Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động vùng gò đồi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng gò đồi ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 48)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI

1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI

1.5.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động vùng gò đồi ở Việt Nam

Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170km về phía Tây Bắc. Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp có 57.690,43 ha, chiếm 74,61% tổng diện tích tự

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhiên. Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ:

mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, kết hợp với điều kiện địa hình trung du, miền núi, đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%),…thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ.

Yên Bình có dân số là 107.398 người, lực lượng lao động xã hội 45.037 người, trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm 76,5%, tỷ lệ hộ nghèo còn 17%... Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, song huyện còn nhiều khó khăn: Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, giao thông đi lại khó khăn do bị chia cắt bởi hồ Thác Bà. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, công nghiệp địa phương phát triển chưa mạnh. Trình độ dân trí còn thấp không đồng đều giữa các dân tộc, tập quán canh tác, tập quán sinh hoạt vẫn còn lạc hậu, đời sống của một bộ phân nhân dân còn gặp nhiều khó khăn…

Để giải quyết việc làm cho người lao động, huyện đã thực hiện việc giao đất, giao rừng nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản, các tổ chức kinh tế nhận rừng để sản xuất, tạo cơ hội và động lực để cải thiện đời sống cho người dân. Thực hiện chủ trương đó, huyện Yên Bình đã đẩy mạnh triển khai Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Để việc thực hiện tốt Đề án, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo hướng dẫn các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất rừng hiện có, đồng thời thực hiện thu hồi diện tích rừng theo quy định của pháp luật. Theo đó, tổng diện tích đất lâm nghiệp dự kiến giao, cho thuê, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cộng đồng dân cư 3.573 ha; diện tích dự kiến cho thuê là 7.748 ha. Hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào quỹ đất hiện có của địa phương nhưng không vượt quá hạn mức tối đa quy định tại Điều 22, Nghị định 23/2006/NĐ- CP.

Trong năm 2012, 2013 các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền đối với người dân, Ban chỉ đạo huyện hướng dẫn chính quyền các xã, thị trấn xây dựng và hoàn chỉnh phương án giao rừng, cho thuê rừng, đồng thời thực hiện giao rừng, cho thuê rừng tại các xã Vũ Linh, thị trấn Yên Bình, thực hiện giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại xã Đại Đồng, Tân Hương, Bảo Ái, Cảm Ân, Tân Nguyên...

Song song với việc giao rừng, cho thuê rừng, tiến hành chia tách nhóm hộ, đảm bảo sau khi giao rừng, cho thuê rừng không còn tình trạng người dân thiếu đất sản xuất.

Căn cứ vào quy hoạch và quỹ đất rừng ở địa phương, đối tượng được giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất sẽ ưu tiên hộ gia đình, cá nhân thường trú tại địa phương thuộc diện nghèo, cận nghèo trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp đang thiếu đất sản xuất; các hộ gia đình, cá nhân là con thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng có hộ khẩu thường trú tại địa phương thiếu đất sản xuất; các cán bộ công nhân viên lâm trường đã nghỉ việc; bộ đội, công an đã hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương không có đất sản xuất; cộng đồng dân cư thôn, bản được giao giữ rừng gắn bó với cộng đồng và các hộ gia đình cá nhân đã gắn bó nhiều năm với khu rừng.

Qua thực hiện Đề án, hơn 11.321ha đất rừng ở huyện Yên Bình đã có chủ thực sự, người dân địa phương được giao đất, giao rừng yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh và bảo vệ rừng trên diện tích được giao, phát huy tốt tiềm năng của đất, đảm bảo môi trường sinh thái. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình; các thửa đất, lô rừng sau khi được cấp giấy sẽ ít xảy ra tình trạng tranh chấp và khiếu kiện, ý thức của người dân đối với công tác bảo vệ rừng ngày một nâng cao.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.5.2.2. Kinh nghiệm từ mô hình giải quyết việc làm vùng gò đồi của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh. Tổng số lao động đang làm việc là 44.461 người, chiếm 42,4% dân số. Số lao động phân bố trong nông lâm ngư nghiệp là 35.850 người, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải là 3.340 người, trong thương mại, dịch vụ 4.459 người, số cán bộ trong quản lý nhà nước là 812 người.

Vùng gò đồi huyện Phong Điền là vùng đất phía Tây Nam của huyện bao gồm các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn. Gồm những dãy núi với độ cao trung bình khoảng 250-300m, độ dốc trung bình 15°, địa hình thấp dần từ Tây xuống Đông. Với vị trí là khu vực đầu nguồn sông sông Ô Lâu nên thảm thực vật ở đây có ảnh hưởng lớn đến khu vực hạ lưu. Đây là có tiềm năng đất để phát triển các vùng cây chuyên canh như cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây lâm nghiệp...

Nhưng cần có biện pháp để tổ chức khai thác hiệu quả và khắc phục những khó khăn trong sản xuất là khô hạn mùa khô và xói mòn rửa trôi mạnh trong mùa mưa.

Điểm nổi bật ở huyện Phong Điền là đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt chất lượng cao, nhất là vùng trồng cây công nghiệp, đã hình thành trên vùng gò đồi của huyện. Đã phát triển trồng cây công nghiệp như cao su, lồ ô, hồ tiêu; mở rộng đầu tư trồng thâm canh cây sắn cao sản, góp phần cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phong An.

Diện tích gò đồi còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung, đặc biệt là cây đặc sản Thanh Trà.

Huyện Phong Điền chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi theo hướng bền vững và hiệu quả. Chú trọng phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Bên cạnh công tác quy hoạch, sắp xếp lại các loại rừng, cụm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, du lịch sinh thái, Phong Điền khuyến khích và luôn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lịch vùng gò đồi và xem đây là thế mạnh của vùng, chú trọng công nghệ chế biến sản phẩm rừng trồng, rừng thông và cây cao su; tập trung đầu tư, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích và tổng đàn. Tiếp tục xây dựng trang trại chăn nuôi và xây dựng các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở chế biến nông – lâm – thủy sản, đặc biệt, quan tâm nguồn vốn cho phát triển đàn bò chất lượng cao. Quan tâm nguồn vốn ưu đãi để hỗ trợ cho chương trình phát triển kinh tế gò đồi.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động vùng gò đồi ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)