Sự cần thiết phải quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.6. Sự cần thiết phải quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN

Thứ nhất, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Với mục tiêu trên chúng ta cần phải có nhiều vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Tuy nhiên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo từng thế mạnh của từng địa phương, song quá trình thực hiện còn nhiều mặt chưa được: vốn đầu tư còn thiếu, nhưng bố trí còn dàn trải, chưa tập trung, chưa có trọng điểm, cho nên chưa đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thứ hai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn nhằm đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.

Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư XDCB không ngừng nâng cao, thường chiếm tỉ trọng khoảng gần 30% trong cơ cấu ngân sách Nhà nước. Trong thực tế, việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn nhiều bất cập và tồn tại như: Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở; công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn kém…

điều đó dẫn tới thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở hầu hết các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Đây là vấn đề đang làm nhức nhối trong toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tránh thất thoát, tăng hiệu quả vốn đầu tư bằng NSNN? Thực hiện được điều này trước hết phải đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.

Như vậy, xuất phát từ thực trạng bất cập của cơ chế đầu tư XDCB bằng vốn NSNN, nên cần phải đổi mới lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư và chống thất thoát, lãng phí là tất yếu khách quan.

Thứ ba, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN trên địa bàn nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tư.

Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực chính trị, thực hiện điều tiết và điều chỉnh đối với mọi hoạt động của xã hội, nhằm mục tiêu phát huy và khai thác triệt để những tiềm năng của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đó được thực hiện chủ yếu bằng pháp luật và các chính sách để quản lý và điều tiết các hoạt động, trong đó có các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước.

Cơ chế quản lý về đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan vào trong lĩnh vực đầu tư.

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng và của toàn xã hội nói chung ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư phát triển tăng hàng năm.

Cơ chế quản lý về đầu tư XDCB trong những năm gần đây có một số tiến bộ nhất định, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắc phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung và nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước nói riêng còn tồn tại nhiều vấn đề bức xức như: Quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; quy hoạch, kế hoạch theo ngành chưa gắn chặt với từng vùng địa phương; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác;

tình trạng đầu tư dàn trải diễn ra phổ biến thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư; từ chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng; nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng.Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư XDCB từ vốn NSNN đòi hỏi phải đổi mới cơ chế quản lý.

Thứ tư, thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ:”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Các công trình xây dựng được đầu tư từ ngân sách Nhà nước địa phương đều phục vụ lợi ích cho nhân dân ở địa phương. Cho nên cần phải bàn bạc với nhân dân, phải công khai minh bạch các dự án được đầu tư mới phù hợp, phát huy hiệu quả, chất lượng công trình. Có như vậy các công trình, dư án được đầu tư mới phù hợp, phát huy hiệu quả, chất lượng công trình được đảm bảo, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia và dân tộc. Do điều kiện về KT-XH và lợi thế cạnh tranh của nước ta không đồng nhất với nhiều nước trên thế giới. Để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta hội nhập, tận dụng được những nguồn lực ngoài nước và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có một lộ trình hội nhập phù hợp với điều kiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Việc điều chỉnh nền kinh tế với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự điều chỉnh nền kinh tế gắn với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự điều chỉnh vốn đầu tư XDCB của NSNN và cơ chế quản lý vốn, thu hút các nguồn vốn quốc tế;

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)