Thực trạng đầu tư XDCB của huyện Vũ Quang giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 45)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN VŨ QUANG - TỈNH HÀ TĨNH

2.2. Thực trạng đầu tư XDCB của huyện Vũ Quang giai đoạn 2011-2013

Trong những năm qua, huyện Vũ Quang đã chú trọng hơn vào đầu tư XDCB, được thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, giáo dục, y tế và các chương trình phát triển kinh tế như: nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương

Bảng 2: Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trong các năm 2011-2013 trên địa bàn huyện Vũ Quang

Đơn vị: triệu đồng

STT Năm Chi đầu tư

XDCB

Tổng chi Ngân sách

Tỷ lệ %

XDCB/NS Ghi chú

1 2011 169.030 310.049 54,52

2 2012 131.949 299.012 44,13

3 2013 214.299 362.236 59,16

4 2012 so với 2011 -37.081 -11.037 -10,39

5 2013 so với 2012 +82.350 +63.224 +14,52

Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Vũ Quang

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Biểu đồ 2: Quy mô vốn đầu tư XDCB trong tổng chi ngân sách giai đoạn 2011- 2013

Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Vũ Quang Nhìn qua bảng và biểu đồ trên chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn 2011- 2013, nguồn vốn chi cho XDCB có nhiều biến động tăng giảm qua các năm nhưng luôn giữ một tỷ trọng lớn và khẳng định vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển kinh tế. Năm 2011 chi cho đầu tư XDCB chiếm một tỷ lệ lớn 54,52% tuy nhiên sang năm 2012 do có nhiều thay đổi về chủ trương, chính sách nên chi cho đầu tư XDCB đã giảm xuống chỉ còn 131.949 triệu đồng, giảm tương đối nhiều, chiếm 44,13% trong tổng chi ngân sách. Nhưng sang năm 2013, thì chi cho đầu tư XDCB là 214.299 triệu đồng, một con số gần gấp đôi so với năm 2012, cụ thể là tăng 15,03% chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách. Sở dĩ chi đầu tư XDCB có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ cao như vậy là vì trong giai đoạn này huyện đã càng ngày càng chú trọng hơn vào đầu tư XDCB vì nhận thấy đây là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội. Các dự án về đường giao thông nông thôn, trường học, công tác thủy lợi…trên tất cả các xã trong địa bàn huyện được tập trung nâng cấp, sữa chữa và làm mới. Hơn nữa các dự án được đầu tư cho các xã nghèo, xa trung tâm để nhằm tạo sự liên kết phát triển giữa các vùng trong huyện, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Có thể khẳng định rằng, nguồn vốn XDCB có tầm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội cho huyện nhà.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.2.2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện giai đoạn 2011- 2013

Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trđ % Trđ % Trđ %

Tổng 169.030 100 131.949 100 214.299 100

1. Ngân sách TW 84.600 50,05 20.000 15,16 16.798 7,84

2. Ngân sách tỉnh 3.000 1,77 12.000 9,09 10.300 4,81

3. Ngân hàng BIDV tài trợ 11.340 6,71 15.000 11,37 0 0

4. Chương trình MTGD 0 0 1.800 1,36 33.196 15,49

5. Nguồn Hỗ trợ theo Nghị quyết 30a 0 0 25.500 19,36 56.500 26,36

6.Vốn khác 70.090 41,47 57.649 43,66 97.505 45,50

Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Vũ Quang.

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng: Nguồn vốn XDCB trong giai đoạn 2011-2013 có nhiều biến động tăng giảm, cụ thể như sau:

- Năm 2011, nguồn vốn từ ngân sách trung ương chiếm một tỷ trọng lớn 50,05%

trong tổng số nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn khác cũng chiếm đến 41,47% còn lại là ngân hàng BIDV tài trợ 6,71% và ngân sách của tỉnh chỉ có 1,77%; không có vốn từ chương trình MTQG và nguồn hỗ trợ theo Nghị quyết 30a.

- Năm 2012 có nhiều thay đổi so với năm 2011, tổng nguồn vốn giảm bởi vì nguồn vốn từ ngân sách trung ương giảm đáng kể, so với năm 2011 là 84.600 triệu đồng thì năm 2012 chỉ có 20.000 triệu đồng chiếm 15,16%, nguồn ngân sách tỉnh và nguồn từ ngân hàng BIDV tài trợ lại tăng đạt 9,09% và 11,37%, nguồn vốn khác 43,66%. Nếu như năm 2011 không có nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn hỗ trợ theo nghị quyết 30a thì năm 2012 đã có sự thay đổi, 2 nguồn này chiếm tương ứng 1,36% và 19,36%.

- Năm 2013, nguồn vốn cho đầu tư XDCB đã tăng lên rất nhiều so với năm 2011 và 2012, trong đó nguồn từ ngân sách Trung ương được bố trí 16.798 triệu đồng để thanh toán nợ khối lượng các công trình hoàn thành và các công trình chuyển tiếp như:

Đường giao thông Đức Lĩnh - Thị trấn Vũ Quang, Đường giao thông xã Đức Bồng, Đường từ cầu treo Chợ Bộng - Thị trấn Vũ Quang, tượng đài cụ Phan Đình Phùng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

huyện đã có nhiều bước tiến bộ vượt bậc, các dự án thực hiện từ năm 2011 hầu hết đã đi vào hoàn thiện, những dự án còn đang giở dang thì được chuyển dưới dạng các dự án kéo dài. Nguồn ngân sách tỉnh cũng giảm so với năm 2012, đạt 4,81%, nguồn từ chương trình MTQG và nguồn hỗ trợ từ chương trình 30a tăng đáng kể, đạt 15,49% và 26,36%, còn lại là nguồn vốn khác chiếm 45,50%.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhìn một cách tổng quan hơn qua biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60

% % %

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.Ngân sách TW 2.Ngân sách tỉnh 3. Ngân hàng BIDV tài trợ

4. Chương trình MTGD 5. Nguồn Hỗ trợ theo Nghị quyết 30a 6.Vốn khác

Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện Vũ Quang giai đoạn 2011 - 2013

Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Vũ Quang Có thể nói, nguồn vốn cho đầu tư XDCB có nhiều sự thay đổi tỷ trọng nhưng nhìn chung sự thay đổi đó là tất yếu và vẫn giữ được một mức tăng trưởng cao, việc huy động vốn đã được thực hiện khá hiệu quả do đó việc còn lại là sử dụng sao cho hợp lý tránh thất thoát, lãng phí và đầu tư dàn trải.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành

Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng.

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trđ % Trđ % Trđ %

Tổng 169.030 100 131.949 100 214.299 100

1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 69.000 40,82 42.758 32,40 109.020 50,96 2 Vệ sinh- Môi trường 11.212 6,63 4.653 3,53 5.875 2,74 3 Kiên cố hóa kênh mương 17.090 10,11 2.719 2,06 7.987 3,73 4 Công nghiệp- Thương mại -

Dịch vụ 9.722 5,75 12.040 9,12 17.009 7,94

5 Nông lâm- Thủy lợi 21.988 13,01 25.905 19,63 32.412 15,12 6 Giao thông- địa chính 29.000 17,16 23.540 17,84 17.489 8,16 7 Văn hóa- giáo dục- y tế 4.512 2,67 6.777 5,14 2.976 1,39

8 Khác 6.506 3,85 13.557 10,28 11.531 9,96

Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Vũ Quang.

Từ bảng cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành ở bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011-2013 chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, khoản chi này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư XDCB. Cơ cấu này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện Vũ Quang trong giai đoạn này, cần thiết cũng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật vì đây là vấn đề then chốt để phát triển các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, cơ cấu vốn cũng có những biến động qua các năm, cụ thể:

- Năm 2011, nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng là lớn nhất, chiếm 40,82%

trong tổng số nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là một điều dễ hiểu bởi vì muốn phát triển kinh tế xã hội cần có cơ sở hạ tầng vững chắc, hơn nữa Vũ Quang là một huyện được thành lập cách đây không lâu nên hạ tầng chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu thiết yếu. Sang đến năm 2012, tuy nguồn vốn này có giảm do tổng nguồn vốn đầu tư vào XDCB giảm nhưng nó vẫn chiếm một tỷ trọng lớn nhất 32,40%. Năm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

do đó nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn tiếp tục giữ ở mức cao đạt 50,96%.

Có thể trong những năm tới đây cơ cấu nguồn vốn sẽ có sự thay đổi do kết cấu hạ tầng của huyện đã phần nào đạt mức cơ bản và do đó nguồn vốn sẽ được bố trí vào những ngành khác bức thiết hơn.

- Đối với nguồn vốn chi cho vệ sinh- môi trường được bố trí là không nhiều vì thực tế đây là vấn đề chưa thực sự nhận được sự quan tâm của huyện. Năm 2011 nguồn vốn cho vệ sinh- môi trường đạt 6,63%, năm 2012 là 3,53% và năm 2013 là 2,74%, giữ xu hướng giảm đều qua các năm.

- Kiên cố hóa kênh mương là một trong những vấn đề trọng yếu để phát triển kinh tế nói chung đặc biệt là nông nghiệp, nhằm đưa nguồn nước phục vụ tưới tiêu và sản xuất. Năm 2011, nguồn vốn đầu tư để kiên cố hóa kênh mương đạt tỷ trọng tương đối lớn là 10,11% và giảm dần qua các năm, đến 2013 chỉ còn lại 3,73%.

- Nguồn vốn cho công nghiệp- thương mại- dịch vụ cũng tăng dần qua các năm, năm 2011 là 9.722 triệu đồng, năm 2012 là 12.040 triệu đồng và năm 2013 lên đến 17.009 triệu đồng. Tuy nhiên về tỷ trọng có thể giảm do quy mô vốn qua các năm là khác nhau. Sở dĩ nguồn vốn này có xu hướng tăng lên là do huyện nhà đã ngày càng chú trọng hơn vào phát triển công nghiệp- thương mại- dịch vụ nhưng do điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên nên các ngành này chưa thực sự phát triển. Để phát triển kinh tế thì đây là ngành cần phải được chú trọng hơn nữa trong những năm tới, cần khắc phục những khó khăn và tận dụng tối đa lợi thế của huyện nhà.

- Về nguồn vốn được bố trí cho nông lâm, thủy lợi trong ba năm là tương đối lớn do thế mạnh của huyện là nông lâm nghiệp và luôn giữ đà tăng. Do Vũ Quang là huyện thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả của thiên tai nên cũng mất một khoản chi khá lớn để phòng chống và khắc phục hậu quả. Năm 2011, nguồn vốn chi cho nông lâm, thủy lợi đạt 21.988 triệu đồng chiếm 13,01%; năm 2012 đạt 25.905 triệu đồng chiếm 19.63% và năm 2013 con số đã lên đến 32.412 triệu đồng nhưng chiếm tỷ trọng ít hơn là 15,12% do tổng nguồn vốn chi cho XDCB năm 2013 tăng lên nhiều so với năm 2012.

- Giao thông- địa chính cũng là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn do địa hình của huyện đặc trưng là lắm dốc và thường xuyên phải tu sữa, nâng cấp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

và cải thiện. Đây là một điều hợp lý với quy hoạch tổng thể của huyện nhằm phục vụ đi lại, sinh hoạt và phát triển sản xuất của người dân.

- Về văn hóa, giáo dục, y tế được bố trí nguồn vốn không ổn định và còn có nhiều bất cập. Năm 2011 nguồn vốn cho ngành này chiếm 2,67% và đến năm 2013 đã giảm còn lại 1,39%.

2.2.4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo xã, thị trấn

Để sử dụng vốn đầu tư XDCB một cách có hiệu quả cần phải lên phương án bố trí nguồn vốn theo địa bàn các xã, thị trấn hợp lý. Dựa trên tình hình phát triển kinh tế- xã hội cũng như các chỉ tiêu đặt ra. Phân bổ nguồn vốn theo xã, thị trấn giúp các cấp có thẩm quyền quản lý nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, tránh được tình trạng đầu tư dàn trải và không hiệu quả.

Bảng 5: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo xã, thị trấn tại huyện Vũ Quang

Xã, thị trấn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trđ % Trđ % Trđ %

Tổng 169.030 100 131.949 100 214.299 100

1. Thị trấn Vũ Quang 23.976 14,18 19.872 15,06 27.997 13,06

2.Xã Đức Liên 15.857 9,38 11.865 8,99 21.000 9,80

3.Xã Đức Hương 14.573 8,62 13.554 10,27 18.117 8,45

4.Xã Đức Bồng 10.735 6,35 9.532 7,22 19.727 9,21

5.Xã Đức Lĩnh 13.846 8,19 7.888 5,98 17.262 8,06

6.Xã Đức Giang 9.090 5,38 6.882 5,22 9.305 4,34

7.Xã Ân Phú 11.827 6,70 7.622 5,78 9.000 4,20

8.Xã Hương Thọ 15.871 9,39 10.980 8,32 17.827 8,32

9.Xã Hương Minh 9.171 5,43 11.766 8,92 19.001 8,87

10.Xã Hương Điền 19.009 11,25 13.808 10,46 21.986 10,26

11.Xã Hương Quang 15.250 9,02 10.005 7,58 15.997 7,46

12.Xã Sơn Thọ 9.825 5,81 8.175 6,19 17.080 7,97

Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Vũ Quang Phân tích bảng trên ta thấy: Tình hình phân bổ nguồn vốn cho các xã qua các năm là không đồng đều và có nhiều biến động. Luôn giữ một lượng vốn cao nhất trong ba năm đó là thị trấn Vũ Quang, cụ thể qua các năm như sau: Năm 2011 đạt 14,18%,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cho vùng trọng điểm của huyện bởi vì đây là nơi tập trung hầu hết các công trình trọng điểm như UBND, trường học, bệnh viện, trụ sở công an, hơn nữa là nơi diễn ra nhiều hoạt động đối nội đối ngoại.

Nhiều xã còn lại như Đức Liên, Đức Hương, Hương Minh, Hương Thọ, Hương Quang gần như giữ một lượng vốn XDCB tương đương nhau bởi vì có sự liên kết nguồn vốn xây dựng giữa các xã. Đặc biệt có thể kể đến là dự án thủy điện Ngàn Trươi- Cẩm Trang đi dọc nhiều xã của huyện Vũ Quang, Đây là dự án lớn mang tầm quốc gia do đó nguồn vốn cho dự án này luôn đạt ở mức cao, đó là nguyên nhân dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn có mức tương ứng như thế. Tỷ trọng nguồn vốn luôn giữ trong khoảng từ 8% đến 11%.

Tiếp sau đó là các xã Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang và Ân Phú có nguồn vốn XDCB tương đối thấp hơn so với các xã khác. Tuy nhiên nguồn vốn được bố trí cũng không phải quá thấp bởi vì hàng năm công tác xây dựng điện, đường, trường, trạm của các xã này vẫn được xây dựng, nâng cấp và chú trọng thực hiện.

Nhìn theo một hướng khác tức là nhìn qua các xã trong một năm, nguồn vốn được bố trí có sự chênh lệch. Năm 2011, nếu như thị trấn được bố trí 14,18% nguồn vốn thì thấp nhất là xã Đức Giang với 5,38%. Năm 2012 và 2013 cũng có sự chênh lệch giữa các vùng trong huyện tuy nhiên đây là thực tế cần phải định hướng đầu tư theo hướng như vậy.

Nguồn vốn được bố trí cho các xã chủ yếu sử dụng cho việc phát triển kinh tế, giao thông vận tải và xây dựng các công trình, các dự án trên địa bàn xã đó. Nhìn chung thì nguồn vốn chi cho đầu tư XDCB của huyện tương đối cao tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn của từng vùng. Các xã vẫn còn phụ thuộc vào ngân sách từ trên đưa xuống, khả năng tự cân đối thu chi và quản lý nguồn ngân sách vẫn còn nhiều hạn chế, do đó lượng vốn cho XDCB cũng luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Để có thể chủ động hơn trong việc bố trí vốn và quản lý vốn một cách có hiệu quả thì huyện cần phải tích cực phát triển kinh tế, nâng cao năng lực quản lý và phải chú trọng phát triển kinh tế liên vùng. Cần thực hiện có kế hoạch nguồn vốn và phải bố trí nguồn vốn sao cho phù hợp với tình hình thực tại của huyện nhà. Tránh tình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trạng bố trí vốn dàn trải, không hiệu quả và tránh bố trí cục bộ để có thể phát triển một cách đồng đều giữa các xã trong huyện.

2.2.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo giai đoạn thực hiện đầu tư

Theo giai đoạn đầu tư, vốn đầu tư XDCB được phân thành vốn cho giai đoạn quy hoạch chuẩn bị đầu tư và vốn cho giai đoạn thực hiện đầu tư. Vốn cho giai đoạn đầu bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ, nhưng không thể thiếu vì nó quyết định đến công trình như: chất lượng công trình, giá công trình, vì bước thứ nhất có nhiệm vụ nghiên cứu các yếu tố liên quan đến dự án.

Bảng 6: Vốn đầu tư XDCB theo giai đoạn thực hiện đầu tư.

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng (%)

Bình quân (%) Giá trị

(Tr.đ) CC (%)

Giá trị (Tr.đ)

CC (%)

Giá trị (Tr.đ)

CC (%)

2012/2011 2013/2012

Tổng số 169.030 100 131.949 100 214.299 100 78,06 162,41 120,24 Quy hoạch chuẩn

bị đầu tư 7.211 4,27 8.682 6,58 15.044 7,02 120,40 173,28 146,84 Thực hiện đầu tư 161.819 95,73 123.267 93,42 199.255 92,97 76,18 161,65 118,915

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vũ Quang Qua bảng trên có thể thấy vốn cho giai đoạn quy hoạch chuẩn bị đầu tư dao động trong khoảng 4% - 7% và tăng đều qua 3 năm. Còn lại phần lớn nguồn vốn được phục vụ cho quá trình thực hiện đầu tư, chiếm từ 92% - 96% nhưng nguồn vốn này lại có xu hướng giảm. Do đó các cấp quản lý cần phải có biện pháp nhằm cải thiện tình hình trên để việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

2.3.6. Đầu tư XDCB phân theo mục đích thanh toán

Vốn đầu tư cơ bản hàng năm dành cho các mục đích: tiếp tục công trình năm trước, trả nợ các công trình hoàn thành và bắt đầu công trình mới.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 7: Vốn XDCB theo mục đích thanh toán Chỉ tiêu

2011 2012 2013

Giá trị (Tr.đ)

CC (%)

Giá trị (Tr.đ)

CC (%)

Giá trị (Tr.đ)

CC (%)

Tổng vốn 169.030 100 131.949 100 214.299 100

1.Trả nợ 19.281 11,41 36.180 27,42 46.996 21,93

2. Công trình chuyển tiếp 100.006 59,16 81.954 62,11 140.323 65,48

3.Công trình mới 49.743 29,43 13.815 10,47 26.980 12,59

Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Vũ Quang.

Trong ba năm từ 2011 – 2013, nguồn vốn được chi cho trả nợ có sự chênh lệch, năm 2011 chiếm 11,41% trong tổng vốn, năm 2012 chiếm 27,42% và năm 2013 chiếm 21,93%. Nguồn vốn cho các công trình chuyển tiếp tăng đều qua ba năm, chiếm tỷ lệ lần lượt là 59,16% - 62,11% - 65,48%. Còn nguồn vốn cho công trình mới lại biến động nhiều do năm 2012 và 2013 chủ trương của huyện là tập trung nguồn vốn để trả nợ và cho các công trình chuyển tiếp. Vì vậy, số lượng công trình trả nợ, công trình dự kiến hoàn thành tăng nhiều hơn còn số lượng công trình khởi công mới giảm nhiều hơn so với các năm trước

2.2.7. Tình hình công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB tại địa bàn huyện Vũ Quang giai đoạn 2011-2013

2.2.7.1. Công tác chuẩn bị đầu tư

Công tác chuẩn bị đầu tư còn nhiều bất cập,đối với các dự án quy hoạch mang tính định hướng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội sau khi hoàn thành ít được quan tâm sử dụng. Các vấn đề về quy hoạch dự án chưa được quan tâm đúng mức, nhiều lúc mới chỉ đề cập đến vấn đề quy hoạch tổng thể ban đầu mà không đi sau vào các công trình cụ thể.

2.2.6.2. Về công tác đấu thầu và chỉ định thầu

Hiện nay đã có nhiều văn bản luật hướng dẫn về đầu tư xây dựng cơ bản tuy nhiên ở địa bàn huyện Vũ Quang công tác đấu thầu và chỉ định thầu vẫn chưa thực sự công bằng, hiệu quả, thông tin về đấu thầu còn hạn chế, thậm chí một số gói thầu chưa đấu thầu đã biết đơn vị trúng thầu. Vấn đề chọn nhà thầu chỉ mới quan tâm phần nhiều đến giá dự thầu, giá trúng thầu mà chưa chú trọng quan tâm đến năng lực của nhà thầu.

Hơn nữa các văn bản luật hiện nay cũng chưa thực sự chặt chẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý những vấn đề liên quan.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)