Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam nhằm củng cố mở rộng

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 171 - 181)

Công tác đoàn kết, tập hợp TTN tôn giáo nói chung và TTN tín đồ Phật giáo nói riêng là một bộ phận quan trọng, không tách rời trong toàn bộ công tác dân vận của Đảng. Đóng vai trò hạt nhân đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo là tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam - là người trực tiếp giúp Đảng thực hiện nhiệm vụ thanh vận và là người phụ trách Đội TNTP.

Một trong những nguyên nhân hạn chế của công tác đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ tôn giáo nói chung và GĐPT nói riêng trong thời gian qua là:

"Phương thức đoàn kết, tập hợp ở một số nơi chưa đổi mới kịp với nhu cầu, nguyện vọng của các đối tượng thanh niên... năng lực vận động thanh niên của đội ngũ cán bộ cơ sở và đoàn viên còn hạn chế" [29, tr. 10]; cá biệt có nơi còn bỏ trống trận địa để cho các thế lực thù địch thâm nhập lôi kéo thanh niên như một số vùng tôn giáo, dân tộc, vùng sâu, vùng xa [29, tr. 5-6]. Do vậy, hơn lúc nào hết cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Đoàn TNCS, Hội LHTN, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Nghĩa là cần đa dạng hóa các hoạt động và phương thức tập hợp TTN tín đồ Phật giáo [125, tr. 132];

giảm bớt các phong trào bề nổi nặng nề hình thức, cứng nhắc về nghĩa vụ và cống hiến; tăng cường các hoạt động kỹ năng nghiệp vụ hấp dẫn, sinh động và thiết thực (kể cả việc chú ý đến các yếu tố về tâm lý và đạo đức, tâm linh, truyền thống của đoàn sinh GĐPT và gia đình của họ) nhằm thu hút thêm ngày càng nhiều TTN tham gia sinh hoạt trong tổ chức Đoàn, Hội, Đội [125, tr. 132]. Những nội dung cơ bản cần chú ý trong việc đổi mới là:

a) Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh về chất lượng là điều kiện cơ bản và môi trường thu hút việc tập hợp TTN tín đồ Phật giáo

Có thể nói, đây là giải pháp cơ bản; vì muốn đoàn kết, tập hợp đông đảo TTN vào các hoạt động của Đoàn - Đội - Đội; thì bản thân Đoàn - Hội - Đội phải mạnh, phải đảm bảo được vai trò nòng cốt trong các phong trào của

TTN - đặc biệt "là ở các địa bàn, lĩnh vực đặc thù" [29, tr. 12] - là hạt nhân thu hút việc tập hợp TTN nói chung và TTN tín đồ Phật giáo nói riêng.

Thời gian qua việc tập hợp thanh niên ở các địa bàn, lĩnh vực đặc thù còn khó khăn, lúng túng và đang đứng trước những thách thức mới [29, tr. 5];

trong lúc đó hoạt động về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo có xu hướng gia tăng và có nhiều biểu hiện phức tạp [3, tr. 113]. Một trong những nguyên nhân của thực trạng nói trên là do: "Các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội vùng tôn giáo còn mờ nhạt, tỷ lệ tập hợp thanh niên vào các hoạt động của Đoàn, Hội còn thấp. Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong chỉ mới hoạt động trong nhà trường, chưa được quan tâm xây dựng ở địa bàn dân cư vùng giáo" [34, tr. 9]; "công tác chỉ đạo chưa thật sâu sát các đối tượng thanh niên tôn giáo, công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn trong vùng tôn giáo chưa thường xuyên liên tục và còn chung chung; các bộ Đoàn, Hội, Đội vùng tôn giáo còn yếu về kỹ năng, lực lượng cốt cán còn nặng không nắm chắc được tình hình thanh niên tín đồ"

[35, tr. 7].

Nhìn chung việc phục hồi hoạt động và phát triển số lượng đoàn sinh GĐPT, cũng như ảnh hưởng của tổ chức này tới TTN tín đồ Phật giáo có liên quan rất nhiều đến hạn chế, bất cập nói trên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam. Do vậy đòi hỏi các cấp bộ Đoàn, Hội cần tập trung củng cố và xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội. Làm thế nào để mỗi chi Đoàn, chi Hội, chi Đội thực sự là tổ ấm của TTN; từng bước xóa bỏ các cơ sở "trắng Đoàn, Hội" hoặc các cơ sở yếu kém; đặc biệt là ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông TTN tín đồ Phật giáo. Không ngừng nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên và tăng cường việc phát triển đoàn viên, hội viên, đội viên trong vùng giáo [125, tr. 132]. Mỗi cán bộ Đoàn, Hội, Đội đòi hỏi không chỉ có bản lĩnh chính trị; mà còn phải có khả năng quy tụ, có thái độ tích cực trong cuộc sống và trong cộng đồng, có khả năng thuyết phục và là người bạn tốt của TTN. Rà soát lại đội ngũ cán bộ; đặc biệt là khâu tuyển chọn và

đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng tổ chức và khả năng tiếp cận thanh niên. Cần chú ý củng cố và phát triển mạnh mẽ tổ chức cơ sở của Hội LHTN ở những vùng có GĐPT hoạt động mạnh; xem đây là mặt trận chủ yếu [29, tr.

13], là cầu nối giữa Đoàn, Hội với TTN Phật giáo.

Đặc biệt là cần chú ý đến công tác xây dựng Đội TNTP và phong trào thiếu nhi tại các vùng Phật giáo; chú trọng việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường; xây dựng chương trình rèn luyện, hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm. Thiết kế lại quy trình sinh hoạt chi đội trong trường phổ thông theo phương thức "chơi mà học". Hoạt động đó không chỉ gói gọn trong nhà trường, mà cần được xã hội hóa trên các địa bàn dân cư trong các dịp hè, trung thu, ngày thứ bảy và chủ nhật để thu hút các TTN tại các vùng Phật giáo cùng tham gia. Tất nhiên là các hoạt động đó phải thiên về các hoạt động vui chơi, rèn luyện kỹ năng, văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường, các hoạt động từ thiện. Chỉ đạo mạnh công tác xây dựng các câu lạc bộ chỉ huy chi đội, để nâng cao hiệu quả công tác Đội và góp phần đào tạo cán bộ Đoàn lâu dài. Nghị quyết 04 về "Đẩy mạnh công tác Đội trên địa bàn dân cư" và nghị quyết 10 (khóa VIII) của BCH Trung ương Đoàn về "Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 - 2005" cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ này.

Có thể nói, trong các giải pháp thì việc "nâng cao chất lượng cán bộ, đoàn viên và cử cán bộ Đoàn có năng lực, có uy tín, giỏi về kỹ năng và có tinh thần trách nhiệm" [29, tr. 12] làm nòng cốt trong việc đoàn kết tập hợp TTN tín đồ Phật giáo là rất quan trọng. Bởi vì, mọi đường lối chính sách dù đúng đến đâu, tự bản thân nó không thay đổi được hiện thực. Để biến đường lối ấy thành những thay đổi xã hội theo chiều hướng tiến bộ, thì cần tổ chức lực lượng hoạt động theo một chương trình khoa học dưới sự lãnh đạo của cán bộ có bản lĩnh, có trình độ, có kỹ năng hoạt động... Lãnh đạo quản lý xã hội là lãnh đạo

những con người, những tổ chức với những tâm lý, tình cảm và nhu cầu khác nhau. Do vậy việc quản lý có hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng trình độ của cán bộ. Đặc biệt trong việc quản lý lãnh đạo hoạt động của GĐPT hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ phải có sự tinh tế, mềm dẻo, uyển chuyển, khôn khéo; có sáng kiến và khả năng tìm tòi các quyết định, cũng như đưa ra các giải pháp tình thế để xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh có hiệu quả. Thực tế cho thấy không có sự tận tụy nào, không có uy tín nào có thể thay thế được điều kiện chủ yếu hiện nay là sự hiểu biết công việc của mình. Làm công tác tôn giáo mà không am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ tôn giáo là tự ràng buộc mình bởi chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường lý luận và tri thức. Những cái đó đã dẫn đến sai lầm trong lãnh đạo và quản lý, như đưa ra những quyết định chủ quan duy ý chí và nhiều trường hợp còn làm biến dạng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy cần xây dựng đội ngũ cán bộ mặt trận và các đoàn thể làm công tác dân tộc tôn giáo "có bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực và sự hiểu biết cần thiết về các vấn đề mình phụ trách và ngang tầm với nhiệm vụ" [29, tr. 86].

Những hoạt động sôi động và nhộn nhịp của GĐPT hiện nay, đòi hỏi người cán bộ Đoàn - Hội làm công tác tôn giáo, muốn làm tốt công tác vận động thì nghiên cứu một cách khách quan và khoa học một loạt vấn đề về tu học, về hoàng dương đạo pháp, về tăng già Việt Nam; về lịch sử, mục đích, tôn chỉ, nội dung hoạt động và ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) của GĐPT đối với TTN Phật giáo; về phương pháp và kỹ năng đoàn kết, tập hợp TTN tôn giáo. Nghĩa là phải tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng cán bộ với phương châm thiếu cái gì đào tạo cái đó, cương vị càng cao đào tạo càng kỹ, cán bộ diện kế cận trực tiếp trước, dự nguồn sau và thường xuyên định kỳ đánh giá lại. Đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội không chỉ có kinh nghiệm bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn về công tác quần chúng; không những đòi hỏi có lòng nhiệt thành, tận tụy với con người; mà còn phải được trang bị các kiến thức cơ bản về luật

pháp, chính trị học, xã hội học, tâm lý học...; đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu về tổ chức, giáo lý, giáo luật của từng tôn giáo cụ thể. Những kiến thức đó không phải ở trên trời rơi xuống mà phải thông qua việc học tập, việc tự nghiên cứu, đồng thời kết hợp với việc thâm nhập thực tế. Về vấn đề này Mác và Ăngghen đã nhấn mạnh: "Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục" [95, tr. 255] và phải "tự mình xác nhận chi tiết các chân lý" [2, tr. 14].

Đó là bài học bổ ích cho việc đào tạo và tự đào tạo đối với các cán bộ Đoàn - Hội chuyên trách công tác tôn giáo. Theo chúng tôi, song song với việc xét kết nạp một số huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT tích cực vào tổ chức Đoàn và Hội, thì nên chọn lựa một số cán bộ Đoàn - Hội có bản lĩnh, có trình độ, có năng khiếu gửi vào nghiên cứu học tập trong các lớp chuyên sâu về tôn giáo.

Kinh nghiệm ở Trung Quốc khi ở Tây Tạng có sự bất ổn định, thì lập tức Học viện cao cấp Phật học Trung Quốc liền mở thêm khoa Tạng ngữ (với 18 chương trình cần phải học tập bao gồm: chính sách, pháp luật, thời sự, lịch sử Tây tạng cận đại và hiện đại) cho cán bộ quản lý về công tác tôn giáo. Có như vậy thì chúng ta mới có được một đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội làm công tác tôn giáo ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra hiện nay. Tất nhiên là phải hạn chế việc luân chuyển các cán bộ trong Ban Mặt trận Thanh niên của tổ chức Đoàn, Hội để đảm bảo tính chuyên trách. Mỗi khi có được những cán bộ như vậy thì việc tiếp cận với các huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT để vận động, giải thích, tuyên truyền và thực sự lôi cuốn họ tự giác cùng tham gia các hoạt động của Đoàn - Hội - Đội sẽ có hiệu quả, tranh thủ sự đồng tình của các bậc cao tăng của Ban Trị sự, Ban Hướng dẫn GĐPT các cấp trong việc đồng phối hợp các hoạt động nhằm quản lý tốt hoạt động của GĐPT. Và cũng chỉ có như vậy mới có đủ cơ sở khoa học để đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng chống đối, phá hoại của một số tăng ni, cư sĩ, huynh trưởng GĐPT bảo thủ, cố chấp hoặc lợi dụng tôn giáo nhằm âm mưu lôi kéo các đoàn sinh GĐPT trở thành lực lượng chính trị đối trọng, xa vời với mục đích tôn chỉ ban đầu của GĐPT khi mới

thành lập... Do vậy, hơn lúc nào hết phải đặt ra vấn đề nghiên cứu xây dựng được một lực lượng cốt cán của Đoàn - Hội trong GĐPT. Song song với việc tranh thủ số huynh trưởng có thiện chí, cần tuyên truyền, phát triển hội viên, đoàn viên trong đối tượng TTN tín đồ Phật giáo. Lực lượng này sẽ đóng vai trò "thủ lĩnh" thanh niên trong từng chi hội; câu lạc bộ, đội, nhóm... và là tấm gương, là chỗ dựa (chí ít là về mặt tinh thần) để TTN Phật tử tâm sự trong những khi gặp những trắc trở trong cuộc sống. Những thủ lĩnh thanh niên này phải có một trình độ văn hóa chính trị nhất định trong công tác vận động, tập hợp. Họ phải biết tôn trọng niềm tin của TTN Phật giáo đối với tín ngưỡng của họ; phải biết gạn lọc, rút ra những nét tinh túy, những điều phù hợp nhất trong đạo đức Phật giáo để giáo dục, giác ngộ. Phương pháp tuyên truyền, giác ngộ phải luôn dùng những lời lẽ giản dị "mượn chuyện xa lý giải việc gần", thông qua những câu nói của các vị thánh hiền rút ra trong kinh Phật và kết hợp với các câu nói của những vị sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin để chuyển ý các vị đó cho thích hợp với thời đại, với mục tiêu "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". Tuyệt đối không nên có thái độ vô thần máy móc đem chủ nghĩa Mác - Lênin nhồi nhét cho TTN Phật tử; phải biết tìm ra trong đó nét tương đồng về đức tin Phật giáo và lòng yêu nước thương nòi để phát huy; với những nét khác biệt thì phải biết khoan dung hòa hợp theo phương pháp "hòa nhi bất đồng"... như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng răn dạy cán bộ làm công tác tôn giáo.

b) Cụ thể hóa nội dung, hình thức, mô hình hoạt động theo hướng đa dạng phù hợp với đối tượng TTN tín đồ Phật giáo; tăng cường các hoạt động kỹ năng nghề nghiệp, vui chơi giải trí với sự lồng ghép nội dung giáo dục lành mạnh, hấp dẫn, sinh động; giảm bớt những phong trào có tính hình thức và cứng nhắc về nghĩa vụ cống hiến.

Khi đề cập đến phương pháp công tác vận động thanh niên của Đoàn - Hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: "Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được" [98, tr. 186],

"phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực. Không nên chỉ có hình thức, càng không nền đầu voi đuôi chuột" [101, tr. 306-307]. Điều này đòi hỏi những phương thức hoạt động của Đoàn - Hội phải thực sự đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của TTN Phật tử trong việc thực hiện mục tiêu "tốt đời - đẹp đạo". Việc xây dựng các mô hình công tác xã hội cần chú ý đến tôn chỉ tự nguyện, bao dung, nhân ái, chấp nhận, đồng cảm và biết lắng nghe... Những mô hình công tác xã hội này không chỉ dừng lại trong đối tượng TTN đường phố, sinh viên, học sinh; mà phải mở rộng, liên kết với các đội công tác xã hội của TTN Phật tử. Những mô hình đó phải thực sự đáp ứng nhu cầu có tính hướng thiện, phải giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích và nghĩa vụ; phù hợp với đặc thù của từng địa bàn dân cư, phong tục tập quán và đối tượng tập hợp, đoàn kết. Kinh nghiệm cho thấy các loại hình thanh niên tình nguyện như Thanh niên tình nguyện chống mù chữ, Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường, Thanh niên tình nguyện ứng cứu lũ lụt, Thanh niên tình nguyện phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AISD; Thanh niên tình nguyện khám chữa bệnh... đã thực sự thu hút TTN Phật tử hưởng ứng tham gia. Do vậy cần đầu tư nghiên cứu vào phát triển "các loại hình chi hội đội, nhóm câu lạc bộ theo đối tượng, sở thích, nghề nghiệp" [29, tr. 11]. Tăng cường các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để tạo cầu nối giao lưu giữa GĐPT với các đội, nhóm, câu lạc bộ của Hội LHTN, giữa huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT với Đoàn viên, Hội viên... nhằm mở rộng mặt trận tập hợp TTN Phật tử. Các trại họp bạn, trại huấn luyện, hội thi ca khúc cộng đồng, các hoạt động từ thiện nhân đạo... là môi trường tốt để các đoàn viên, hội viên và

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 171 - 181)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w