CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ
3.1. D ự báo một số thay đổi kỳ vọng về môi trường và thị trường sản phẩm của công ty C ổ phần Công nghệ và Thương mại Mặt Trời Việt
3.1.1. Một số thay đổi kỳ vọng của môi trường vĩ mô
Mức độ cạnh tranh giữa công ty nội địa và công ty nước ngoài cũng sẽ gia tăng do việc mở cửa thị trường thực hiện các cam kết WTO và các hiệp định FTA khác. Đặc biệt, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ sẽ ngày càng tăng với sự hiện diện lớn hơn của các nhà đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Chính phủ đã nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty và việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Theo đó, các bộ, ngành tiếp tục rà soát để loại bỏ những thủ tục, điều kiện doanh bất hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho công ty. Đặc biệt, Bộ Công thương sẽ cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh (khoảng 55% số điều kiện kinh doanh hiện có do Bộ Công Thương ban hành). Đây là một bước đi cần thiết để xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và cạnh tranh cho công ty, giảm dần tiến tới loại bỏ các hệ lụy do điều kiện kinh doanh bất hợp lý gây ra đối với công ty, gồm: “ (1) Cản trợ hoạt động đầu tư và gia nhập thị trường; (2) tạo lợi thế độc quyền cho công ty nhà nước; (3) cản trợ sự đổi mới sáng tạo của công ty; (4) tăng chi phí của công ty; (5) tăng rủi ro chính sách cho công ty; và (6) điều kiện kinh doanh không rõ ràng gây ra chi phí không chính thức lớn cho công ty". Không chỉ vậy, những chính sách về lãi suất, cũng như giảm chi phí kinh doanh cho công ty cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng.
3.1.2. Một số dự báo thị trường sản phẩm thiết bị máy văn phòng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có sự hội nhập vô cùng mạnh mẽ với thế giới và đạt được những thành tựu vượt bậc. Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước rất nhanh chóng, Quảng Ninh và các tỉnh khu vực phía Bắc đã vươn lên phát triển với số lượng công ty đã, đang và sắp đi vào hoạt động là rất lớn.
Rõ ràng, đây là một thị trường vô cùng màu mỡ và tiềm năng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là cung ứng các loại máy thiết bị văn phòng cho các cơ quan, xí nghiệp, trường học… khi mà nhu cầu ngày càng tăng. Theo thống kê, mỗi năm, thị trường máy thiết bị văn phòng đều tăng trưởng với mức tăng trung bình 15%/năm. Đặc biệt, các mặt hàng chủ đạo như máy in, máy photocopy tăng 20%. Với xu hướng ngoại nhập hiện nay, thị trường máy thiết bị văn phòng đa dạng về sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Không chỉ có vậy, ngành nghề này còn có thể mang lại một nguồn thu nhập khá cao, khi mà nhiều mặt hàng có “tần suất” sử dụng lớn như máy in, máy photocopy, máy chấm công, máy tính… Tuy nhiên, điều này đã khiến ngày càng nhiều người tham gia vào lĩnh vực này, nó khiến cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khá nhiều khó khăn.
3.1.3. Những cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Mặt Trời Việt
Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Mặt Trời Việt có nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản lý mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong địa bàn các tỉnh phía Bắc.
Những cơ hội cụ thể cho ngành máy thiết bị văn phòng của công ty trong thời gian tới gồm:
Thứ nhất, khả năng mở rộng thị trường máy thiết bị văn phòng đang tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty phát huy tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm đến các tỉnh phía Bắc.
Thứ hai,thu hút vốn đầu tăng mạnh, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh doanh. Với một thị trường rộng lớn, doanh thu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng trưởng khả quan trong các năm qua đã tạo điều kiện cho công ty thu hút được nguồn vốn từ nhiều công ty liên quan.
Thứ ba, giá các sản phẩm máy thiết bị văn phòng sẽ giảm nhiều khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan tạo cơ hội cho công ty thâm nhập được vào nhiều thị trường chưa có khả năng sử dụng sản phẩm.
Thị trường máy thiết bị văn phòng trong nước nói chung và công ty Mặt Trời Việt nói riêng hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức lớn. Mở cửa và hội nhập giúp công ty tiếp cận và được sử dụng những sản phẩm tốt nhất trên toàn thế giới.
Kéo theo đó là những thách thức đặt ra đối với công ty cũng ngày càng tăng. Một số thách thức của thị trường máy thiết bị văn phòng phải đối mặt:
Thứ nhất, sự xuất hiện của các công ty cung cấp thiết bị máy văn phòng từ nước ngoài vào thị trường trong nước tạo ra những áp lực cạnh tranh lớn cho công ty với quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ còn yếu, năng suất lao động thấp.
Thứ hai, đòi hỏi nguồn vốn lớn để đầu tư có chiều sâu đối với sản phẩm của công ty do các mặt hàng của công ty bán ra đa số có giá trị cao.
Thứ ba, không ngừng đổi mới công nghệ và đầu tư trang thiết bị mới hiện đại hơn để bắt kịp với nhu cầu ngày càng thay đổi nhanh chóng trong ngành.
Thứ tư, bổ sung thêm lực lượng kinh doanh giàu kinh nghiệm hơn, tuyển thêm lực lượng lắp ráp có tay nghề cao để tham gia lắp ráp các thiết bị máy văn phòng cho công ty.
Thứ năm, tìm kiếm những đại lý phân phối sản phẩm có uy tín và trách nhiệm góp phần thực hiện được mục tiêu mở rộng thị trường của công ty.
Cùng với chiến lược mở rộng thị trường và cung cấp các sản phẩm có chất lượng tới mọi đối tượng khách hàng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Mặt Trời Việt cần nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tới tất cả các huyện, xã của các tỉnh phía Bắc. Nói cách khác phát triển chiều
sâu, chiều rộng về mở rộng thị trường một cách hợp lý để tăng mức độ bao phủ thị trường là mục tiêu cần đạt đến. Đây là định hướng cơ bản và lâu dài cần thực hiện liên tục trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Đa dạng hóa đối tác kinh doanh phân phối sản phẩm để tận dụng khả năng tiêu thụ sản phẩm của các đối tác kinh doanh có mạng lưới phân phối rộng trong các ngành hàng về thiết bị điện tử. Đây thường là các đối tác thương mại, Mặt Trời Việt cân tìm kiếm và ký hợp đồng đại lý với các đối tác này.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ để cả hệ thống phân phối hoạt động, vận hành với hiệu quả cao, bền vững, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Các vấn đề được đặt ra là công tác hoạch định, thiết kế - tổ chức tiêu thụ sản phẩm với cấu trúc hợp lý đảm bảo hoạt động kinh doanh.