Nhìn chung vai trò quyết định của tổ chức và hoạt động của GĐPT gần như thuộc về đội ngũ tăng sĩ, cư sĩ, huynh trưởng - trong đó đội ngũ huynh trưởng đóng vai trò nòng cốt. Trong "Quy chế huynh trưởng GĐPT"
đã chỉ rõ vai trò và sứ mệnh của đội ngũ huynh trưởng: "Nghĩ rằng trong một đoàn thể các cán bộ điều khiển đóng vai trò cốt cán và liên can, ảnh hưởng đến sự thịnh suy của tổ chức" [46, tr. 89]. Bổn phận, nhiệm vụ và quyền hạn của huynh trưởng được chỉ rõ: "GĐPT là một tổ chức tôn giáo, giáo dục thanh niên thì vấn đề nhân sự cũng được đặt lên hàng đầu. GĐPT tiến hay lùi, mạnh hay yếu, sống hay chết là do ở huynh trưởng" [72, tr. 170]. Người huynh trưởng được xem là nhân vật trung tâm của một đơn vị GĐPT và phải có "trách nhiệm đối với bản thân (trau dồi đạo đức, trí tuệ, khả năng và nghệ thuật lãnh đạo), đối với đàn em, với những người xung quanh, với lý tưởng của GĐPT và đạo pháp" [50, tr.
142]. Để đảm đương trách nhiệm của người hướng dẫn, đội ngũ huynh trưởng phải được đào tạo, rèn luyện rất chu đáo, kỹ lưỡng và có hệ thống - được trang bị lý thuyết, được huấn luyện và rèn luyện trong thực tế; cấp bậc dưới là điều kiện tiêu chuẩn của cấp bậc trên; mỗi cấp huynh trưởng đều phải qua những trại huấn luyện nhất định, được sàng lọc kỹ càng và được thọ cấp một cách trịnh trọng.
Chương trình tu học của huynh trưởng bao gồm 4 bậc: Kiên, Trì, Định, Lực.
Trong đó bậc Kiên có thời gian học 1 năm, bậc Trì là 2 năm, bậc Định là 3 năm,
bậc Lực là 5 năm. Chương trình huấn luyện Huynh trưởng bao gồm 4 cấp: Lộc uyển (cho Huynh trưởng sơ cấp), A Dục (cho Đoàn trưởng), Vạn Hạnh (cho cấp Liên Đoàn Trưởng), Huyền Trang (cho cấp lãnh đạo Tỉnh). Ảnh hưởng Phật giáo thông qua đội ngũ Huynh trưởng đối với đoàn sinh được thể hiện ở hai mặt:
Thứ nhất là các huynh trưởng đem tinh thần Phật giáo, giáo lý, giáo luật hướng dẫn đoàn sinh GĐPT giác ngộ và thực hành. Thứ hai là bằng bản thân cuộc sống gương mẫu để các đoàn sinh noi theo. Để thực hiện mục tiêu đó, họ yêu cầu các huynh trưởng:
Muốn hoàn thành những nhiệm vụ và bổn phận ấy, trước tiên người huynh trưởng phải luôn luôn nhớ mình là tấm gương về thể chất (sạch sẽ, chỉnh tề, minh mẫn không uống rượu, không hút thuốc...), về tinh thần (trách nhiệm, siêng năng, giữ đúng lời hứa, hòa nhã, vui vẻ, cương nghị và thẳng thắn...), về tu sửa (luôn giữ gìn năm giới, thường xuyên trau dồi trí tuệ, kiến thức...). Người huynh trưởng là người hiểu và tự nhận bổn phận của mình đối với đoàn sinh phải thương yêu và dìu dắt các em, đối với Gia đình Phật tử phải giữ đúng kỷ cương và nội quy của Gia đình Phật tử, đối với đạo pháp thì phải lo học đạo, tìm hiểu đạo... [54, tr. 16-18].
Có thể nói rằng, đối với các huynh trưởng thực sự chân tu, mẫu mực, công tâm; thật sự là tấm gương về thể chất, về tinh thần, về tu sửa; thì họ sẽ góp phần không nhỏ vào việc phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội; góp phần giáo dục đạo đức, giáo dục văn thể mỹ lành mạnh, hướng thiện, bản chất truyền thống yêu nước, tích cực phụng sự xã hội của TTN tín đồ Phật giáo. Với đội ngũ huynh trưởng như vậy thì những yếu tố tích cực trong nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và huấn luyện của các huynh trưởng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức và hành vi của TTN tín đồ Phật giáo và lúc đó trong ánh mắt và trái tim của các đoàn sinh thì các huynh trưởng như vậy là người thầy, người cha, người anh... Không phải ngẫu nhiên mà với câu hỏi "Khi gặp điều buồn phiền bạn thường tâm sự với ai?", thì kết quả khảo sát thu được:
với "huynh trưởng" là 77,59%, với "người thân trong gia đình" là 67,20% với
"thầy cô giáo" là 65,25%, với "bạn bè" là 59,74%, với "cán bộ Đoàn, Hội" là 20,12%. Cùng với câu hỏi đó của đề tài KTN 93-07 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho tỷ lệ tương ứng là 54% - 24,7% - 10,6% - 41,2% - 18,7% [44, tr. 123].
Tuy vậy trên thực tế vẫn có không ít những tăng sĩ, cư sĩ, huynh trưởng vì trình độ tu học còn hạn chế; nhiều lúc thuyết pháp còn sai với giáo lý Phật giáo do "chỉ ỷ y vào tuổi thọ của mình rồi chẳng chịu học hành" đã gây ra những lầm lạc, mê tín cho quần chúng; hoặc do tác phong của một số huynh trưởng "bê tha, cẩu thả", "đội mũ tây, hút thuốc thơm, đi xe gắn máy phầm phập giữa chốn phồn hoa" [72, tr. 192-196] đã làm cho một số đoàn sinh bắt chước những lỗi lầm và khuyết điểm đó. Đặc biệt quan trọng hơn là gần đây có những huynh trưởng GĐPT vì những ngộ nhận nào đó, đã có những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực. Những hành vi đó luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng để gây chia rẽ, mâu thuẫn trong nội bộ Phật giáo và GĐPT. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn về phương diện tư tưởng chính trị của đoàn sinh GĐPT và gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Thực ra những mâu thuẫn trong nội bộ đội ngũ huynh trưởng và giữa đội ngũ huynh trưởng GĐPT với Giáo hội không phải bây giờ mới có, mà từ ngày thành lập vấn đề này vốn đã bộc lộ rất sớm. Điều này vốn đã gây băn khoăn và tác động rất lớn đến đội ngũ đoàn sinh GĐPT qua các thời kỳ. Cư sĩ Võ Đình Cường trước đây cũng thừa nhận:
Một khi tôi gặp sự bất hòa giữa những bậc đàn anh trong hội. Tôi thấy tội nghiệp cho những đàn em, những đoàn sinh của Gia đình Phật tử, giống khi thầy cha mẹ bất hòa mà thương hại cho đàn con thơ dại, bơ vơ... Có lẽ nhiều lúc quý đạo hữu phiền bực vì sự bất đồng ý kiến giữa Tỉnh hội và anh chị em Gia đình Phật tử.
Tình trạng ấy không riêng gì ở đây. Đó là tình trạng chung khi có sự cộng tác giữa phái già và phái trẻ [21, tr. 15-139].
Mâu thuẫn đó càng bộc lộ rõ nét cùng với sự phân hóa của GHPGVNTN trong giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1975. Gần đây mâu thuẫn trong hàng ngũ huynh trưởng GĐPT lại tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Hoạt động của GĐPT nhiều lúc "bị lợi dụng, bị kích động; làm xa vời mục đích tu học, xa với tổ chức hợp pháp và xa vời Giáo hội; biến GĐPT thành công cụ cho một số cá nhân thu lợi" [60, tr. 1-2]. Biểu hiện của các hoạt động đó là việc tổ chức huấn luyện, phong cấp bừa bãi với mục đích tạo hậu thuẫn, bè cánh; lôi kéo và kích động các đoàn sinh GĐPT viết "Thỉnh nguyện thư", "Kháng nghị thư" vu cáo chủ trương của Đảng, Nhà nước, GHPGVN về việc quản lý sinh hoạt GĐPT [60, tr. 2-3]; móc nối với các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước để thực hiện các mưu đồ về chính trị. Rõ ràng các hoạt động nói trên đã cho thấy GĐPT không còn là "một tổ chức giáo dục trong Hội phật học..., chỉ vì mục đích giáo dục mà chọn Phật giáo làm nền tảng" [21, tr. 135-136] như tinh thần của các nhà sáng lập; mà nó đã bị tha hóa thành nơi tranh giành địa vị, quyền lợi, danh vọng của một bộ phận huynh trưởng bảo thủ, cực đoan [60] - trong đó có một bộ phận không nhỏ huynh trưởng trước đây đã tham gia trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ [108, tr. 25]. Không ít TTN tín đồ Phật giáo đã bị bộ phận huynh trưởng này lôi kéo vào các hoạt động chính trị nhằm chống phá chế độ.
Đây là một trong những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của TTN tín đồ Phật giáo và nếu không giải quyết triệt để thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ổn định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay. Số liệu khảo sát ở đối tượng là đoàn sinh GĐPT với câu hỏi: "Bạn thấy xã hội ta thực sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chưa?", thì kết quả có 37,01%
ý kiến trả lời là "có tự do tín ngưỡng" và 52,59% ý kiến cho rằng "có nhưng còn hạn chế"; số ý kiến trả lời "chưa có sự tôn trọng tự do tín ngưỡng" là 10,38%.
Những số liệu khảo sát trên cũng có những điểm phù hợp với số liệu điều tra năm 1995 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong đề tài KTN 93-07 về "Nhận định của thanh niên Phật giáo về tự do tín ngưỡng" (Bảng 2.6).
Bảng 2.6: Nhận định của thanh niên Phật giáo và đoàn sinh GĐPT về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
STT Đối
tượng Địa điểm Có tự do tín
ngưỡng Chưa tự do
tín ngưỡng Có nhưng
còn hạn chế Không trả lời
TP Hồ Chí Minh 48,8 1,2 45,1 4,9
1 Thanh niên Phật giáo
Thừa Thiên - Huế 41,1 6,6 48,3 4,1
Quảng Trị 48,9 4,9 38,7 7,4
Tổng cộng 45,5 5,2 43,6 5,7
Đoàn sinh GĐPT
Thừa Thiên - Huế 17,9 9,5 64,2 8,4
2 Quảng Trị 47,5 5,8 36,9 9,7
Tổng cộng 33,3 7,6 50 9,1
Nguồn: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đề tài KTN 93-07, Hà Nội, 1995, tr. 60.
Qua hai bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, tùy theo đối tượng điều tra (thanh niên Phật giáo hay Đoàn sinh GĐPT), tùy theo địa điểm điều tra (TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa), thì sự đánh giá về tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng có sự khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng như mức độ tín ngưỡng, số lượng tín đồ Phật giáo, phụ huynh đoàn sinh, đội ngũ huynh trưởng... Tuy vậy điểm đáng chú ý ở đây là bên cạnh số liệu cho rằng xã hội ta có "tự do tín ngưỡng" (từ 30 - 35%), thì số liệu cho rằng "có tự do tín ngưỡng nhưng còn hạn chế" cũng chiếm tỷ lệ không kém (từ 40 - 60%). Khi đặt vấn đề với các đoàn sinh GĐPT "về biểu hiện của việc chưa có tự do tín ngưỡng trong xã hội ta?" thì hầu hết các đoàn sinh trả lời chung chung rằng chỉ nghe đội ngũ huynh trưởng GĐPT và đội ngũ tăng ni, cư sĩ (cực đoan) đã tuyên truyền như vậy. Nguyên nhân của nó có thể do các đoàn sinh GĐPT chưa hiểu đúng lịch sử, mục đích tôn chỉ của GĐPT;
chưa hiểu rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do sự tác động của sự phân hóa trong nội bộ Phật giáo nói chung và đội ngũ huynh trưởng GĐPT nói riêng. Hệ quả của sự phân hóa đó là tình
trạng xuyên tạc, nói xấu lẫn nhau để giành giật đoàn sinh, TTN tín đồ Phật giáo của các huynh trưởng. Nhiều lúc hoạt động của GĐPT không còn là một tổ chức tu học của TTN tín đồ Phật giáo nằm trong sự quản lý của GHPGVN, mà đã bị biến thành nơi tranh giành địa vị, quyền lợi, và những tham vọng chính trị của các huynh trưởng [60]. Tình trạng đó đã phản ánh một thực trạng là bên cạnh các đơn vị GĐPT, đoàn sinh GĐPT có đăng ký hoạt động theo hướng dẫn của GHPGVN (hợp pháp); thì vẫn còn rất nhiều đơn vị GĐPT hoạt động không đăng ký, nhiều trại huấn luyện đoàn sinh và cấp huynh trưởng không xin phép nhưng vẫn hoạt động (bất hợp pháp); bên cạnh Ban Hướng dẫn mới, vẫn còn tồn tại song song một Ban Hướng dẫn hoạt động "bất hợp pháp" của nhóm huynh trưởng Nguyễn Châu. Điều này đã gây nên tâm lý hoang mang, dao động, ngộ nhận và gây ra sự chia rẽ trong hàng ngũ TTN tín đồ Phật giáo. Một bộ phận không nhỏ đoàn sinh GĐPT đã bị các thế lực thù địch lợi dụng và đã có các hành vi cực đoan gây mất ổn định chính trị - xã hội [130, tr. 4]. Nó không còn thuần túy là vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, vấn đề đạo đức; mà đã trở thành vấn đề chính trị và pháp luật. Đề tài KX-07-03 về "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" cũng đã nêu lên thực trạng này:
Ngày nay một bộ phận tư tưởng Phật giáo bị tư tưởng thù địch lợi dụng, đã xuyên tạc đạo lý cội nguồn, chia rẽ dân tộc và phản ứng xã hội, kích động nhân quyền, hướng Phật giáo Việt Nam xa rời con đường dân tộc và yêu nước, lôi kéo thế hệ trẻ ra khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các hoạt động chính trị trái với con đường xã hội dân tộc đang đi vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Đáng kể là ảnh hưởng Phật giáo phái Ấn Quang trong các hoạt động của thanh thiếu nhi đang gây rối loạn trong xã hội ở Huế năm 1993 và hoạt động của thanh thiếu niên Phật
tử chống lại các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ở một số chùa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cuối năm 1993 [118, tr. 213].
Do vậy giải quyết vấn đề huynh trưởng trong GĐPT là vấn đề có tính cấp thiết. Bởi vì nếu xem GĐPT là một tổ chức giáo dục của TTN Phật giáo thì "tổ chức phụ thuộc vào tập thể lãnh đạo ở đấy có những khuynh hướng khác nhau, đấu tranh với nhau (bảo thủ cực đoan, ôn hòa, tiến bộ). Tất nhiên ý đồ phù thuộc vào người đứng đầu" [127, tr. 179-182]. Nó không chỉ là trách nhiệm của GHPGVN của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, mà còn là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Những kiến nghị về vấn đề này sẽ được đề cập ở chương 3 của luận án.