ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 72)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướngcủa xã

Tập trung ruộng đất là một yêu cầu khách quan của sự phát triển vì để tiến đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn chúng ta không thể tiến hàng sản xuất theo quy mô ruộng đất nhỏ lẻ mà đất đai cần phải được tập trung lại với quy mô diện tích đủ lớn để hộ nông dân có thể tập trung đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá các khâu sản xuất...hình thành nên nhiều trang trại sản xuất. Do đó việc dồn điền đổi thửa các diện tích đất manh mún đang là điều mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm, để đưa nền nông nghiệp của nước nhà hội nhập cùng thế giới. Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Quảng Điền cũng như xã Quảng Phước đã có nhiều tiến bộ trong công cuộc dồn điền đổi thửa bằng việc triển khai các văn bản, các Nghị địnhcủa Nhà nước. Địa bàn xãđã có những định hướng sau:

- Quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng nhằm đảm bảo thuận lợi trong quá trình sản xuất cho các hộ nông dân.

- Khuyến khích các hộ nông dân sử dụng đất tập trung theo hướng đẩy mạnh thâm canh trên toàn bộ diện tích gieo trồng, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp hành hoá.

- Tạo điều kiệncho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thu hút các lao động nhàn rỗi trong nông thôn.

- Ngoài ra còn khuyến khích và giúp đở các hộ nông dân đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng phân tán ruộng đất đang tồn tại sau quá trình dồn điền đổi thửa trong thời gian tới.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến manh mún đất đai, để đưa ra những giải pháp tác động phù hợp, bên cạnh đó là từ những tác động tiêu cực của tình trạng manh mún đất đai để đưa ra những giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của nó.

Để đưa ra những giải pháp phù hợp với các hộ sau khi chuyển đổi nhằm hạn chế ảnh hướng đến sản xuất nông nghiệp, tiến dần sang sản xuất theo hướng hàng hoá. Qua kết

Đại học Kinh tế Huế

cụ thể của huyện, định hướng, tham khảo một số tài liệu và tiếp thu những ý kiến đóng góp của những người có liên quan đề tài, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể:

3.2.1. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân

Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra từ khâu xây dựng phương án đến khâu triển khai thực hiện. Từ chi bộ đảng viên phải thống nhất ý chí trước. Từng thôn, tổ phải tổ chức cho các hộ học tập chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Chính quyền hướng dẫn cho các hộ trao đổi thảo luận công khai từ diện tích, hạng đất, quy mô đất, từng vùng, từng loại đất cụ thể, cách thức chuyển đổi để mọi người nhận thức được đúng lợi ích và tính cấp thiết của chuyển đổi ruộng đất. Dựa vào ý kiến thảo luận dân chủ của nhân dân, chính quyền xã, thôn xây dựng phương án phù hợp pháp lý và thuận lòng dân. Để dân biết, dân bàn đảm bảo công bằng xã hội. Cán bộ đảngviên nhận ruộng bìnhđẳng như dân.

3.2.2. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.

Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải tính toán nhu cầu cụ thể sử dụng cho giao thông, thủy lợi, quỹ đất công ích 5%... Các địa phương đã chuyển đổi thành công đều phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho dài hạn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình cũng như quy hoạch chung của tỉnh, của nước nhiều khi nơi đã có quy hoạch đã tổ chức triển khai xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng bằng công sức của dân và có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước như Huyện, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đây là cơ sở để tiến hành tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc quy hoạch thì chưa đủ mà cần kết hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với việc tổ chức lại sản xuất. Quá trình tổ chức lại sản xuất bao gồm nhiều vấn đề, trong đó tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng là quan trọng nhất, tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu công tác quy hoạch này thì phải gắn với việc xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo đó tạo lập vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Qua kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy cùng với việc

Đại học Kinh tế Huế

hộ nông dân có vốn, kỹ thuật và lao động canh tác trong vùng này, nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, vốn và những lợi thế về lao động, kỹ thuật của từng hộ.

Bên cạnh đó việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã, huyện thì quy hoạch sử dụng đất phải gắn với cải tạo các vùng đất có vấn đề, xây dựng lại đồng ruộng, tiến hành kiến thiết đồng ruộng và trên cơ sở đó để sắp xếp bố trí ruộng đất cho từng hộ sử dụng đảm bảo dồng bộ để thực hiện thâm canh, canh tác nhằm tăng năng suất.

3.2.3. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục và vận động người dân tham gia.

Dồn điền đổi thửa là một công việc khó khăn, phức tạp có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện, triển khai, trong đó phải kể đến nhận thức của người dân, một đặc điểm của nông dân là tính bảo thủ, trìnhđộ văn hóa còn thấp vì vậy người dân còn chưa nhận thức hết được vai trò ý nghĩa của công tác dồn điền đổi thửa, chính điều này đã gây ra một khó khăn không nhỏ cho công tác dồn điền đổi thửa vì vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi người hiểu chủ trương và chính sách của Đảng, thấy được ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa, để làm được điều này thì bản thân các cán bộ ở xã, thôn phải hiểu và thông suốt trước sau đó vận động và tuyên truyền, giáo dục người dân. Ngoài ra chỉ ra cho người nông dân thấy hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa ở một số địa phương thành công, vì nếu thấy nơi nào đó làm thành công thì người dân sẽ làm theo ngay, đây là một tâm lý chung của người nông dân. Như vậy cùng với các công việc khác thì phải kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng thấy được sự cản trở của tình trạng đất đai manh mún phân tán đất đai đối với sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó làm cho người dân hiểu và tự nguyện tham gia đông đảo.

Để làm tốt công tác này thì phải tổ chức các hội nghị tại thôn để vận động và thuyết phục người sử dụng đất thấy được cái lợi nhiều mặt của chủ trương đúng đắn này, cần phải áp dụng nhiều phương pháp tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính thiết thực và phù hợp. Bên cạnh đó trong nội bộ của Đảng phải thảo luận kỹ, từ chính quyền địa phương đến người dân về chủ trương, các bước tiến hành, nội dung phương pháp tiến hành, quy hoạch chi tiết và phương án dồn

Đại học Kinh tế Huế

của các cấp Đảng uỷ, quản lý của chính quyền và sự tham gia đông đảo của quần chúng.

3.2.4. Giải pháp về khuyến nông

Các hoạt động khuyến nông hiện nay chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền, phổ cập, hướng dẫn các kỹ thuật canh tác thích hợp cho các hộ nông dân, xây dựng những mô hình mầu về kỹ thuật canh tác với mục đích phổ biến nhân rộng, đưa các giống mới vào sản xuất...Qua thực tế điều tra cho thấy có hơn 90%ý kiến hộ nông dân là cần được phổ biến kiến thức về trồng cây gì, con gì, mở rộng sản xuất như thế nào cho phù hợp, song khi tiến hành dồn đổi ruộng đất thì ở địa phương có rất ít chương trình phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, cũng như việc hội thảo giúp người nông dân nhân thức rõ hơn về việc định hướng cho phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp. Do vậy, cần có sự tăng cường về khuyến nông bằng cách:

+ Tổ chức những cuộc hội thảo gắn với việc định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Mở các lớp đào tạo, tập huấn ngắn và dài hạn cho các cán bộ khuyến nông nhất là khuyến nông viên cơ sở.

+ Tổ chức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, giúp nông dân về kiến thức, cho các hộ đi thăm quan những mô hình kinh tế làm ăn giỏi để học tập, trao đổi kinh nghiệm....

3.2.5. Giải pháp về thị trường.

Sản xuất hàng hoá phải gắn liền với thị trường tiêu thụ, sản phấp đầu ra tiêu thụ được và tiêu thụ một cách dễ dàng thì số lượng đầu vào sẽ tăng lên. Do vậy, việc mở rộng hoạt động xúc tiến thương mai để giúp các địa phương, các hộ nông dân chủ động tiêu thụ sản phẩm làm ra với giá bán hợp lý là rất cần thiết sau khi các hộ đã dần chuyển đổi sang hướng sản xuất hàng hoá.

+ Thúc đẩy nhiều doanh nghiệp, HTX đứng ra tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo ra mối quan hệ 4 nhà.

+ Xây dựng các chợ đầu mối thu mua sản phẩm nông sản tạo sự thuận tiện cho người dân. Nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ đảm bảo cho người nông dân

Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)