Các vai trò trong việc mua và các dạng hành vi mua hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Hành vi khách hàng (Trang 31 - 34)

2.2.6.1. Các vai trò trong việc mua

Việc quyết định mua hàng có thể do một người hoặc một nhóm người (như hộ gia đình, bạn bè). Khi một nhóm người mua thì mỗi người trong nhóm có thể đóng một vai trò khác nhau trong qui trình quyết định, có 5 vai trò chủ yếu:

(1) Người khởi xướng: là người khởi đầu qui trình xét việc mua sắm, người nay có

thể thu thập thông tin để giúp cho việc ra quyết định

(2) Người gây ảnh hưởng: là người có quan điểm hay ý kiến có ảnh hưởng đến quyết

định mua. Người gây ảnh hưởng thường thu thập thông tin và tìm cách áp đặp các qui tắc chọn lựa.

(3) Người quyết định: là người có quyền lực và quyền hạn về tài chính để có tiếng

nói chọn lựa cuối cùng liên quan đến việc mua sản phẩm (các quyết định có nên mua không, mua cái gì, mua như thế nào, mua ở đâu)

Được bán lại Trực tiếp cho người tiêu dùng Được sử dụng Cho người trung gian Thông qua trung gian Sản phẩm Đổi cái khác Cho đi Vứt bỏ Bán Cho thuê Dùng vào mục đích ban đầu Cho mượn Xếp xó Sửa để dùng vào mục đích mới Tống khứ tạm thời Giữ lại Tống khứ hẳn

(4) Người mua (thực hiện việc mua): người này tìm nhà cung cấp, đến các của hàng,

thanh toán và mang hàng về

(5) Người sử dụng: là người tiêu dùng thực tế, người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ

mua về.

Người làm marketing cần xác định rõ những ai tham gia vào quá trình mua sản phẩm của mình để có các biện pháp marketing gây ảnh hưởng đến họ.

2.2.6.2. Các dạng hành vi mua

Trong quá trình mua, đôi khi người tiêu dùng thực hiện cả 5 bước của quá trình quyết định mua như đã phân tích ở trên. Nhưng có thể họ chỉ thực hiện một hoặc một số bước và điều này phụ thuộc vào mức độ cân nhắc của người mua và mức độ khác biệt của các thương hiệu. Mức độ cân nhắc khi mua thay đổi tùy theo đặc trưng của sản phẩm cần mua. Các sản phẩm có mức độ cân nhắc cao có ít nhất một trong ba đặc điểm sau: 1. Đắt giá; 2. Có thể có hậu quả xã hội nghiêm trọng; 3. Có thể phản ánh hình ảnh xã hội của người mua. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy bốn kiểu hành vi mua phổ biến dựa trên mức độ cân nhắc của người tiêu dùng và mức độ khác biệt về thương hiệu như sau:

Nhiều cân nhắc Ít cân nhắc

Các thương hiệu

có nhiều khác biệt Hành vi mua phức tạp

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng

Các thương hiệu không có nhiều

khác biệt

Hành vi mua thỏa hiệp Hành vi mua theo thói quen

Hình 2.9: Các dạng hành vi mua của người tiêu dùng cuối cùng a. Hành vi mua phức tạp

- Người tiêu dùng có hành vi mua sắm phức tạp khi họ tham gia nhiều vào việc mua sắm và ý thức rõ những khác biệt lớn giữa các nhãn hiệu.

- Người tiêu dùng tham gia nhiều trong những trường hợp sản phẩm đắt tiền, ít khi mua, có nhiều rủi ro, và có tác dụng tự biểu hiện cao.

- Thông thường người tiêu dùng đó không biết nhiều lắm về loại sản phẩm và phải tìm hiểu nhiều.

Đối với hành vi mua phức tạp, người tiêu dùng sẽ phải trải qua một quá trình gồm 3 bước cơ bản là: Xây dựng niềm tin về sản phẩm; Thái độ đối với sản phẩm; và Lựa chọn hàng một cách thận trọng.

Các doanh nghiệp thu hút người có hành vi mua sắm phức tạp thông qua các hoạt động như:

- Hiểu được hành vi của người tiêu dùng - Thu nhập thông tin về người tiêu dùng - Đánh giá người tiêu dùng

- Xây dựng những chiến lược nhằm hỗ trợ người tiêu dùng tìm hiểu những tính năng của sản phẩm, tầm quan trọng tương đối của chúng và sự đánh giá cao về những tính chất quan trọng của nhãn hiệu doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo sự khác biệt giữa các nhãn hiệu

- Sử dụng phương tiện in ấn và bài giới thiệu dài để mô tả những ích lợi của nhãn hiệu

- Động viên nhân viên bán hàng của cửa hàng và những người quen của người mua để tác động đến việc lựa chọn nhãn hiệu cuối cùng.

b. So sánh thấp (hành vi mua hài hòa)

Mua các sản phẩm có mức độ cân nhắc cao nhưng người tiêu dùng không nhận thấy sự khác biệt nhiều giữa các thương hiệu. Trong trường hợp này, giá cả hoặc sự tiện lợi của hệ thống phân phối (như cửa hàng thuận tiện) đóng vai trò quyết định trong sự lựa chọn của họ. Các thông tin marketing của doanh nghiệp phải nhằm tạo dựng niềm tin và đưa ra những đánh giá để giúp người tiêu dùng yên tâm với cách lưạ chọn của mình.

c. Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng có thể gặp trong những tình huống sau: - Người tiêu dùng ít để ý đến sản phẩm dịch vụ của mọi doanh nghiệp - Các nhãn hiệu khác nhau rất nhiều

- Người tiêu dùng thay đổi nhãn hiệu rất nhiều lần - Người tiêu dùng cũng có những niềm tin nào đó

- Người tiêu dùng chọn nhãn hiệu mà không cần cân nhắc. - Người tiêu dùng thực hiện đánh giá nhãn hiệu sau khi mua

- Người tiêu dùng thay đổi nhãn hiệu ở lần mua sau vì một số tính chất của sản phẩm - Khi người tiêu dùng thay đổi nhãn hiệu chỉ là để tìm kiếm sự đa dạng (có thể chỉ là để đỡ nhàm chán chứ không phải vì không hài lòng).

Các doanh nghiệp thu hút người có hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng thông qua các hoạt động như:

- Sử dụng chiến lược marketing khác nhau đối với những nhãn hiệu dẫn đầu thị trường và những nhãn hiệu thứ yếu.

- Người dẫn đầu thị trường sẽ cố gắng khuyến khích hành vi mua sắm thông thường bằng cách khống chế phần lớn không gian trưng bày hàng, không để xảy ra trường hợp hết hàng dự trữ và bảo trợ việc quảng cáo nhắc nhở thường xuyên.

- Những doanh nghiệp thách thức thị trường thì khuyến khích tìm kiếm sự đa dạng bằng cách chào giá thấp hơn, ký kết hợp đồng, phiếu tiền thưởng, đưa mẫu hàng miễn phí và quảng cáo trình bày những lý do nên thử những thứ mới.

d. Hành vi mua thông thường (quán tính, theo thói quen)

Hành vi mua thông thường mang những đặc điểm sau: - Ít có sự tham gia của người tiêu dùng

- Nếu người tiêu dùng cố tìm nhãn hiệu cũ, thì đó chỉ là do thói quen, chứ không phải là một sự trung thành với nhãn hiệu.

- Người tiêu dùng mua những sản phẩm rẻ tiền và mua thường xuyên.

- Thông thường trong trường hợp này, hành vi của người tiêu dùng không trải qua trình tự bình thường niềm tin/ thái độ/ hành vi.

- Người tiêu dùng không ra sức tìm kiếm thông tin về các nhãn hiệu, đánh giá các đặc điểm của chúng, rồi đi đến quyết định mua nhãn hiệu nào.

- Người tiêu dùng thụ động tiếp nhận thông tin khi xem truyền hình hay các mục quảng cáo trên báo chí.

- Sự cạnh tranh quảng cáo tạo ra sự quen thuộc với nhãn hiệu chứ không tạo ra sự tin tưởng vào nhãn hiệu.

- Người tiêu dùng không hình thành một thái độ rõ ràng về một nhãn hiệu, mà lựa chọn nó chỉ vì nó quen thuộc.

- Sau khi mua, họ có thể không đánh giá việc lựa chọn vì họ không quan tâm nhiều đến sản phẩm đó.

Các doanh nghiệp thu hút người có hành vi mua thông thường bằng các hoạt động như:

- Về sản phẩm và thiết kế sản phẩm:

+ Chuyển sản phẩm không cần để ý nhiều thành sản phẩm cần để ý nhiều. Điều này có thể thực hiện được bằng cách gắn sản phẩm đó với những vấn đề liên quan

+ Sản phẩm có thể được gắn liền với một tình huống cá nhân nào đó

+ Bổ sung thêm một tính chất quan trọng cho một sản phẩm ít cần để ý, chẳng hạn như bổ sung vitamin cho nước uống thường.

- Đối với chính sách giá: Sử dụng giá cả và các biện pháp kích thích tiêu thụ để kích thích việc dùng thử sản phẩm, vì người mua không gắn bó chặt chẽ với bất kỳ nhãn hiệu nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với chính sách xúc tiến:

+ Khi quảng cáo chỉ nên nhấn mạnh vào một vài điểm then chốt. Những biểu tượng và hình ảnh rất quan trọng, bởi vì chúng dễ nhớ và gắn liền với nhãn hiệu.

+ Các chiến dịch quảng cáo phải lặp đi lặp lại nhiều lần với thời lượng ngắn. Truyền hình có hiệu quả hơn các phương tiện báo chí, vì nó là một phương tiện không cần chăm chú nhiều nên rất phù hợp với trường hợp lĩnh hội tri thức thụ động.

+ Việc lập kế hoạch quảng cáo phải dựa trên cơ sở lý thuyết quyết định cổ điển theo đó người mua học cách nhận diện một sản phẩm nhất định theo biểu tượng được gắn vào nó nhiều lần.

+ Quảng cáo có thể tìm cách gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ về giá trị cá nhân hay lòng tự trọng.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Hành vi khách hàng (Trang 31 - 34)