Đảm bảo giải quyết kịp thời những vấn đề chính trị nảy sinh

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 136 - 140)

Tôn giáo với đặc điểm thường gắn liền với chính trị và các thế lực chính trị, xã hội thường không ngần ngại lợi dụng sự chuyển biến đầy phức tạp của tôn giáo để nhằm bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của các thế lực chính trị phản động [127, tr. 178 - 181] - từ việc lợi dụng các hoạt động trần tục phi tôn giáo; đến việc lợi dụng những mâu thuẫn có tính chất nội bộ của một tổ chức, hội đoàn tôn giáo. Mặt chính trị trong tôn giáo phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp của cách mạng và lợi ích của nhân dân lao động.

Trong mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo: Nếu xem chính trị như là một hệ thống các quan hệ xã hội đặc thù có liên quan đến vấn đề nhà nước, thì trong đó có một yếu tố cơ bản là quan hệ dân tộc, tôn giáo. Nếu xem chính trị như là một hình thức hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến vấn đề nhà nước, thì vấn đề đáng quan tâm là việc tìm kiếm con đường, phương pháp,

cách thức để giải quyết những tình huống chính trị - xã hội trong hoạt động chính trị thực tiễn [74, tr. 13].

Giải quyết vấn đề chính trị thực chất là giải quyết mối quan hệ lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp; các lực lượng, các mối quan hệ dân tộc, chính đảng, các vấn đề tôn giáo. Giữa các phân hệ quyền lực trong đời sống xã hội - quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tôn giáo... luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; mỗi khi có sự biến đổi ở phân hệ quyền lực nào đó nếu không có phương pháp giải quyết tốt, hoặc giải quyết nửa vời thì vấn đề gây ảnh hưởng đến phân hệ quyền lực khác, thậm chí gây cộng hưởng toàn bộ hệ thống quyền lực. Dưới giác độ xã hội học chính trị mà xét, đôi khi chỉ do cách quan niệm và ứng xử đối với những khác biệt trong lối sống, phong tục tập quán, hệ tư tưởng, thế giới quan thiếu tính khoa học và sự mềm dẻo, cũng dễ làm nảy sinh các sự kiện chính trị: "những tác nhân này đặc biệt quan trọng trong những sự kiện có liên quan đến việc giải quyết mối quan hệ quyền lực...

và đó có thể là nguồn gốc của những đảo lộn chính trị lớn lao" [1, tr. 149].

Sự ổn định trong thời đại ngày nay được quan niệm không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế, quân sự; mà còn phụ thuộc vào sự trong sạch của nền tảng tinh thần xã hội, vào truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vào sự đúng đắn của các quyết sách chính trị trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội - trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Nếu quyết sách chính trị trái với quy luật, không hợp với lòng dân và sự tiến bộ của xã hội; nền tảng tinh thần bị các căn bệnh xã hội hoành hành, truyền thống văn hóa dân tộc bị xem nhẹ... thì cũng khó có sự ổn định chính trị. Đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng, đòi hỏi khi xử lý tình huống phát triển hết sức cẩn trọng; có sự kết hợp tính vững chắc của nguyên tắc, sự sáng tỏ của lập trường quan điểm với tính mềm dẻo, khôn khéo của những điều chỉnh phương pháp, phương sách. Sự sáng suốt trong những quyết định chính trị vào những thời điểm phức tạp, đòi hỏi sự phân biệt đúng đắn giữa những phản ứng trong nội bộ nhân dân với những

hành vi phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Giải quyết vấn đề chính trị, thực chất là giải quyết quan hệ lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp; các lực lượng, các mối quan hệ dân tộc, chính đảng và vấn đề tôn giáo.

Mọi sự chủ quan duy ý chí, không tôn trọng các quy luật khách quan trong khi giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội tất yếu sẽ để lại hậu quả xấu; nhất là trong lĩnh vực tôn giáo - một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và tế nhị. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính trị về vấn đề này không chỉ do sự hồi sinh phát triển của các tôn giáo ở nhiều quốc gia dân tộc;

mà nó còn liên quan đến xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa; đụng chạm đến những vấn đề bảo tồn giữ gìn truyền thống văn hóa của các cộng đồng dân tộc quốc gia. Để giữ vững ổn định chính trị - xã hội phải có chính sách đúng và nhạy bén trong việc xử lý các vấn đề tôn giáo. Một nền chính trị phát triển, thông thái là một nền chính trị trong khi giải quyết các vấn đề trên phải biết phát huy những điểm tương đồng và tôn trọng những điều dị biệt nhưng không trái với lợi ích chung của tổ quốc, dân tộc. Ngược lại nếu quan niệm giản đơn và thô lỗ, tầm thường trong xử lý thì rất dễ làm sứt mẻ khối đại đoàn kết toàn dân và có thể là ngòi nổ cho những xung đột. Bài học của thế giới và của các nước chậm phát triển với các xung đột sắc tộc, tôn giáo kéo dài từ nhiều thế kỷ nay (Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, Liên Xô, Nam Tư...), buộc những người quan tâm đến vấn đề tôn giáo phải lưu ý. Một nền chính trị phát triển là một nền chính trị tạo ra được sự đồng thuận, sự hợp lực của những vectơ cùng chiều trong quá trình phát triển; bởi vì chính trị, như cách nói của Lênin liên quan đến số phận triệu triệu quần chúng.

Xuất phát từ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và vấn đề an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội... Nhà nước XHCN phải thường xuyên đấu tranh nhằm loại bỏ yếu tố chính trị phản động trong tôn giáo. Đặc biệt, ngày nay các thế lực chính trị phản động đang thường xuyên lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" hòng xóa bỏ CNXH. Điều đó đòi

hỏi Đảng ta phải nêu cao cảnh giác, giải quyết một cách kịp thời những vấn đề chính trị nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo [29, tr. 56]. Đặc biệt đời sống hiện đại không thể để cho xã hội phát triển một cách tự phát và không thể thả nổi diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Bởi vì các học thuyết tư tưởng và các tôn giáo hiện đang tồn tại ở nước ta, về danh nghĩa đều dưới quyền kiểm soát của Đảng, Nhà nước; nhưng trong thực tế mọi thế lực xã hội không có thiện cảm "đều muốn tách chúng ra khỏi sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; đều muốn nắm lấy chúng để tranh thủ quần chúng và điều khiển xã hội như nó đã từng có trong lịch sử" [118, tr. 20].

Vấn đề Gia đình Phật tử như đã được trình bày đã cho thấy nó không còn thuần túy về mặt tôn giáo tín ngưỡng, mà đã trở thành một vấn đề có tính chính trị và pháp luật, một tình huống chính trị - xã hội khi tiếp cận ở giác độ khoa học chính trị. Nó không chỉ là vấn đề công việc nội bộ của một tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phật giáo); mà nó đã liên quan đến vấn đề quan niệm và thái độ ứng xử; liên quan đến chính sách của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của GĐPT. Trong mối tương quan tôn giáo và chính trị; trên bình diện chính trị học mà xét thì các hoạt động của GĐPT nhiều lúc đã có biểu hiện của một "đoàn thể áp lực" (pressure groups) - hoạt động của nó trực tiếp hoặc gián tiếp gây sức ép, áp lực với chính quyền rất lớn và trong những trường hợp nhất định nó đã bị lợi dụng để sử dụng vào các chiến thuật chính trị. Do vậy, giải quyết vấn đề GĐPT đòi hỏi phải khẩn trương, kịp thời, kiên quyết; nhưng cũng cần thận trọng, khéo léo và tế nhị để đạt những yêu cầu:

Hướng sinh hoạt GĐPT vào các hoạt động thuần túy tôn giáo; đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo trong MTTQ Việt Nam và Mặt trận Thanh niên của

các cấp bộ

Đoàn - Hội vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo nói chung và GĐPT

nói riêng để chống phá sự nghiệp cách mạng của toàn dân, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG) (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w