CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư XDCB từ vốn Ngân sách nhà nước

2.1.1. Kinh nghiệm quốc tế (Tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc)

(Giáo sư Trương Anna, Học viện Tài chính - Tiền tệ Đại học nhân dân Trung Quốc).

- Phân định chức năng giữa Nhà nước và doanh nghiệp không rõ ràng, làm cho Nhà nước phải bao cấp quá nhiều, dẫn đến không tập trung tài lực để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô làm hạn chế công tác quy hoạch chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn cũng như để cải thiện môi trường đầu tư trong tương lai. Hơn nữa, quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô vẫn mang đậm tính hành chính không chú trọng tới các công cụ kinh tế và tác dụng điều tiết của thị trường. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện thể chế quản lý vĩ mô mới có thể phát huy tác dụng điều tiết của Nhà nước;

- Cũng như các địa phương ở nước ta, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc cũng thực hiện phân công, phân cấp cho các chính quyền địa phương trong quản lý đầu tư nói chung và ĐT XDCB từ vốn NSNN nói riêng. Hiện nay ở Trung Quốc xuất hiện tình trạng vì lợi ích cục bộ của địa phương nên các chủ đầu tư, đặc biệt là các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước của mình đã mở rộng đầu tư rất mạnh, nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm rủi ro đầu tư. Động thái này dẫn đến:

Quy mô đầu tư quá lớn, mất cân đối cơ cấu đầu tư và dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, đầu tư với quy mô quá lớn và mất cân đối làm cho kinh tế tăng trưởng “nóng”, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội.

Do đó, cần phải cấp thiết kiện toàn cơ chế ràng buộc trách nhiệm rủi ro trong đầu tư nói chung và sử dụng vốn của NSNN nói riêng;

- Thể chế pháp luật không kiện toàn, hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư hiện hành còn nhiều khiếm khuyết: Quản lý Nhà nước cồng kềnh, phân tán không

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

có sự ràng buộc trách nhiệm rõ ràng và nghiêm túc về trách nhiệm, tình trạng thất thoát, bớt xén còn nhiều phổ biến, nội dung văn bản không theo sát, đón đầu được diễn biến của thực tiễn, tác nghiệp hoạch định còn nặng theo xử lý tình thế, nên văn bản quá nhiều nhưng chỉ có thực hiện trong một thời kỳ ngắn, làm phức tạp hóa công tác tiếp cận văn bản quản lý và hạn chế tác dụng chỉ đạo, điều tiết hoạt động đầu tư. Một trong những hướng hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư là phải khắc phục được các khiếm khuyết này.

Qua một số đánh giá tồn tại yếu kém trong cơ chế đầu tư của Quảng Đông - Trung Quốc và hướng hoàn thiện cơ chế đầu tư là những điều cần phải để cho chúng ta suy ngẫm về hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư nói chung của nước ta.

2.1.2. Kinh nghiệm trong nước

Kinh nghiệm quản lý của Thành phố Đà Nẵng:

- Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của TW ban hành, UBND Thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Đà Nẵng là UBND Thành phố đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng;

tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.

- Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của TW cũng như của các địa phương chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý liên quan đến VĐT XDCB của Nhà nước ở Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của cả nước.

2.1.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của Quảng Đông - Trung Quốc và các địa phương trong nước

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT;

- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp;

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn;

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”;

- Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;

- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “ dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)