PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hìnhđất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt hàng đầu không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập của hơn 70% dân số nước ta. Ngoài ra, còn là nơi tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến và hàng nông sản xuất khẩu. Với quỹ đất thì có hạn và dân số lại ngày càng tăng, đây là một nghịch lý mà nhân loại đang phải đối mặt.
Theo sốliệu kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010 cho thấy, xã Quảng Phước có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.267,77 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 689,74 ha chiếm 54,4% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 563,76 ha chiếm 44,47%, đất chưa sử dụng là 14,27 ha chiếm 1,13% tổng diện tích tự nhiên.
Đất đai của Quảng Phước có nguồn gốc từ đất phù sa được bồi tụ bởi con sông Bồ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất phù sa có tầng đất mặt giàu hữu cơ rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, mặc dù quá trình khai phá sử dụng loại đất này không lâu nhưng có triển vọng sử dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản.
Mặt khác, do điều kiện địa hình trũng thường xuyên bịngập và nhiễm mặn nênđất đai của xã có một phần diện tích bị nhiễm phèn, gây khókhăn cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiênđất bịnhiễm phèn chưa nặng, độ pH còn thấp, nên vẫn cóthể cải tạo được để sử dụng vào sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, để sử dụng có hiệu quả quỹ đất đai hiện có, cần phải quan tâm tới công tác thuỷ lợi và giải quyết lũ lụt, cần có biện pháp cải tạo đất nhiễm phèn.
Đại học Kinh tế Huế
Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước của xã Quảng Phước bao gồm hai nguồn nước chính: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Quảng Phước chủyếu nhờ vào nước từsông Ô Lâu và sông Bồ, nước mưa và nước các con kênh, rạch chảy qua xã.
Tuy nhiên, lượng nước trong mùa mưa quá lớn, nước trở nên dư thừa gây ra ngập úng đất. Ngược lại trong mùa khô lượng nước mặt thiếu hụt gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm:
Theo kết quả thăm dòđịa chất thuỷ văn cho thấy tầng nước ngầm của xãtương đối phong phú, có đều quanh năm và phân bốtrên diện rộng là nguồn nước cung cấp cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, chủ yếu của người dân, mực nước sâu từ 1 - 4 m. Tuy nhiên, đây là một vùng được phù sa sông Bồ và Ô Lâu bồi đắp hàng năm, phù sa trộn lẫn với cây cối mục nát, và cũng do ảnh hưởng của các nguồn thải từ khu dân cư, từ chăn nuôi và các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp đã làm cho chất lượng nước ở một số vùng trong xã bị ô nhiễm và kém chất lượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người dân trong vùng. Hiện nay nguồn nước ngầm chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nhỏ và các sinh hoạt khác.
Tài nguyên biển và đầm phá
Quảng Phước có hơn 3 km chiều dài bãi ngang hệ thống đầm phá Phá Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, phá có dạng địa hình thuỷ vực sông như một dòng chảy hẹp kéo dài với nhiều loài sinh vật thuỷ sinh sinh sống kéo theo hệ sinh vật ở đây khá đa dạng và phong phú.
2.1.2.2. Tình hình nhân khẩu, lao động
Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, trình độ con người quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất.
Đặc điểm lao động của địa phương tương đối trẻ, chiếm khoảng 60% tổng số lao động trong độ tuổi. Lực lượng này phần lớn có trình độ và có khoảng 25% đã qua
Đại học Kinh tế Huế
đào tạo nghề. Tuy nhiên đa số lực lượng này đãđi làm ăn ở ngoại tỉnh, số lao động trẻ trong nông nghiệp còn lại rất ít.
Về lao động trong độ tuổi của xã rất lớn và tương đối trẻ, có trình độ. Hiện có 6.192 lao động trong độ tuổi, chiếm 51,5% dân số của xã, trong đó khoảng 3.110 đã qua đào tạo. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm so với trước, cụ thể là: Nông nghiệp 4.334 lao động chiếm 70%. Tiểu thủ công nghiệp có 620 lao động chiếm 10%. Dịch vụ có 1.238 lao động chiếm 20%. Tình hình dân số và lao động của xã Quảng Phước được thể hiện qua bảng 3.
2.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế- xã hội của xã.
Mặc dù, xã đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, qua bảng3 ta thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế của xã. Mặc dù diện tích đất canh tác có chiều hướng giảm dần do quá trình đô thị hoá nhưng năng lực sản xuất và tiềm năng vẫn được phát huy, cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, những thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Việc đầu tư thâm canh được thực hiện nên năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Qua bảng 3, năm 2010 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 90.400 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2009, bình quân 3 năm tăng 12%, trong đó nông nghiệp chiếm 61,79%.
Những năm gần đây ngành tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ đang dần phát triển, nên giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng, năm 2010 chiếm 38,21% tăng so với năm 2009 là 10,45%.
Như vậy, với các chỉ tiêu trên cho thấy cơ cấu kinh tế của xãđang có xu hướng phát triển tốt theo hướng CNH – HĐH, và ngành nông nghiệp cũng đã phát triển theo
hướng hàng hoá.Đại học Kinh tế Huế
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển (%)
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu
(%) 09/08 10/09 BQ I.Tổng diện tích đất tự
nhiên Ha 1.267,77 100 1.267,77 100 1.267,77 100 100 100 100
1.Đất Nông nghiệp Ha 732,77 57,8 713,75 56,3 689,74 54,4 97,40 96,63 97,02
DT đất NN/hộ NN ha/hộ 0,613 0,6 0,536
DT đất NN/Lđ NN ha/lđ 0,203 0,196 0,196
II.Tổng số hộ Hộ 1.819 100 1.865 100 1.916 100 102.53 102.73 102.63
1.Hộ nông nghiệp Hộ 1.195 65,7 1.189 63,8 1.287 62 99.50 108.24 103.87
III.Tổng số nhân khẩu Người 8.039 100 8.066 100 8.183 100 100.34 101.45 100.89
1. Trong độ tuổi lao động Người 4.904 61 5.008 62,1 5.016 61,3 102.12 100.16 101.14
IV. Tổng số lao động Lao động 4.904 100 5.008 100 5.016 100 102.12 100.16 101.14
1.Lao động nông nghiệp Lao động 3.609 73,6 3.646 72,8 3.511 70 101.03 96.30 98.66
2.Lao động CN- TTCN Lao động 1.295 26,4 1.362 27,2 1.505 30 105.17 110.50 107.84
V. Tổng giá trị sản xuất Tr. đồng 72.120 100 78.611 100 90.400 100 109.00 115.00 112.00
1. Ngành Nông nghiệp Tr. đồng 44.923 62,29 47.335 60,21 55.857 61,79 105.37 118.00 111.69
2. Ngành TTCN–DV Tr. đồngĐại học Kinh tế Huế27.197 37,71 31.276 39,79 34.543 38,21 115.00 110.45 112.72
2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng:
a. Giao thông: Tổng chiều dài đường giao thông phục vụ cho hoạt động thông suốt từ xã đến thôn xóm, giao thông nội đồng và đê chống mặn trong toàn xã là: 45,2 km.Đường thôn xóm có xe cơ giới đi lại thuận tiện 7,3 km, chiếm 36,5%. Đường trục chính nội đồng đãđược kiên cố hoá là 1,5 km, chiếm 10%.
b. Thuỷ lợi: Tổng chiều dài hệ thống kênh mương, thủy lợi là 50,952 km. Số km kênh mương doxã quản lý là 19,9 km.
c. Điện:Hệ thống điện trên địa bàn xã được cấp từ nguồn điện quốc gia và luôn được đầu tư nâng cấp, sữa chửa đảm bảo phục vụ nhu cầu về điện của nhân dân cả điện sinh hoạt, sản xuất và phát triển dịch vụ
d. Giáo dục: Tổng số trường học hiện có 4 trường, 73 phòng học. Trong đó trường THCS: 20 phòng, trường tiểu học số 1: 20 phòng , trường tiểu học số 2: 16 phòng, trường mầm non:17 phòng .
e. Cơ sở vật chất văn hoá: Đối với các thôn trên địa bàn xã hiện nay đều có nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hoá của từng thôn, phục vụ cho việc hội họp và tổ chức các hoạt động văn hoá và các phong tục tập quán của nhân dân trong thôn, nhất là các dịp lễ tết. Phát triển kinh tế bền vững phải đi kèm với việc xây dựng một xã hộ lành mạnh, văn minh, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau. Bởi vậy, việc xây dựng đời sống tinh thần phong phú cho người dân là một việc làm thiết thực mang đầy ý nghĩa. Những năm gần đây, đời sống dân cư nông thôn xã Quảng Phước đã thay đổi, số hộ đói đã giảm nay chỉ còn 7,09%,đa số nhà đều được xây dựng kiên cố.