35% trong tổng số lao động có việc làm.
Qua các năm tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề được tăng lên, chưa qua đào tạo nghề đã giảm xuống: năm 2013, số lượng người lao động chưa qua đào tạo còn 5.679 người, chiếm 48,73%; số lượng người lao động đã qua đào tạo các loại hình là 6.056 người, chiếm 51,97%; trong đó đào tạo sơ cấp nghề chiếm 29,28% và cao đẳng, đại học chỉ chiếm tỷ lệ 4,82% trong tổng số lao động có việc làm. Đặc biệt đã có 3 lao động được đào tạo trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 0,03%.
Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
% Tổng số
người có việc làm
11.090 100,00 11.397 100,00 11.502 100,00 11.598 100,00 11.653 100,00
Chưa qua đào tạo 6.342 57,19 6.219 54,57 6.001 52,17 5.890 50,78 5.679 48,73
Đã qua đào tạo 4.748 42,81 5.178 45,43 5.501 47,83 5.708 49,22 6.056 51,97
Dưới 3 tháng 1.004 9,05 927 8,13 1.012 8,80 1.117 9,63 1.504 12,91 Sơ cấp 2.901 26,16 3.215 28,21 3.367 29,27 3.401 29,32 3.412 29,28
Trung cấp 471 4,25 565 4,96 602 5,23 629 5,42 571 4,90
Cao đẳng, Đại học 372 3,35 471 4,13 520 4,52 559 4,82 566 4,86
Trên Đại học 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2 0,02 3 0,03
Nguồn: Phòng Lao động TB-XH thị xã
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Biểu đồ 2.6: Trình độ chuyên môn lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2010 - 2013
2.2.1.4. Tình hình thất nghiệp
Theo chỉ tiêu thất nghiệp đã đưa ra ở Chương 1: Từ Bảng 2.7 và 2.8, ta có thể thấy: Nguồn lao động và lao động có việc làm từ năm 2010 đến năm 2013 đều tăng lên, từ 11.090 người năm 2009 đến 11.653 người năm 2013.
Nếu xét trên cơ cấu những lao động có việc làm, thì lao động có việc làm trong độ tuổi luôn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm đến 99%, đó là điều hiển nhiên; phần tỷ lệ còn lại là số lượng người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia làm việc cũng chiếm tỷ lệ từ 0,8 đến 0,9% mỗi năm nhưng có xu hướng giảm dần do điều kiện, mức sống của vùng gò đồi có phần được cải thiện, người dân quan tâm hơn đến việc đầu tư cho con cái học hành và người lớn tuổi cũng cần được nghỉ ngơi không làm việc.
Tuy nhiên, từ Bảng 2.13 cho ta thấy: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 2010 là 25,37%; 2011 là 28,04%; năm 2012 là 28,13 và năm 2013 là 25,13%. Tỷ lệ này có xu hướng tăng từ năm 2010 đến 2012 và giảm xuống trong năm 2013. Điều đó phản ảnh rằng: mặc dù là vùng gò đồi của thị xã
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế từ những năm 2007 - 2009;
đến năm 2013, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nên số lượng lao động trong độ tuổi có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (25,14%).
Bảng 2.13. Tình hình việc làm vùng gò đồi của thị xã Hương Thuỷ giai đoạn từ 2010 - 2013
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
1 Trong độ tuổi lao động 13.890 14.580 14.774 14.557
2 Lao động có việc làm 11.397 11.502 11.598 11.653
2.1 Lao động có việc làm trong độ tuổi 10.365 10.492 10.618 10.796 2.2 Ngoài độ tuổi thực tế có tham gia làm việc 1032 1010 980 957