Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG GÒ ĐỒI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ
3.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động vùng gò đồi
Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phải tiến hành đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:
- Tiếp tục liên hệ, phối hợp chặt chẽ các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thị xã để đưa lao động trên địa bàn, nhất là vùng gò đồi được đào tạo, bồi dưỡng nghề.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghề, ngành Lao động Thương binh và xã hội thị xã phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác đào tạo nghề, nắm chắc tình hình họat động, theo dõi việc thực hiện chính sách, chế độ, điều lệ, quy chế hoạt động, nội dung chương trình và chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề.
- Tăng cường hỗ trợ ngân sách cho việc học nghề; ban hành các chính sách huy động vốn và tín dụng, chính sách đất đai và thuế thu hút thành lập thêm các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho người lao động có cơ hội học nghề và tìm kiếm việc làm.
- Xã hội hóa dạy nghề là xu thế khách quan trong phát triển kinh tế - xã hội ở Hương Thuỷ nhằm đưa lại nguồn lao động có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu lao động và sự nghiệp CNH, HĐH của thị xã.
Trong những năm qua, tốc độ xã hội hóa dạy nghề ở Hương Thuỷ còn chậm so với tiềm năng, mức độ xã hội hóa dạy nghề không đồng đều giữa các vùng, các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn ít, các cơ sở dạy nghề công lập vẫn áp dụng cơ chế quản lý như cơ quan hành chính nên không phát huy được tính năng động, tự chủ trong công tác dạy nghề; nhận thức của một bộ phận xã hội về xã hội hóa dạy nghề chưa đầy đủ, xem xã hội hóa chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà chỉ coi đó là một phúc lợi do Nhà nước đầu tư nên trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa dạy nghề trong thị xã.
Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý khuyến khích phát triển xã hội hóa dạy nghề. Từng bước thực hiện chính sách đấu thầu chỉ tiêu đào tạo do Nhà nước đặt hàng, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế nếu có đủ điều kiện, được bình đẳng tham gia đấu thầu.
Mở rộng quy mô đào tạo nghề trên cơ sở đa dạng hóa hình thức đào tạo, bao gồm đào tạo dài hạn, ngắn hạn, kèm cặp, truyền nghề, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại chỗ, đào tạo lưu động, đào tạo từ xa... đáp ứng nhu cầu học nghề cho mọi đối tượng, mọi nơi, trong mọi điều kiện.
Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi địa phương và nhu cầu xuất khẩu lao động. Ở Hương Thuỷ hiện nay, bên cạnh việc đào tạo nghề cho ngành nông nghiệp phát triển nông thôn cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cho ngành công nghiệp - xây dựng, trước mắt ưu tiên phát triển đào tạo những ngành phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng cho quá trình đô thị hóa của tỉnh.
Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, thực hiện xã hội hóa dạy nghề là điều kiện thuận lợi to lớn, là cơ sở để cho công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn Hương Thuỷ phát triển, theo Quyết định số 1956 của Chính phủ về dạy nghề ngắn hạn cho lao động ở nông thôn, đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Hương Thuỷ tiến hành đẩy mạnh công tác này.
- Phát huy mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp dạy nghề; khuyến khích tối đa sự tham gia của người dân và của xã hội vào phát triển lĩnh vực này. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để người dân có cơ hội học tập nghề suốt đời, được hưởng thụ mọi thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng cao, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Ở Hương Thuỷ hiện nay, nhu cầu đào tạo nghề của lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn là rất lớn. Hơn 80% lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang đặt ra một nhiệm vụ to lớn, nặng nề cho công tác này. Đặc biệt những hộ nông dân bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách, lao động thuộc các dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn, lao động nữ chưa có việc làm... tất cả những đối tượng trên đang rất cần việc làm. Thực tế đó đòi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn Hương Thuỷ.
Công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn Hương Thuỷ cần phải đáp ứng các yêu cầu của chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của thị xã, phù hợp với tình hình sinh thái và ngành nghề của địa phương, gắn với nhu cầu của thị trường, kết hợp với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để xây dựng chương trình đào tạo thiết thực cho hoạt động lao động sản xuất của bà con nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao dân trí ở nông thôn.
- Có chiến lược quy hoạch tổng thể các đối tượng và các ngành nghề đào tạo phù hợp với từng vùng, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Hội đồng Nhân dân thị xã khoá V, thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ Nhất.
- Xác định ngành nghề để đào tạo, phải căn cứ năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã để đưa lao động đi đào tạo.
Mặt khác, phối hợp mở rộng đào tạo đại trà và thường xuyên các ngành nghề chế biến thủy sản, rau quả, thực phẩm, nông, lâm nghiệp, thú y, chăn nuôi phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu làm việc lúc nông nhàn...
- Cần chú trọng cả đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn cho người lao động vùng gò đồi.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trong thời gian trước mắt, Hương Thuỷ cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Trồng cao su, Thanh trà, chè,… theo hướng sản xuất hàng hoá.