CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN VŨ QUANG – TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Phương hướng chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Vũ Quang
3.1.1. Căn cứ để xây dựng phương hướng
Đầu tư XDCB từ vốn NSNN một mặt đầu tư cho phát triển kinh tế, một mặt đầu tư cho sự nghiệp xóa đói nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội. Do đó cần xây dựng phương hướng một cách bền vững, kết hợp hiệu quả của tất cả các lĩnh vực khác nhau. Dựa vào quy định của Luật đầu tư và các quy định có liên quan, cũng như học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác trong nước và nước ngoài để xây dựng phương hướng một cách có khoa học.
3.1.2. Phương hướng chung
Thu hút đầu tư vào các dự án có định hướng và chọn lọc, chú trọng chất lượng dự án và thẩm định kỹ năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh và của huyện, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo phát triển bền vững. Chú trọng phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các lĩnh vực xã hội, đảm bảo đến năm 2015 hoàn thành cơ bản tương đối đồng bộ các kêt cấu hạ tầng trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện mình. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư cho các vùng, sản phẩm trọng điểm nhằm sớm phát huy hiệu quả đóng góp vào ngân sách và làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội, chuyển dich cơ cấu kinh tế, tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu nguồn vốn như sau: Nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung chủ yếu tranh thủ các chương trình dự án và nguồn vốn cấp trên đầu tư, phần ngân sách địa phương cân đối đủ tỷ lệ đối ứng. Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới: Huy động chủ yếu phần nội lực các địa phương và đóng góp của nhân dân chiếm 60-70%, còn lại hỗ trợ ngân sách cấp trên. Trọng tâm xây dựng các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hạng mục công trình giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, trụ sở, trạm xá, trường học, nhà văn hóa xã và xóm. Nguồn vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doạnh chủ yếu lồng ghép các chương trình dự án, các chương trình mục tiêu, các nguồn hỗ trợ để đầu tư hỗ trợ sản xuất, tăng năng suất, sản lượng các cây trồng, vật nuôi, nâng giá trị thu nhập và mức sống của nhân dân, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo nhanh bền vững
3.1.3. Phương hướng cụ thể cho huyện trong thời gian tới
Tập trung làm việc với tỉnh, các bộ ngành Trung ương để tiếp tục vận động các nguồn vốn để bố trí thanh toán nợ các công trình đã đầu tư cũng như triển khai xây dựng mới các dự án đã được phê duyệt. Tập trung vào các dự án có nguồn vốn lớn, hiệu quả sử dụng cao sau khi đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà hay các nguồn vốn đối với những công trình có khối lượng hoàn thành lớn nhưng chưa được bố trí vốn nhằm tạo điều kiện cho Chủ đầu tư, đơn vị thi công và hiệu quả công trình khi đưa vào sử dụng.
Qua làm việc với tỉnh và các bộ ngành liên quan, năm 2014 sẽ là năm khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư XDCB. Tuy nhiên UBND huyện đã tranh thủ làm việc với UBND tỉnh, Chính phủ và các bộ ngành liên quan nên trong năm 2014 đã được bố trí 18.580 triệu đồng nguồn vốn 30A để thực hiện các dự án dở dang và khởi công mới.
Yêu cầu UBND các xã, thị trấn, Ban quản lý công trình thường xuyên bám sát đơn vị thi công chỉ đạo các đơn vị bố trí nhân công, phương tiện, vật liệu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, nhất là các công trình thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Đối với các xã về đích năm 2015 cần tập trung chỉ đạo sát công tác Xây dựng cơ bản đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như chất lượng các công trình khi bàn giao.
Các phòng Phòng TC-KH, Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý cũng như các văn bản hướng dẫn mới về quản lý đầu tư XDCB cho các chủ đầu tư, ban quản lý từ huyện đến cơ sở, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí trong việc thi công xay dựng các công trình.
Yêu cầu UBND các xã, thị trấn phải tập trung làm tốt công tác GPMB kể cả các công trình do tỉnh, ngành, Trung ương đầu tư trên địa bàn để công trình sớm được triển
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
khai xây dựng đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.
Yêu cầu Ban A XDCB huyện cần tập trung chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các công trình đã được bố trí vốn nhưng triển khai chậm hoặc đang tạm dừng thi công, đảm bảo hoàn thành đủ khối lượng vào cuối năm và giải ngân hết nguồn vốn bố trí. Phối hợp với Phòng TC-KH tham mưu điều chuyển các công trình thừa vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành cho các công trình khác.
Yêu cầu UBND các xã, thị trấn và các Chủ đầu tư thực hiện tốt công tác phối hợp để tăng cường hơn nữa công tác giám sát cộng đồng, nâng cao ý thức cho cộng đồng trong công tác giám sát xây dựng để các công trình đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả sử dụng.
Yêu cầu các Chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác giám sát, đánh giá đầu tư, coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án do các tổ chức Phi chính phủ tài trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, đồng thời chỉ đạo các địa phương hưởng lợi thực hiện đúng các cam kết với nhà tài trợ.
Tập trung động viên toàn dân phát huy nội lực tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, các công trình giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng; các địa phương có kế hoạch bố trí nguồn vốn (từ nguồn thu tiền đất và các nguồn vốn hợp pháp khác)để trả nợ vốn vay tín dụng ưu đãi xây dựng đường giao thông nông thôn từ năm 2010-2013
3.1.4. Quan điểm trong quản lý vốn đầu tư trong những năm tới
3.1.4.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả KT-XH của vốn
VĐT XDCB của NSNN là tiềm lực kinh tế của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế. Với vai trò chủ đạo, NSNN tiên phong trong đầu tư vào những dự án sản xuất hàng hóa công cộng vừa có quy mô vốn lớn vừa không có khả năng thu hồi vốn, hoặc thu hồi vốn chậm mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không đầu tư.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; xuất phát từ vị trí, vai trò VĐT phát triển của NSNN đối với nền KT-XH. Do đó quan điểm cơ bản định hướng quản lý VĐT XDCB của NSNN chủ yếu là để nâng cao hiệu quả KT-XH của vốn.
Huyện Vũ Quang còn nghèo, có xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn VĐT XDCB của NSNN chủ yếu là nguỗn hỗ trợ của TW; hầu hết hạ tầng KT-XH phải đầu tư khôi phục và có nhiều vấn đề liên quan chính sách xã hội cần xử lý. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả KT-XH của VĐT nói chung lại càng hết sức cấp bách và cần thiết. Quản lý vốn phải đảm bảo nâng cao hiệu quả KT-XH của VĐT.
3.1.4.2. Quản lý phải đáp ứng thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
VĐT XDCB của NSNN là nguồn lực kinh tế cơ bản của Nhà nước dùng để đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời nó là công cụ điều tiết vĩ mô, tác động, kích thích đầu tư đối với tất cả các nguồn vốn khác của xã hội cho phát triển kinh tế theo mục tiêu đã hoạch định. Hơn nữa, với vai trò tạo lập hạ tầng kinh tế kỹ thuật KT-XH và đầu tư phát triển kinh tế mũi nhọn, VĐT XDCB của NSNN đã và đang trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình đường hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Từ những luận điểm trên, hoàn thiện cơ chế quản lý VĐT XDCB của NSNN để nhằm thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
3.1.4.3. Quản lý vốn phải đáp ứng nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của bộ máy Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước thực hiện quản lý toàn xã hội bằng pháp luật và hệ thống các mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển KT-XH và phát triển ngành theo vùng, lãnh thổ. VĐT XDCB của NSNN là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch KT-XH đã định của Nhà nước. Do đó, hoàn thiện cơ chế quản lý VĐT XDCB của NSNN là nhằm nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của bộ máy Nhà nước.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
3.1.4.4. Quản lý vốn phải bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý, vận hành vốn theo nguyên tắc: Tự chủ, công bằng và minh bạch
Sản phẩm XDCB được tạo lập thông qua nhiều khâu. Tương ứng các khâu của quá trình đầu tư là chi phí và vận hành tác nghiệp của hệ thống các chủ thể khác nhau. Do vậy, để tạo điều kiện cho VĐT XDCB của NSNN đầu tư đúng mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và không thất thoát, yêu cầu: Cơ chế quản lý phải đáp ứng tính đồng bộ phối hợp giữa các chủ thể theo nguyên tắc tự chủ, công bằng và minh bạch.
3.1.4.5. Lành mạnh hoá được các quan hệ kinh tế trong đấu thầu
Đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau trong tham gia cung ứng sản phẩm XDCB và các dịch vụ liên quan cho chủ đầu tư. Để đảm bảo cho Nhà nước mua được những sản phẩm đạt yêu cầu và tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, mối quan hệ kinh tế giữa nhà thầu với nhay phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thông tin đấu thầu phải trở thành một hàng hoá thực thụ; cơ chế đấu thầu phải ngăn ngừa được các hành vi hiệp thương tiêu cực của các nhà thầu với nhau… Sự lành mạnh các quan hệ kinh tế trong đấu thầu là điều kiện tiên quyết để hạn chế mọi tiêu cực về kinh tế dẫn tới thất thoát và đầu tư kém hiệu quả của mọi nguồn vốn nói chung và nguồn vốn NSNN nói riêng.
3.1.4.6. Cơ chế giám sát cộng đồng phải đơn giản, hiệu quả và đảm bảo quyền giám sát thực sự là của nhân dân
Sản phẩm XDCB là một sản phẩm được hình thành qua nhiều công đoạn, qua nhiều khâu sản xuất có quy trình quản lý theo các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và kinh tế tương đối phức tạp cùng với sự tham gia định đoạt và tác thành của nhiều chủ thể kinh tế. Điều đó nói lên tính phức tạp trong quản lý của loại hình tác nghiệp này.
Để hoạt động giám sát có hiệu quả, nó đòi hỏi rất cao về dân trí, ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của cộng đồng, đây là một vấn đề không phải lúc nào cũng đáp ứng được. Vì vậy, để đảm bảo quyền về giám sát của mọi người dân và tạo điều kiện cho giám sát cộng đồng một cách hiệu quả thiết thực thì cơ chế giám sát cộng đồng phải được hoàn thiện theo hướng đơn giản và hiệu quả; thực hiện giải mã các số hiệu định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giản và cụ thể hoá các nội dung cần quản lý theo yêu cầu phổ thông hoá quản lý.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
3.1.4.7. Chế độ bảo hành công trình phải ràng buộc được trách nhiệm kinh tế đối với chất lượng thi công của nhà thầu
Bảo hành công trình là một hình thức nhằm ràng buộc trách nhiệm kinh tế của nhà thầu đối với chất lượng sản phẩm XDCB của nhà thầu, là phương tiện của chủ đầu tư trong việc yêu cầu nhà thầu và huy động tài lực khắc phục kịp thời các sự cố công trình do chất lượng thi công không đảm bảo gây ra. Do tính đa dạng của sản phẩm xây dựng chi phối, nên sự xuống cấp của từng sản phẩm XDCB và chi tiết của từng sản phẩm cũng không giống nhau. Mặt khác, khi thực hiện bảo hành thì Nhà thầu phải dự phòng một khoản kinh phí cho việc bảo hành cho dù công trình có đảm bảo chất lượng, không có sự cố xảy ra, cơ chế này đã sinh ra sự bất bình đẳng đối với những nhà thầu có trách nhiệm - cung ứng sản phẩm đạt chất lượng. Do vậy, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho các Nhà thầu có thương hiệu về chất lượng và quyền lợi của chủ đầu tư, việc hoàn thiện cơ chế bảo hành bảo đảm ràng buộc trách nhiệm kinh tế của nhà thầu đối với chất lượng sản phẩm, công trình.