Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.3. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.3.4. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho người lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
Qua thực trạng việc làm của người lao động ở vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ, trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp ở khu vực gò đồi vẫn còn khá lớn, số người thiếu việc làm ở gò đồi cao; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực gò đồi vẫn nằm trong khu vực thấp nhất của thị xã, đặc biệt là việc làm có thu nhập thấp, chiếm tỷ lệ cao... Đòi hỏi cần phải có nhận thức đúng thực trạng, đánh giá đúng tình hình để có hướng phát triển lao động, việc làm ngày một nâng cao hơn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.3.4.1. Phát triển kinh tế vùng gò đồi phải gắn chặt với giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh, thị xã Hương Thuỷ, kinh tế vùng gò đồi đang được quan tâm đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế, phát triển giao thông giữa các vùng, miền, các khu vực, tạo điều kiện cho người sản xuất, doanh nghiệp và các nhà đầu tư phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng của khu vực vùng gò đồi, biến các vùng sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ, mang tính tự nhiên tự cấp tự túc trước đây thành các khu vực sản xuất hàng hoá với qui mô lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và hàng hoá cho xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Mặt khác, phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp các trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật, các trung tâm thương mại dịch vụ ở vùng thành thị của thị xã Hương Thuỷ... sẽ góp phần cung cấp tư liệu sản xuất, máy móc tiến bộ cho khoa học công nghệ, vốn cho nông nghiệp và các ngành cung cấp thông tin, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, thúc đẩy và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung chuyên canh với qui mô lớn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa phương theo hướng tiến bộ trong xu thế hội nhập với kinh tế cả nước, trong khu vực và trên thế giới.
Thị xã Hương Thuỷ cần phải có chiến lược qui hoạch phát triển kinh tế gắn chặt với qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn; phải có nhiều phương án đền bù thích hợp nhằm giúp người lao động ở vùng gò đồi ổn định việc làm.
2.3.4.2. Trình độ người lao động vùng gò đồi còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ở vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ kinh tế chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế thị xã đã từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với quá trình CNH, HĐH. Tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. Sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lao động có trình độ học vấn cao, lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp. Hơn 80%
lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản, ngành kinh tế còn có năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Đa phần đó là những người lao động ở nông thôn, lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải phóng một phần lao động nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu đặt ra cho thị xã Hương Thuỷ là phải đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề cho họ. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH “cầu” lao động tăng.
Song đa phần công việc lại đòi hỏi người lao động lại phải qua đào tạo, có trình độ chuyên môn ở mức độ nhất định. Trong khi hệ thống đào tạo nghề của thị xã còn chưa đáp ứng kịp cả về nội dung lẫn cơ sở vật chất cho nên người lao động vẫn chưa khai thác được cơ hội tìm kiếm việc làm.
Mặt khác, hàng năm thị xã Hương Thuỷ xuất khẩu lao động từ 300 đến 400 người, đa số lao động đó phải qua đào tạo nghề. Chính vì vậy số lao động đã qua đào tạo của thị xã từng năm sẽ bị rút dần cho xuất khẩu lao động, dẫn đến nguồn lao động đào tạo cho CNH, HĐH của địa phương ngày càng thu hẹp. Thực trạng đó đòi hỏi thị xã Hương Thuỷ phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, xã hội hoá dạy nghề cho người lao động, nhất là dạy nghề cho người lao động ở nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lao động nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và đời sống của nhân dân.
2.3.4.3 . Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và trình độ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn thị xã Hương Thuỷ còn nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, tạo mở việc làm cho người lao động
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, vùng gò đồi có vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của thị xã. Xây dựng kết cấu kinh tế - xã hội là tiền đề quan trọng để phá vỡ những quan hệ kinh tế - xã hội chật hẹp trong các thôn, xã, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa vùng này với vùng khác, giữa nông thôn với đô thị. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn là điều kiện để phát triển sản xuất hàng hoá, lưu thông trao đổi sản phẩm nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nghiệp, mở rộng thị trường nông thôn, biến những vùng sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, tự cấp tự túc thành những vùng sản xuất hàng hoá, những trung tâm kinh tế, những cụm ngành nghề,… tạo ra những điểm thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo mở việc làm cho người lao động ở vùng gò đồi.
Mặt khác, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn là điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn như thực hiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Từ đó, giải phóng sức sản xuất cơ bắp cho người lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng chế ngự của con người đối với tự nhiên; tạo điều kiện để người lao động nông thôn tiếp cận với văn minh nhân loại, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường...
Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào các nguồn vốn hỗ trợ phát triển và từ ngân sách.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các chương trình, dự án còn thiếu đồng bộ; công tác kiểm tra, giám sát có nơi thực hiện chưa tốt dẫn đến hiệu quả một số công trình chưa cao, công tác quản lý, vận hành công trình sau đầu tư còn hạn chế đặc biệt là thiếu nguồn kinh phí thực hiện công tác duy trì, bảo dưỡng công trình.
Phần lớn lao động vùng gò đồi là lao động thủ công, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, vì vậy năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, gây ra tình trạng thiếu việc làm lớn ở khu vực này.
Tóm lại, thực trạng việc làm của người lao động vùng gò đồi thị xã Hương Thuỷ nhìn chung còn nhiều khó khăn, bất cập: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thấp, tỷ lệ lao động chưa có việc làm vẫn còn cao; tình hình thiếu việc làm và việc làm có thu nhập thấp, thiếu bền vững còn nhiều… Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do trình độ người lao động còn thấp; thiếu đất canh tác, thiếu vốn, việc làm không ổn định, thiếu cơ sở tạo việc làm cho lao động... Những vấn đề đó, trong thời gian tới đòi hỏi cần phải có những bước đi, những giải pháp mang tính cụ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chương 3