PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến “dồn điền đổi thửa”
- Nghị quyết 06 của Bộ chính trị, tháng 11/1999 đã xác định “về tích tụ ruộng đất, việcchuyển nhượng quyền sử dụng, tích tụ và tập trung ruộng đất là hiện tượng sẽ diễn ra trong trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá lớn. Việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước”.
-Đai hộilần thứ VII- 6/1991 đã xácđịnh: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài''.
- Hội nghị trung ương 2 khoá VII tháng 3/1992: “Quyết định việc chuyển đổi,
Đại học Kinh tế Huế
quy định cụ thể theo hướng khuyến khích nông dân an tâm đấu tư kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện từng bước tích tụ ruộng đất trong giới hạn hợp lý để phát triển sản xuất hàng hoá, đi đôi với mở rộng phân công lao động và phân bố lao động gắn với quá trình. Quy định rõ các điều kiện cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ngăn chặn tình trạng người sống bằng nghề nông không còn ruộng đất, người mua quyền sử dụng ruộng đất không phải để sản xuất mà là để buôn bán ruộng đất, phát canh thu tô. Mức tập trung đất và một số hộ cũng phải qui định giới hạn tối đa tuỳ theo vùng và loại đất”.
Từ những chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá bằng những văn bản pháp luật cụ thể:
- Hiến pháp năm 1992 đã công bố “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo qui hoạch và pháp luật”.
- Tại điều I của luật đất đai1993, đã quiđịnh “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Nhà nước giao đất cho (các tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước, chính trị,xã hội,đơn vị lực lượng vũ trang), hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất lâu dài. Ngoài ra, Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê đất.
Nghi định 64/CP của Chính phủ ban hành ngày27/9/1993 “về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp trong đó đã qui định rõ các nguyên tắc giao đất, đối tượng được giao đất, thời hạn giao đất và hạn mức đất dược giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.
- Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết về phân hạng đất và tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Luật Đất đai 2003 có hiệu lực ngày 1/7/2004 quy định: Người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) khi có đủ các điều kiện: Có giấy chứng nhận QSDĐ; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất. Với các quy định này, phạm vi chủ thể được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đãđược mở rộng hơn.
- Điều 102, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29/10/2004 về việc
Đại học Kinh tế Huế
do Nhà nước giao đất hoặc chuyển đổi, nhậnchuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thìđược chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo chủ trương chung về “dồn điền đổi thửa” thì không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyền quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Như vậy có thể nói, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về việc chuyển đổi ruộng đất thực hiện “dồn điền đổi thửa” trong nông nghiệp đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tích tụ và tập trung đất đai. Tuy nhiên, văn bản pháp luật ban hành chậm. Bên cạnh đó Chính phủ chưa có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với các tỉnh, thành phố để hướng dẫn nông dân thực hiện chuyển đổi ruộng đất, thực hiện dồn điền đổi thửa mà để các tỉnh thành phố thấy cần thiết thì triển khai.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG 2