PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
2.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở các hộ điều tra
2.4.2. Quỹ đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra
Qua điều tra cho thấy quỹ đất đai của nhóm hộ khác nhau và ở các thôn khác nhau là khác nhau, điều đó được thể hiện qua bảng 11. Ở thôn Khuông Phò diện tích sản xuất bình quân của nhóm hộ thuần nông là 15.875 m2, hộ kiêm là 47.985 m2và hộ ngành nghề dịch vụ ở đây là 400 m2.Ở thôn ThủLễ 2 diện tích đất canh tác bình quân của nhóm hộ thuần nông là 19.145 m2, nhóm hộ kiêm là 46.577 m2 và nhóm hộ ngành nghề là 651 m2. Còn ở thôn Thủ Lễ 3 thì diện tích sản xuất bình quân của nhóm hộ thuần nông là 12.350 m2, nhóm hộ kiêm là 44.573 m2 và nhóm hộ ngành nghề là 776 m2. Nhìn chung ở cả 3 thôn điều tra thì nhóm hộ ngành nghề dịch vụ có diện tích sản xuất bình quân thấp nhất, nguyên nhân là do nhóm hộ này thường không chú tâm vào việc đầu tư sản xuất nông nghiệp mà hộ chỉ chuyên tâm vào làm ngành nghề dịch vụ.
Qua bảng 11 cho chúng ta thấy ở thôn Thủ Lễ 2 nhóm hộ thuần nông và hộ kiêm có số diện tích đất sản xuất tương đối cao, đây là kết quả của việc thuê, mướn đất giữa các nhóm hộ. Để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất của hộ, các hộ này đãđi thuê đất của các hộ làm ngành nghề. Các hộ ngành nghề dịch vụ không còn giữ đất để sản xuất nữa mà hộ cho các hộ khác thuê để chuyển sang làm ngành nghề dịch vụ. Để thấy rõ được sự mạnh dạn trong đầu tư và xu hướng phát triển ngành nông nghiệp của các hộ nông dân chúng tôi tiến hành phân loại đất sản xuất thành 2 loại: đất được giao và đất nhận thầu, thuê mướn. Qua điều tra chúng tôi thất đa số các hộ nông dân thuộc nhóm hộ Thuần nông và Kiêm đều sử dụng hết diện tích đất được giao, có nhiều hộ còn đi nhận thầu, thuê mướn thêm diện tích để mở rộng quy mô sản xuất, tăng gia sản xuất, thành lập các mô hình kinh tế trang trại quy mô nhỏ và vừa. Còn nhóm hộ ngành nghề dịch vụ, một số hộ đã cho các hộ khác thuê đất canh tác của mình vì hộ không có thời gian cho sản xuất nông nghiệp nên năng suất thấp hoặt đất bị bỏ hoang hoá. Cụ thể ở thôn Khuông Phò nhóm hộ thuần nông có 15.875 m2đất sản xuất nhưng trong đó họ đãđi thầu, thuê mướn là 5.500 m2 của các hộ khác, chiếm 34,65% diện tích đất sản xuất. Còn nhóm hộ ngành nghề dịch vụ phần lớn diện tích đất canh tác được giao nhưng họ không tiến hành sản xuất mà cho các hộ khác thuê mướn.
Đại học Kinh tế Huế
Ở thôn Thủ Lễ 2 cũng vậy, nhóm hộ thuần nông có 19.145 m2đất sản xuất nhưng trong đó họ đã đấu thầu, thuê mướn là 10.000 m2 của các hộ khác, chiếm tới 52,23%
diện tích đất sản xuất. Trong khi đó nhóm hộ kiêm cũng đi đấu thầu, thuê mướn với tỷ lệ lớn đó là 50.303 m2 chiếm tới 43,69% diện tích đất sản xuất, có thể nói nhóm hộ kiêm này đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, họ chú tâm vào phát triển nông nghiệp đặc biệt trong thời gian vừa qua nhóm hộ này nhận thầu thêm ruộng để tạo ra nhiều mô hình trang trại nhỏ và vừa. Còn nhóm hộ ngành nghề dịch vụ mặc dù có diện tích đất sản xuất nhưng các hộ này đều không tiến hành sản xuất.
Ở thôn Thủ Lễ 3 diện tích đất canh tác của nhóm hộ thuần nông là 12.350 m2 trong đó diện tích thuê mướn là 3.000 m2 chiếm 24,29%, nhóm hộ kiêm có có diện tích đấu thầu, thuê mướn là 11.000 m2 chiếm 24,68% diện tích đất canh tác. Còn nhóm hộ ngành nghề dịch vụ, một số hộ đã cho các hộ khác thuê đất canh tác của mình vì hộ không có thời gian cho sản xuất nông nghiệp nên năng suất thấp hoặc đất bị bỏ hoang hoá.
Công tác dồn điển đổi thửa, ghép các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn hơn là chủ trương và chỉ đạo của tỉnh cũng như của huyện, nhằm khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra ở các địa phương là khác nhau, tuỳ thuộc vào sự ủng hộ của nhân dân. Thực tế cho thấy có sự thuê mướn đất canh tác giữa các nhóm hộ với nhau để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đây chính là quá trình tích tụ tập trung ruộng đất để tối ưu hoá quy mô sản xuất của hộ. Một số hộ ngành nghề dịch vụ đã cho thuê mướn toàn bộ diện tích đất canh tác của mình và quá trình này diễn ra đã thúc đẩy ngành nghề dịch vụ phát triển góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.
Qua việc điều tra ở 3 thôn ta thấy đất canh tác bình quân trên laođộng thôn Thủ Lễ 2 trong nhóm hộ thuần nông và nhóm kiêm là cao hơn các xã khác với nhóm thuần nông là 1.473 m2, hộ kiêm là 863 m2, còn nhóm hộ ngành nghề dịch vụ thì hầu như không có.Ở thôn Thủ Lễ 3 diện tích đất canh tác bình quân trên laođộng của nhóm hộ thuần nông là 1.372 m2, kiêm là cao nhất với 891 m2.
Đại học Kinh tế Huế
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Chỉ tiêu
Khuông Phò Thủ Lễ 2 Thủ Lễ 3 Bình quân chung
TN Kiêm NN-
DV TN Kiêm NN-
DV TN Kiêm NN-
DV BQ TN Kiêm NN-
DV Tổng DT 17.255 54.875 1.930 20.145 50.667 2.261 13.100 47.673 1.436 23.260,2 16.833,3 51.071,7 1.875,7 1. Đất thổ cư 1.380 6.890 1.530 1.000 4.090 1.610 750 3.100 660 2.334,4 1.043,3 4.693,3 1.266,7 2. Đất canh tác 15.875 47.985 400 19.145 46.577 651 12.350 44.573 776 20.925,8 15.790 46.378,3 609 2.1 Đất trông cây
hàng năm 15.875 47.985 400 19.145 46.577 651 12.350 44.573 776 20.925,8 15.790 46.378,3 609 2.2 Phân loại theo
nguồn gốc
a. Đất được giao 10.375 42.485 12.765 9.145 39.127 14.761 9.350 33.573 8.612 20.021,4 9.623,3 38.395 12.046 b. Đất nhận thầu,
thuê mướn 5.500 7.000 - 10.000 9.000 - 3.000 11.000 - 5.055,6 6.166,7 9.000 -
3. Một số chỉ tiêu BQ
3.1 Đất canh
tác/khẩu 635 533 13 638 548 19 618 611 37 405,6 630,2 563,9 22,8
3.2 Đất canh tác/lđ 1.323 827 22 1.473 863 33 1.372 891 55 762,2 1.389,3 860,4 36,7
Đại học Kinh tế Huế
Tóm lại, việc nghiên cứu tình hình quỹ đất đai của nhóm hộ điều tra phần nào giúp chúng ta hiểu được một cách chung nhất về quỹ đất đai của từng nhóm hộ trong từ thôn, từ đó thấy được xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ trên cơ sở đất đai.