Quá trình dồn điền đổi thửa tại xã Quảng Phước

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 47)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

2.3. Quá trình dồn điền đổi thửa tại xã Quảng Phước

2.3.1. Thực trạng đất đai xã Quảng Phước sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP năm 1993.

Xã Quảng Phước tại thời điểm giao đất theo ND 64/CP có 1.617 hộ, 7.361 khẩu trong đó có1.234 hộ, 5.829 khẩu với 2.339 lao động thuộc khu vực nông nghiệp. Toàn xã có diện tích tự nhiên là 1.048 ha, trong đó có: 725,54 ha đất nông nghiệp.Tổng diện tích quỹ đất nông nghiệp đưa vào sử dụng là409,804 ha và đất công ích (5%) là 22,49 ha.

Thực hiện ND 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, cuối năm 1993 xã Quảng Phước (gồm 3 HTX: HTX Mai Dương, HTX Lâm Lý, HTX Đông Phước) cơ bản đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp ổn định cho người dân. Với 725,54 ha diện tích đất nông nghiệp của xã thì trongđó tổng quỹ đất nông nghiệp đưa

Đại học Kinh tế Huế

nông nghiệp. Trong đó, HTX Mai Dương là 52,17 ha chiếm 12,9% diện tích được giao, HTX Lâm Lý là 47,17 ha chiếm 11,7% ha đất được giao, HTX Đông Phước là 304,50 ha chiếm 75,4% diện tích được giao. Sở dĩ có sự khác biệt giữa các HTX như vậy là do: tại 2 HTX Mai Dương và Lâm Lý bao gồm các thôn Mai Dương, Phước Lý, Phước Lâm, Hà Đồ và Phước Lậplà các thôn nằm ven phá Tam Giang nêncó địa hình chủ yếu là vùng trũng, đất đai thường xuyên bị nhiễm mặn. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp thường bị mất mùa nên diện tích đất ở khu vực này chủ yếu là để nuôi trồng thuỷ sản. Ngược lại, HTX Đông Phước gồm 3 thôn: Thủ Lễ 2, Thủ Lễ 3 và Khuông Phò lại là khu vực đồng bằng và là nơi sản xuất lúa chính của xã nên diện tích đất nông nghiệp ở đây chiếm phần lớn trong tổng diện tích nông nghiệp được giao.

Qua bảng7 ta thấy, số hộ được giao đất ổn định lâu dài 1.234 hộ chiếm 76,3%

hộ trong xã, bình quân mỗi hộ có 7,1 thửa ruộng. Trong đó, đặc biệt có hộ nhận cao nhất đến 14 thửa, hộ thấp nhất nhận được 1 thửa. Bình quân diện tích đất nông nghiệp được giao/khẩu là 696 m2/khẩu. Có hộ nhận được thửa diện tích cao nhất 3.250 m2 nhưng có hộ nhận được thửa diện tích chỉ 30 m2. HộSau khi giao, tổng số thửa toàn xã là 8.767 thửa và bình quân diện tích mỗi thửa là 460,0 m2/thửa.

Như vậy, ruộng đất giao cho hộ gia đình phần lớn đều manh mún, phân tán nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất của hộ, nhất là mức độ hao phí về lao động. Do đó, đã làm hộ nông dân không thể đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, cũng như hiệu quả sản xuất thấp. Thêm nữa là khi giao đất cho hộ nông dân phần lớn các xứ đồng chưa được kiến thiết hệ thống hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi nôi đồng không được kiến thiết thêm. Vì thế cơ giới hóa hoạt động sản xuất khó phát triển mạnh nhất là khâu vận chuyển.Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tiêu ĐVT HTX Mai Dương HTX Lâm-Lý HTX Đông Phước Tổng I. Giao đất theo NĐ 64/CP

1. Tổng DT đất NN giao ha 52,17 47,17 304,50 403,84

2. Số hộ NN được giao ruộng hộ 187 137 910 1.234

3. Số khẩu NN được giao ruộng khẩu 867 599 4.334 5.800

4. DT bình quânđất NN/khẩu m2/khẩu 602 787 702 696

5. Tổng số thửa đất đã giao thửa 2.030 822 5.915 8.767

II. Tình hình manh mún sau giaođất theo NĐ 64/CP

1. BQ số thửa/hộ 10,8 6,5 6,0 7,1

2. Số thửa hộ nhận cao nhất thửa 13 7 14 14

3. Số thửa hộ nhận thấp nhất thửa 2 5 1 1

4. BQ diện tích/thửa m2/thửa 257 574 515 460

5. DT thửa lớn nhất m2 2.500 2.250 3.250 3.250

6. DT thửa nhỏ nhất m2 50 35 30 30

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của xã Quảng Phước)

Đại học Kinh tế Huế

2.3.2. Tình hình dồn điền đổi thửa tại xã

Dồn điền đổi thửa là quá trình phức tạp khó khăn liên quan đến nhiều vấn đề, đụng chạm đến lợi ích của người dân. Do đó, để triển khai thực hiện được quá trình này đòi hỏi phải có sự nhất trí cao của bà con nông dân. Sự đồng tình nhất trí ủng hộ của người dân ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình này.

Bảng7: Tình hình dồn điền đổi thửa ở xãđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Mai Dương Lâm Lý Đông Phước

1. Tổng số hộ trong nông thôn - Số hộ được cấp giấy CNQSDĐ - Số hộ tham gia quá trình c/đổi 2. Tổng diện tích canh tác - Diện tích cấp giấy CNQSDĐ - Diện tích tham gia vào c/đổi 3. Tổng số thửa

-Trước khi chuyển đổi - Sau khi chuyển đổi 4. BQ số thửa/hộ -Trước c/đổi -Sau c/đổi

5. Diện tích canh tác BQ/thửa -Trước c/đổi

- Sau c/đổi

hộ hộ hộ ha ha ha

thửa thửa

thửa thửa

m2 m2

310 187 187 52,17 51,80 50,02

2.030 372

10,8 2,0

257 1.345

100 60,3 60,3 100 99,3 95,9

255 137 132 47,17 46,32 45,55

822 263

6,0 2,0

574 1.732

100 53,7 51,8 100 98,2 96,6

1.052 910 910 304,5 272,22 211,63

5.915 1.775

6,5 2,0

515 1.192

100 86,5 86,5 100 89,4 69,5

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ xã Quảng Phước) Qua bảng 8 cho ta thấy số hộ tham gia dồn điền đổi thửa ở 3 HTX có sự tương đồng. Ở hai HTX Mai Dương và Lâm Lý số hộ tham gia đạt đến trên 95% diện tích đất canh tác. Cònở HTX Đông Phước dù có 100% số hộ tham gia dồn đổi nhưng diện tích dồn đổi chỉ đạt 69,5% diện tích canh tác ứng với 211,63 ha. Nguyên nhân này là do qua nhiều năm canh tác, các điều kiện tự nhiên khách quan: lũ lụt, hạn hán,... cũng như chủ quan: người nông dân quá lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dinh dưỡng, đất ngày một trở nên khô cằn không còn khả

Đại học Kinh tế Huế

năng để đưa vào sản xuất được. Diện tích đất này được đưa vào nhóm diện tích đất khó khăn nên không tính vào phần diện tích để chia “dồn điền, đổi thửa”. Thêm vào đó một phần diện tích canh tác đã bị bồi lấp, sạt lỡ, được trích để xây dựng các công trình, quy hoạch mới, xây dựng các hệ thống kênh mương nội đồng. Vì vậy, diện tích tại thời điểm tham gia quá trình dồn đổi của HTX đã giảm rất nhiều so với diện tích đất để chia theo ND 64/CP.

Sự nhất trí tiến hành dồn điền đổi thửa của các hộ nông dân và việc dồn ghép các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn đã làm thay đổi số thửa bình quân trên hộ và diện tích đất canh tác bình quân trên thửa. Ở HTX Mai Dương quá trình dồn điền đổi thửa diễn ra mạnh mẽ nên tổng số thửa sau chuyển đổi chỉ còn 372 thửa, giảm 1.658 thửa tức là giảm 81,67%. Số thửa bình quân trên hộ cũng giảm từ 10,8 thửa xuống còn 2 thửa và diện tích bình quân trên thửa tăng lên từ 257 m2/thửa lên 1.345 m2/thửa. Ở HTX Đông Phước, tổng số thửa trước khi dồn đổi là 5.915 thửa, sau dồn đổi đã giảm xuống còn 1.775 thửa tức là giảm 70%. Số thửa bình quân trên hộ từ 6,5 thửa giảm xuống còn 2,0 thửa. Diện tích đất canh tác bình quân trên thửa tăng từ 515 m2/thửa lên 1.192 m2/thửa. Ở HTX Lâm Lý, tổng số thửa trước khi dồn đổi là 822 thửa, sau dồn đổi đã giảm xuống còn 263 thửa tức là giảm 68%. Số thửa bình quân trên hộ từ 6,0 thửa giảm xuống còn 2,0 thửa. Diện tích đất canh tác bình quân trên thửa tăng từ 574 m2/thửa lên 1.732 m2/thửa.

Qua phân tích tình hình dồn điền đổi thửa ở 3 HTX điều tra ta thấy quá trình này diễn ra khác nhau ở từng địa phương, nó phải xuất phát từ nguyện vọng của người dân phù hợp với lợi ích của dân với từng điều kiện hoàn cảnh nhất định. Dồn điền đổi thửa khắc phục được tình trạng manh mún đất đai, là cơ sở hộ quyết định đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT, đưa máy móc vào sản xuất từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)