Nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, huấn luyện

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 54 - 85)

2.1.1.1. Nội dung chương trình giáo dục, huấn luyện

Theo như các nhà sáng lập GĐPT, thì mục đích hoạt động của GĐPT Việt Nam được xác định là: "Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chính; góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo" [46, tr. 5]. Tính chất hoạt động của GĐPT được thể hiện:

Gia đình Phật tử chỉ là một tổ chức giáo dục trong Hội Phật học. Nó lấy giáo lý nhà Phật làm căn bản, vì giáo lý ấy có từ ba điều kiện cần thiết để đào tạo con người theo đúng nghĩa của nó. Phần tình cảm (Bi), phần lý trí (Trí), phần ý chí (Dũng). Chúng tôi vì mục đích giáo dục mà chọn Phật giáo làm nền tảng,... Như chúng tôi đã trình bày trên Gia đình Phật tử là một tổ chức hoàn toàn giáo dục [21. tr. 135].

Để đạt được mục đích trên, nội dung giáo dục của GĐPT được họ quan niệm chủ yếu tập trung vào Đức dục, Trí dục, Thể dục và được thể hiện trong chương trình tu học với 4 bộ môn sau: Phật pháp; Văn nghệ; Hoạt động thanh niên và hoạt động xã hội. Mỗi bộ môn đáp ứng một quan niệm riêng biệt: Phật pháp thuộc về lĩnh vực trí tuệ (Trí), văn nghệ thuộc về lĩnh vực tình cảm (Bi), hoạt động thanh niên và hoạt động xã hội thuộc về lĩnh vực ý chí (Dũng). Về điều này Huynh trưởng Võ Đình Cường có viết: "Gia đình

Phật tử có ba ngành hoạt động: Ngành giáo lý để mở mang trí tuệ, thấy rõ mặt thực của đời. Ngành Văn nghệ để trau dồi tình cảm, di dưỡng tính tình. Ngành chuyên môn về thanh niên để thích ứng với hoàn cảnh, nâng cao mức sống" [21, tr. 135].

a) Về Phật pháp

Phật pháp được xem là bộ môn thuộc lĩnh vực trí tuệ. Các đoàn sinh chủ yếu được học giáo lý nhà Phật và những vấn đề thuộc về lĩnh vực đạo đức Phật giáo. Tùy theo độ tuổi các đoàn sinh được phân ra 3 cấp và ở mỗi cấp việc học tập, rèn luyện, sinh hoạt được xây dựng phù hợp với trình độ, tâm lý, nhận thức.

a1) Ngành Oanh (từ 7 đến 12 tuổi); với chương trình tu học bao gồm các bậc: Mở mắt, Cánh mềm, Chân cứng, Tung bay. Nội dung được trình bày linh hoạt dưới dạng những mẩu chuyện, kết hợp với du ngoạn, tham quan [54, tr. 39].

Bậc Mở mắt có các nội dung học tập là: Ý nghĩa vào Đoàn, châm ngôn Đoàn (Hòa thuận - Tin yêu - Vui vẻ); luật của Đoàn (em luôn tưởng nhớ Phật; em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em; em thương người và vật); ý nghĩa Hoa Sen (chỉ 5 hạnh: Tinh tấn, Hỉ xả, Thanh tịnh, Trí tuệ, Từ Bi và ba ngôi báu là Phật - Pháp - Tăng); cùng các mẩu chuyện (Cử chỉ nhân từ của chim Oanh vũ, Con nai hiền). Bậc Cánh mềm có các nội dung học tập là:

Lịch sử Đức Phật Thích Ca, nghi thức tụng niệm phổ thông; em đến Chùa, em niệm phật; ý nghĩa của việc lễ Phật và tụng niệm; cùng các mẩu chuyện (Hoàng tử nhẫn nhục và hiếu thảo; Người lành ít có; Con thỏ mến đạo). Bậc Chân cứng có nội dung học tập là: Tập đánh chuông mõ; ý nghĩa màu Lam;

em đi họp Đoàn; ý nghĩa chào kính; lục hòa trong Đoàn và các mẩu chuyện (Chiếc cầu muôn thuở; Con voi hiếu nghĩa; Thầy tỳ kheo với con ngỗng). Bậc Tung bay với các nội dung học tập: Em ăn chay; cách thức thiết bàn Phật; ý nghĩa cờ Phật giáo; em làm việc thiện; năm hạnh của người Phật tử và các câu chuyện (Con sư tử trọng pháp; Người đạo sĩ chí hiếu; các tấm gương hy sinh và đạo pháp của đoàn sinh Nguyễn Thị Vân, Đạo Thị Yến Phi) [47, tr. 1-88].

Nhìn chung ở Ngành Oanh, với lứa tuổi nhi đồng, nội dung tu học chủ yếu xây dựng đức tin bằng những câu chuyện ngắn, những câu thơ lục bát dễ nhớ và dễ hiểu, những hành động cụ thể như cúng dường Tam bảo; viếng thăm nơi thờ tự, chùa chiền; kính trọng tăng ni và kính mến ông bà, cha mẹ.

Tất cả nội dung ấy nhằm mục đích xây dựng cho các em thiếu nhi tín đồ niềm tin vào việc tưởng nhớ và noi gương đức Phật, biết yêu thương đồng loại và vạn vật, có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và thuận thảo với mọi người, làm việc tốt và trách việc xấu, cố gắng tu học để trở thành "em ngoan, học trò hiền và công dân tốt, rèn luyện đời sống tập đoàn" [47, tr. 27].

a2) Ngành Thiếu (từ 13 đến 17 tuổi), với chương trình tu học bao gồm các bậc Hướng thiện, Sơ thiện, Trung thiện, Chánh thiện.

Chương trình Hướng thiện gồm có các nội dung: Sự tích Đức phật Thích ca từ sơ sanh đến xuất gia; Hai chuyện tiền thân (Cặp mắt Thái tử Câu-Na-La và lòng hiếu chim Oanh vũ) và hai mẫu chuyện đạo (Bà già cúng đèn; Thầy Tỳ kheo với con ngỗng); thuộc và hiểu bài Sám hối; hiểu châm ngôn và năm điều luật của GĐPT; hiểu ý nghĩa Hoa sen và mục đích của Đoàn. Bậc Sơ thiện với các nội dung tu học: Biết sự tích Đức Phật Thích Ca từ xuất gia đến thành đạo; biết sự tích Đức Phật A-di-đà và Đức Quan-thế-âm; biết ba mẫu chuyện (lòng ngưỡng mộ Phật pháp của Vua A-dục, Đức Phật với La-Hầu-La, Đức Phật độ cho người gánh phân) và ba mẫu chuyện tiền thân (Thái tử Tu- Đại-Noa, Con sư tử trọng pháp; Quả báo làm mẹ đau khổ); biết ba ngôi báu, ba pháp quy y (Phật - Pháp - Tăng) và sáu phép hòa kinh (Thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, lợi hòa đồng quân, kiến hòa đồng giải); hiểu ý nghĩa ăn chay niệm Phật; hiểu và thuộc nghi thức thông thường. Bậc Trung thiện gồm có các nội dung tu học như: Sự tích Đức phật Di Lặc; sự tích Ngài Văn Thù Sư-Lợi Bồ-Tát; sự tích chùa Quốc Âm, Sự tích chùa Thuyền Tôn; Lý nhân duyên sanh; Lý nhân quả; Lý luân hồi; Ngũ giới; Thập thiện; Tứ ân; Tứ nhiếp pháp; Bát quan trai giới; An cư kiết hạ; Lịch

sử đạo Phật Việt Nam từ thời đại du nhập đến đời Lý; biết năm mẫu chuyện đạo... Bậc Chánh thiện với các nội dung cơ bản: Sự tích Ngài Ma-Ha Ca- Diếp; sự tích ngài A-nan; sự tích ngài Nguyên-Thiều; sự tích Ngài Liễu - Quán và các vấn đề Giới Định Tuệ, Tứ Diệu Đế, Thập nhị nhân duyên, Thập thiện, Thập ác; Nghiệp báo; Lục độ; Bát quan trai giới; lịch sử đạo Phật từ đời Trần đến cận đại... [17].

Với Ngành Thiếu thì họ quan niệm các đoàn sinh GĐPT đã có suy nghĩ và nhận thức khá hơn, do vậy việc giáo dục cho các em với nội dung được nâng cao hơn. Các em được trang bị "những nội dung giáo lý căn bản, những kiến thức tối thiểu về chánh pháp, nhằm giúp các em có cơ sở lý luận để phân biệt phải trái" [54, tr. 54], hướng đến cuộc sống lương thiện, ở hiền gặp lành, không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu... Nội dung giáo dục của Ngành Thiếu rất coi trọng hành đạo trong suy nghĩ đến việc làm, trong đời sống tâm linh đến việc thực hành trong thực tế cuộc sống để tự hoàn thiện mình; "gây tinh thần tự tin, nương tựa vào Phật pháp để phát triển kiến thức phổ thông" [21, tr. 159] Đó cũng là bài học "lý thuyết cho thực hành, thực hành cho lý thuyết" [54, tr. 54] mà các nhà sáng lập ra GĐPT đã chủ trương.

a3) Ngành Thanh (từ 18 đến 22 tuổi) với nội dung tu học gồm có hai bậc: Bậc Hòa và bậc Trực.

Đối với hai bậc này thì ngoài việc ôn lại chương trình của Ngành Thiếu đã nêu trên, thì chương trình tu học còn có thêm các nội dung như:

Hiến chương GHPGVN; lịch sử GĐPT; cơ cấu và hệ thống tổ chức GĐPT;

GĐPT trong lòng Giáo hội; Phật giáo với đời sống con người; vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo; các tông phái trong Phật giáo; các tôn giáo lớn trên thế giới; kinh Pháp Hoa; kinh Lăng Nghiêm; kinh Ma Duy Cật...

Ở chương trình này thể hiện mục đích nhằm phát triển con người "tự tại"; áp

dụng pháp môn "tự tu", tự luyện để thích nghi với hoàn cảnh; xây dựng một cách căn bản về đạo pháp và chuẩn bị tinh thần "Đạo trong đời và đời trong đạo" [21, tr. 158]. Đây là biểu hiệu xu thế thế tục hóa với các hành vi nhập thế của GĐPT.

b) Về văn nghệ

Đây là bộ môn được các nhà sáng lập GĐPT quan niệm thuộc về lĩnh vực tình cảm. Văn nghệ được quan niệm có tác dụng gây nên sự hòa hợp trong nếp sống con người và của xã hội; đường lối văn nghệ trong GĐPT cũng nhằm nghệ để hướng dẫn đoàn sinh có ba đức tính Bi - Trí - Dũng. Điều này được phản ánh trong nội dung giáo dục văn nghệ trong GĐPT có các phần: Âm nhạc, sân khấu, hội họa, điêu khắc, thơ văn, nhiếp ảnh [54, tr. 55].

Riêng về hoạt động văn nghệ thì tùy theo ngành với lứa tuổi khác nhau, các đoàn sinh được học hát, học thơ với nội dung được phỏng dịch theo lời bài Kinh, bài Kệ như Kinh Chu Niên, Kinh Báo Ân... Những bài hát, bài thơ đó thường dựa vào nội dung bài giảng về Phật pháp; với âm hưởng và nhịp điệu các bài hát thường trang nghiêm, chân thành, tha thiết, thành kính ca ngợi Đức Phật từ bi, sùng kính Phật - Pháp - Tăng, kêu gọi Phật tử siêng năng tu trì. Ở chương trình tu học Ngành Oanh, điều này được thể hiện rõ nét qua việc "lục bát hóa",

"thơ hóa", các bài học Phật pháp như: bài "Ý nghĩa vào Đoàn" thì được "thơ hóa" thành "Đến Đoàn tu học vui chơi, chuyên cần đi họp vâng lời chị anh"; bài Ba ngôi báu là "Quý nhất là Phật - Pháp - Tăng. Đem lòng thành kính siêng năng tu trì"; bài Lòng hiếu của chim Oanh vũ là "Ơn cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"; bài Sám hối là "Sân si tạo nên lỗi lầm. Em nguyện sám hối phát tâm sửa mình"; bài Em niệm Phật là "Em chăm niệm Phật hàng ngày. Tránh xa điều ác, hăng say việc lành"; bài Ý nghĩa màu Lam là "Em yêu màu áo lam hiền. Sống vui hòa hiệp, em siêng làm lành"; bài Lục Hòa trong Đoàn là: "Thân hòa chung ở cùng nhau. Khẩu hòa ăn nói trước sau dịu dàng. Ý

hòa thảo luận suy bàn. Kiến hòa bàn giải hoàn toàn hiểu chung. Lợi hòa phân chia khắp cùng. Giới hòa cố giữ nguyện chung tu trì" [47, tr. 2-52].

Âm nhạc được xác định là một nội dung quan trọng trong các buổi sinh hoạt của GĐPT. Về mục đích được xác định ở phương diện kỷ luật, trật tự (làm phấn khởi tinh thần), ở phương diện thẩm mỹ và đặc biệt là ở phương diện đạo đức. Các bài hát có thể xem là "các bài Phật pháp sống động nói lên tinh thần GĐPT" [54, tr. 51]. Đề cập đến Sự tích đức Phật Thích Ca thì có bài

"Ánh Đạo Vàng", bài "Xuất Gia"; về tinh thần từ bi, hỉ xả, thanh tịnh thì có bài "Sen Trắng", bài "Trai Đoàn Áo Lam", bài "Đạo và Đời", bài "Tôi yêu màu lam", bài "Dưới mái chùa", bài "Hồn lửa Thiêng", bài "Trầm Hương Đốt"; về sinh hoạt thân ái, đoàn kết, vui chơi thì có bài "Gia đình thân ái", bài

"Bài ca sum họp", bài "Vui Dựng Gia đình", bài "Kết đoàn", bài "Vỗ tay", bài

"Họp vui", bài "Giây Thân ái", bài "Họp đoàn"; về đạo hiếu và tình mẹ thì có các bài "Bông hồng cài áo"... Ngoài việc tập hát các bài hát trên, các đoàn sinh được học tập thêm các nội dung nhạc lý đại cương theo trình độ từ thấp đến cao, tùy theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi như khái niệm về âm nhạc, những ký hiệu căn bản của âm nhạc, sự phân biệt về trường độ âm thanh và về cao độ âm thanh, nhịp phách... Tùy theo năng khiếu các đoàn sinh còn được học và thực hành các nội dung kịch (sáng tác kịch bản, đạo diễn, hóa trang, kỹ thuật diễn trò...), múa, kể chuyện, hội họa (vẽ truyền châu, vẻ ký ức, vẽ phối cảnh, thi ca, nhiếp ảnh (yếu tố nguồn sáng, khẩu độ và tốc độ, tiêu cự, bố cục)...

c) Hoạt động thanh niên và hoạt động xã hội

Hoạt động này được họ quan niệm thuộc về lĩnh vực ý chí. Họ cho rằng hoạt động thanh niên nhằm mục đích để đưa con người sống hòa điệu với thiên nhiên, cảm nhận được cái đẹp thiên nhiên và xứ sở, làm nảy nở lòng yêu quê hương đất nước; tạo cho con người có sức mạnh thể chất để đối phó

với nhu cầu cuộc sống, thích ứng với những thay đổi đột ngột trong cuộc đời.

Do vậy các vị sáng lập ra GĐPT "yêu cầu người đoàn viên GĐPT cần "rèn luyện các cơ năng, giác quan, rèn luyện óc tháo vát, sáng kiến, kỹ thuật để nâng đỡ nhau và giúp đỡ nhau" [54, tr. 55]. Về kỹ năng chuyên môn và khoa học kỹ thuật thường thức thì tùy theo lứa tuổi các đoàn sinh GĐPT được học và thực hành các công việc từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó như xếp hàng; đội hình đội ngũ; dấu đi đường (nhân tạo và thiên nhiên); mật thư; kỹ thuật trại; kỹ thuật gút; cấp cứu; thông tin liên lạc (morse, seamaphore); sửa chữa xe đạp; làm đồ dùng bằng gỗ, tre, nứa; một số môn điền kinh; phân biệt vạn vật; trồng cây; chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ngoài các hoạt động trên thì các đoàn sinh GĐPT còn được trang bị những kiến thức hiểu biết về các hoạt động xã hội. Trong phạm vi GĐPT những hoạt động xã hội được quy định trong nội dung học tập và huấn luyện là: Đối với Ngành Oanh chủ yếu giáo dục về đời sống hợp quần (thân hòa đồng trú, giới hòa đồng tu); bổn phận đối với gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em), bổn phận đối với học đường (với thầy cô giáo, với nhà trường, với bạn học); bổn phận đối với bạn bè; bổn phận đối với mọi người. Đối với Ngành Thiếu chủ yếu phổ biến vấn đề vệ sinh, vấn đề y tế, vấn đề phòng hỏa vấn đề lưu thông, vấn đề cứu trợ, vấn đề nữ công gia chánh (đối với nữ). Đối với Ngành Thanh ngoài việc nâng cao các nội dung của Ngành Thiếu, còn có thêm các nội dung đánh máy chữ; tốc ký; kế toán; chụp hình, điện tử; các hoạt động từ thiện cứu tế, xóa mù, phòng chống dịch bệnh và thiên tai. Mỗi phần trong chương trình có nội dung nâng, có tác dụng riêng nhưng đều hướng về mục đích duy nhất là rèn luyện cho các đoàn sinh có được bản lĩnh tháo vát, linh hoạt trong cuộc sống và nó được kết hợp với sự giáo dục đạo đức nhằm giúp cho đoàn sinh GĐPT có đạo đức phong cách làm ngườilòng tự tin khi va chạm với thực tế cuộc sống. Nội dung hoạt động đức dụctrí dục luôn được bố trí song hành và đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong chương trình

hoạt động. Mục đích của các hoạt động này được Huynh trưởng Võ Đình Cường quan niệm:

Những môn mà các em đang học tập hàng ngày trong các Gia đình Phật tử, là những môn rất cần ích để giúp đời, một khi xã hội cần đến. Những môn học về văn hóa của Gia đình như: Múa hát, văn chương, kịch nhạc sẽ giúp các em tô điểm cuộc đời cho thêm tốt đẹp. Những môn cứu thương, gút, hay "morse" sẽ giúp các em tránh khỏi những tai nạn hàng ngày xung quanh các em tránh khỏi những tai nạn hàng ngày xung quanh các em. Những môn thêu thùa, bếp núc, sẽ giúp các em những công việc nội trợ, và những bài học Phật pháp sẽ giúp các em hiểu thấu ý nghĩa của cuộc đời và sống đúng ý nghĩa ấy [21, tr. 12].

2.1.1.2. Phương pháp giáo dục, huấn luyện

Ảnh hưởng của GĐPT đối với TTN tín đồ Phật giáo còn thể hiện thông qua phương pháp giáo dục, huấn luyện. Phương pháp giáo dục, huấn luyện bao gồm các phương pháp: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tập thể tự quản và phát huy năng lực cá nhân.

Về mặt phương pháp luận thì các phương pháp đó phải dựa trên những đặc tính cơ bản của Phật pháp. Đầu tiên là phải đúng với chân lý (khế ). Đây là đặc tính cơ bản nhất của Phật pháp vì họ quan niệm "đạo Phật là đạo của trí tuệ, đạo của sự thật, đạo của giác ngộ" [54, tr. 22]; do vậy những bài dạy đạo Phật không được sai Phật pháp. Thứ hai là phải phù hợp với căn cơ chúng sanh (Khế cơ) nghĩa là phải tùy theo căn duyên mà thuyết hóa, nhưng Phật pháp vẫn không xa rời chân lý và mục đích giải thoát. Điều này đòi hỏi khi vận dụng trình bày giáo lý phải "khéo léo, linh hoạt, tế nhị" để cho thích hợp từng "trình độ, căn cơ, năng lực hoàn cảnh" của mỗi người, mỗi chúng sanh theo kiểu "Pháp như cơn mưa rào, muôn loài cây cỏ đều được tươi

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 54 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w