Tập trung việc nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 189 - 194)

Một trong những giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề tôn giáo được Đảng ta xác định là: "Tập trung nâng cao nhận thức thống nhất quan điểm, trách

nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo" [29, tr. 52].

Tình hình hoạt động của GĐPT trong thời gian qua đã cho thấy nó không còn thuần túy là vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; mà đã trở thành vấn đề chính trị, pháp luật; nó cũng không chỉ dừng lại ở vấn đề văn hóa, đạo đức, mà còn là vấn đề ý thức hệ tư tưởng. Nếu vấn đề trên chậm được giải quyết, hay giải quyết không triệt để, nửa vời thì nó rất dễ trở thành một tình huống chính trị - xã hội, một "điểm nóng" chính trị xã hội. Nguy cơ đó vẫn còn đang tiềm ẩn với những diễn biến phức tạp; đặc biệt là trong bối cảnh các thế lực thù địch đang tranh thủ việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm chống phá cách mạng nước ta. Điều đó đòi hỏi phải xem việc quản lý sinh hoạt GĐPT và đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chính trị - xã hội và cả của GHPGVN. Nó đòi hỏi bên cạnh quan điểm, chính sách chung đối với vấn đề tôn giáo; Đảng cần có quan điểm, chính sách cụ thể trong việc giải quyết vấn đề GĐPT và đoàn kết tập hợp TTN tín đồ Phật giáo; khắc phục tình trạng chồng chéo, có khi đối lập [126, tr. 155]. Phải tổ chức "nghiên cứu sâu trong cán bộ làm công tác tôn giáo và trong các địa phương có đồng bào theo đạo và những địa phương có vấn đề tôn giáo phát sinh" [29, tr. 55], trong đó cụ thể là vấn đề GĐPT. Làm được điều đó sẽ khắc phục được tình trạng tả khuynh hoặc hữu khuynh về thái độ ứng xử với sinh hoạt GĐPT của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước và hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, bàng quan, thụ động, ngồi chờ của các tổ chức chính trị - xã hội và của cả GHPGVN. Trên cơ sở quan điểm, chính sách có tính chất định hướng của Đảng, song song với việc sớm ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, tiến tới xây dựng Luật về tín ngưỡng tôn giáo; thì các cơ quan quản lý nhà nước cần kịp thời có các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý các hội đoàn tôn giáo nói chung và GĐPT nói riêng. Đó là phương tiện để Nhà nước quản lý việc thực hiện và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng; là cơ sở pháp lý để mọi người đấu tranh bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp, các tín đồ chức sắc bảo vệ sự trong sáng về đạo pháp của mình; là phương tiện phát huy hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo. Tính cụ thể của pháp luật phải rõ ràng, chính xác để những tín đồ, đoàn thể tôn giáo và đoàn thể phi tôn giáo, quần chúng nhân dân và cán bộ công chức... khi gặp các vấn đề liên quan đến tôn giáo thì biết dựa vào pháp luật để giải quyết, những gì trái với pháp luật thì truy xét. Đối với những quan hệ có tính chất tích cực, xây dựng thì pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và bảo vệ trược mọi hành vi xâm hại.

Những quan hệ có tính chất tiêu cực, cản trở hoạt động bình thường của xã hội và của chính tôn giáo thì pháp luật phải kiên quyết ngăn chặn, hạn chế và xóa bỏ. Về nội dung, các quy định phải phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống, phản ánh nhu cầu hiện thực của nhân dân về tôn giáo, tín ngưỡng; phát huy truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết, yêu nước và vai trò xã hội tích cực của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Để đảm bảo tốt việc quản lý, hướng dẫn sinh hoạt GĐPT thì GHPGVN cần sớm ban hành các nội quy, quy chế GĐPT và tăng cường việc củng cố tổ chức bộ máy Ban Trị sự GHPGVN, phân ban Hướng dẫn Phật tử và phân ban GĐPT các cấp. MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (trong đó nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam) phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo nói chung và về GĐPT nói riêng, trong đoàn sinh, huynh trưởng GĐPT; đồng thời phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động cho phù hợp với đặc điểm của TTN tín đồ Phật giáo, nhằm hướng họ vào việc thực hiện mục tiêu "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". BDVTƯ, BTGCCP và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần theo dõi, kiểm tra và kịp thời đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh, bổ sung việc

cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp về hướng dẫn, quản lý sinh hoạt GĐPT và công tác đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Giải quyết vấn đề GĐPT và tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải xuất phát từ một hệ quan điểm chỉ đạo đúng đắn, trên cơ sở đó mà hình thành một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm góp phần "điều chỉnh, bổ sung cụ thể hóa các chủ trương chính sách, giải pháp" [29, tr. 56] của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, dân tộc, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đó là yêu cầu và nhiệm vụ được đặt ra đối với chương 3 của luận án.

Nếu trong vấn đề đại đoàn kết toàn dân, các vấn đề dân tộc và tôn giáo được Đảng ta xác định là "có có tính đặc thù quan trọng" [29, tr. 7]; thì vấn đề GĐPT lại phản ánh tính "đặc thù" đó một cách rõ nét. Nó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn nhằm xác lập quan điểm khoa học trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh hoạt của GĐPT như vấn đề nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vấn đề nội quy, quy chế; vấn đề huynh trưởng, vấn đề nội dung tu học và huấn luyện; vấn đề phát huy các giá trị tích cực và khắc phục các mặt hạn chế tiêu cực của GĐPT.

Xác định mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên của Đoàn là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng;

do vậy vấn đề đặt ra là cần đổi mới nội dung, phương thức đoàn kết tập hợp theo hướng đa dạng, hiệu quả và phù hợp với đối tượng TTN tín đồ Phật giáo.

Nội dung của việc đổi mới đó phải dựa trên quan điểm phát huy điểm tương đồng và giảm thiểu những điểm khác biệt [29, tr. 52-82] để tăng cường sự đồng thuận trong các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam với TTN tín đồ Phật giáo. Ngoài ra, để tạo lập niềm tin vào đường

lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời để có cơ sở đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng TTN tín đồ Phật giáo..., đòi hỏi phải tăng cường việc giáo dục lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục đạo đức cách mạng cho TTN nói chung và TTN tín đồ Phật giáo nói riêng.

Việc nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc quản lý, hướng dẫn sinh hoạt GĐPT và đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo là giải pháp có tính cơ bản.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 189 - 194)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w