Yếu tố gia đình

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 91 - 94)

GĐPT được các huynh trưởng xác định là một gạch nối giữa gia đình và học đường; giữa đời và đạo, giữa xã hội và cá nhân. Với một số lượng tín đồ Phật giáo và các gia đình có cảm tình với Phật giáo chiếm số lượng không nhỏ trong tỷ lệ dân cư, thì "Ảnh hưởng Phật giáo không chỉ đối với bản thân họ, mà thông qua họ, Phật giáo còn lan tràn đến lớp con cháu" [118, tr. 244].

Những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo, những tấm gương về cuộc sống đạo hạnh của các vị chân tu là niềm tin và sự ngưỡng vọng của các phụ huynh TTN tín đồ Phật giáo; nó có một vị trí vững chắc trong tâm hồn và tình cảm của họ và qua họ nó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các tầng lớp con cháu trong gia đình. Đối với các tín đồ Phật giáo thì "ngày ăn chay trong tháng, từ trẻ con đến người lớn ít ai quên được" [131, tr. 72], với mục đích nhằm nhắc nhở cho họ và con cháu họ hướng đến điều thiện và tránh xa điều xấu. Phần đông các phụ huynh TTN tín đồ Phật giáo khi sinh con ra thường đem "ký gửi" hay "quy y Tam Bảo" ở chùa. Khi con lớn lên họ thường cho con em mình "tham gia sinh hoạt GĐPT để được giáo dục và rèn luyện cuộc sống đạo hạnh từ tấm bé" [131, tr. 73].

Điều đó cũng có lý do của nó, vì ngoài truyền thống tín ngưỡng lâu đời của gia đình, thì nhiều phụ huynh trước đây cũng là đoàn sinh và huynh trưởng GĐPT. Trong bối cảnh xã hội trước đây, nhiều phụ huynh đã chọn hoạt động của GĐPT làm chỗ dựa và môi trường để gửi con em của mình vào sinh hoạt với quan niệm: "Nếu em không được lợi ích nhiều cũng được ích lợi đôi phần. Hãy nghĩ rằng những buổi chiều thứ năm hay chủ nhật, các em không đi họp ở GĐPT mà lang thang ở dọc đường, dọc sá, hay đi ngao du với những em mất nết ở đầu đường xó chợ... cũng thấy sự lợi ích của GĐPT rồi"

[21, tr. 124]. Gần đây những tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng trong "vòng xoáy" của cơ chế thị trường, cũng đã làm cho các bậc phụ huynh thật sự lo lắng về đạo đức của con em họ. Để hạn chế ảnh hưởng của những tệ nạn nói trên, theo họ không gì hơn là khuyến khích con em mình tham gia sinh hoạt GĐPT.

Họ đặt niềm tin vào trước sự dìu dắt của các anh chị huynh trưởng và hy vọng rằng các anh chị huynh trưởng GĐPT sẽ là người "góp phần giáo dục các thế hệ TTN giữ được truyền thống đạo đức dân tộc khỏi bị ảnh hưởng bởi những luồng gió đội mang theo nếp sống trụy lạc, đầy dục vọng và cạm bẫy làm băng hoại và tha hóa đạo đức của các thế hệ TTN" [57]; và kỳ vọng họ "sẽ mãi mãi đáp ứng lòng mong ước của các phụ huynh và gia đình các con em đoàn sinh trước những tệ nạn xã hội khủng khiếp đang cần được ngăn ngừa, phòng chống" [118, tr. 245].

Kết quả khảo sát ở đối tượng là phụ huynh đoàn sinh GĐPT với câu hỏi

"Lý do anh, chị cho con em mình sinh hoạt trong GĐPT?" thì ý kiến trả lời

"Theo truyền thống gia đình" là 68,59%; "để hạn chế ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội" là 85,50%; "Do GĐPT là môi trường có nội dung và phương pháp giáo dục tương đối phù hợp" là 66,66%; "Do cuộc sống có nhiều đau khổ" là 7,24%. Với câu hỏi "Mục đích của anh, chị cho con em mình sinh hoạt trong GĐPT?", thì ý kiến cho rằng "Muốn con em mình trở thành người Phật tử tin yêu Đạo" là 77,71%, "Muốn con em mình luôn gặp những điều tốt lành" là

76,32%, "Muốn con em mình rèn luyện tính cách nhanh nhẹn, can đảm, tháo vát..." là 77,77%, "Muốn con em mình được thoát khỏi nghiệp báo" là 16,9%,

"Muốn con em mình được về Tây Phương cực lạc" là 15,45%. Và do đó có đến 91,30% ý kiến cho rằng cho con em mình sinh hoạt trong GĐPT là "rất cần thiết".

Không chỉ tin tưởng động viên, mà các phụ huynh TTN tín đồ Phật giáo còn tạo mọi điều kiện, phương tiện cần thiết để con em mình tham gia hoạt động trong GĐPT. Sự tự nguyện của từng gia đình chính là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho GĐPT phục hồi và phát triển. Điều này đã được đề tài KX 07-03 khái quát: "Tình trạng trên có nguyên nhân nội tại...

trong một gia đình cha mẹ theo một học thuyết nào đó, một tôn giáo nào đó thì con cái cũng chịu ảnh hưởng mà tin theo, hoặc trong một môi trường nào đấy, con người xúc động bởi một học thuyết nào đó mà tin theo" [118, tr. 13].

Những mong muốn nói trên của phụ huynh TTN tín đồ Phật giáo ở một góc độ nào đó là chính đáng. Làm thế nào để con em mình khỏi bị ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, để được phát triển nhân cách, để được kế thừa những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo, để được rèn luyện tính cách nhanh nhẹn và tháo vát, để trở thành những công dân tốt của xã hội... là những vấn đề họ quan tâm trăn trở. Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc có các biện pháp ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và tạo môi trường học tập, rèn luyện, vui chơi hướng thiện cho TTN. Đã có không ít phụ huynh đoàn sinh GĐPT với thái độ rất cầu toàn;

nghĩa là vừa cho con em mình sinh hoạt trong GĐPT, lại vừa động viên con em mình sinh hoạt trong các loại hình tổ chức khác như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP Hồ Chí Minh... Theo họ nếu được như vậy thì con em họ "ở trường là một học sinh ngoan, ở nhà là một người con hiếu, trong giới tội phạm trẻ hầu như không có ai là đoàn viên GĐPT, lớn lên họ đều là những công dân tốt, năng nổ đóng góp nhiều lĩnh vực cho Đạo

và cho xã hội" [107, tr. 95-96]. Với câu hỏi: "Anh, chị sẽ chọn loại hình tổ chức nào sau đây khi cho con em mình sinh hoạt?" dành cho đối tượng là phụ huynh đoàn sinh GĐPT, thì tỷ lệ lựa chọn loại hình "sinh hoạt GĐPT" là 100%, loại hình "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh" là 25,12%, "Hội LHTN Việt Nam" là 19,80%, "Hội chữ thập đỏ" là 12,07%, và các "Đội nhóm CTXH"

khác là 12,56%. Cũng với câu hỏi đó dành cho đối tượng là phụ huynh TTN tín đồ Phật giáo, do Tỉnh Đoàn Thừa Thiên - Huế khảo sát, thì kết quả tương ứng là 44,33% - 22,64% - 19,81% - 4,71% - 8,40% [121, tr. 34].

Tóm lại, với các đặc trưng có tính đặc thù như đã nêu trên, GĐPT đã có những ảnh hưởng rất lớn đối với TTN tín đồ Phật giáo. Cố nhiên bên cạnh yếu tố tích cực, thì tác động tiêu cực là rất đa dạng và phức tạp. Nó không chỉ dừng lại ở vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan; mà còn là vấn đề chính trị và pháp luật.

Do vậy, vấn đề đặt ra là song song với việc chấn chỉnh hoạt động của GĐPT cho đúng với nội quy, quy chế của GHPGVN và luật pháp của Nhà nước; thì việc đổi mới nội dung và phương thức đoàn kết, tập hợp TTN Phật giáo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam nhằm đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh và nhu cầu sinh hoạt cho TTN Phật giáo một cách lành mạnh với phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" là rất cần thiết.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP TTN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w