Hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.4. Hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.4.1. Khái niệm về hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản

Hiệu quả của hoạt động đầu tư là phạm trù kinh tế phản ánh và khả năng bảo đảm thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất.

Tuỳ vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng các kết quả để tính toán, cho nên cần phải phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh tế - xã hội ,

Hiệu quả hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản có thể được phản ánh ở hai góc độ:

- Dưới góc độ vĩ mô hiệu quả là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra của dự án, đó chính là lợi nhuận mà dự án mang lại. Lợi nhuận là động lực hấp dẫn nhất của chủ đầu tư .

- Hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản dưới góc độ vĩ mô được hiểu như sau :

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là tỷ lệ giữa thu nhập quốc dân so với mức vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất hoặc mức vốn đáp ứng được nhiệm vụ kinh tế - xã hội , chính trị.

Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm qua công thức sau

Etc = Kết quả đạt được /Chi phí vốn tương ứng Etc được coi là hiệu quả khi Etc > Etco

Trong đó Etco là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức

1.1.4.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Phần trên là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư . Nhưng có thể thấy rõ vai trò của đầu tư thì chúng ta phải phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án mang lại. Bởi vì không phải bất cứ hoạt động đầu tư nào có khả năng sinh lời cao đều mang lại ảnh hưởng tốt với nền kinh tế . Do vậy trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế - xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định để các cấp có thẩm quyền chấp nhận dự án và quyết định đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư .

Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với đóng góp mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư .

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế . Những sự đóng góp này có thể được xét mang tính chất định tính hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng.

Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai.

Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải tính đầy đủ các khoàn thu chi, xem xét và điều chỉnh các khoản thu chi mang tính chất chuyển khoản, những tác động dây chuyền nhằm phản ánh đúng những tác động của dự án.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô.

Giá trị gia tăng ròng ký hiệu là NVA

Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư . NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào (đầu vào chỉ tính chi phí vật chất không tính chi phí về lao động )

NVA=O – ( MI + Iv) O : Giá trị đầu ra

MI : Chi phí thường xuyên Iv: Vốn đầu tư ban đầu

- Chỉ tiêu lao động có việc làm của dự án : Được tính bằng số lao động trực tiếp trong dự án cộng với số lao động tăng thêm của các dự án có liên quan trừ đi số lao động bị mất tại các dự án.

- Mức tiết kiệm ngoại tệ: Để tính chỉ tiêu này chúng ta phải tính được các khoản thu chi ngoại tệ của dự án và các dự án liên đới, cùng với số ngoại tệ tiết kiệm được do sản xuất thay thế hàng xuất khẩu, sau đó quy đồng tiền về cùng mặt bằng thời gian để tính được số ngoại tệ do tiết kiệm từ dự án.

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư ( những người có vốn hưởng lợi tức, những người làm công ăn lương, Nhà nước thu thuế …). Chỉ tiêu này phản ánh các tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ. Để xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định được nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA- giá trị thu nhập thuần tuý quốc gia ) của dự án, tiếp đến xác định được phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ trong nước.

- Các chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế ngoài ra còn có thể đánh giá những tác động khác của dự án như ảnh hưởng tới môi trường, đến kết cấu hạ tầng, …

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vi mô:

- Mức đóng góp cho ngân sách

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Mức tiết kiệm ngoại tệ

- Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)