PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
2.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở các hộ điều tra
2.4.3. Quá trình dồn điền đổi thửa của nhóm hộ điều tra
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Quảng Điền, xã Quảng Phước đã tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân hưởng ứng phong trào dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên trong các hộ nông dân cũng có nhiều ý kiến khác nhau, những ý kiến này đượctổng hợp tại bảng 12.
Từ sự điều tra thực tế cho thấy ởcác thôn Khuông Phò, Thủ Lễ 2, Thủ Lễ 3 đều có 100% số hộ tham gia dồn đổi với diện tích lần lượt của các thôn Khuông Phò là 6,95 ha; Thủ Lễ 2 là 6,65 ha; Thủ Lễ 3 là 5,45 ha. Trong đó số hộ nhóm ngành nghề dịch vụ đã cho các hộ khác đấu thầu, thuê mướn đất của mình cộng gộp vào đất của người thuê nhưng vẫn đứng tên chủ hộ cho thuêở 3 thôn là 7 hộ ở Khuông Phò; 8 hộ ở Thủ Lễ 2 và 6 hộ ở Thủ Lễ 3. Cách thức tiến hành dồn đổi là rút bù sản lượng, rút bù theo diện tích và bốc thăm rút phiếu. Phương pháp dồn điền đổi thửa thống nhất thực hiện phương pháp rút bù diện tích là quy đổi hệ số cho từng hạng đất, bản chất của phương pháp này là khi dồn đổi hộ nhận đất tốt thì diện tích ít hơn mức bình quân chung, hộ nhận diện tích đất xấu thì nhận diện tích nhiều hơn mức bình quân.Qua điều traở các thôn cho thấy diện tích đất sản xuất cụ thể là đất trồng lúa sẻ được chia làm 4 vùng. Hộ có từ 1 đến 5 khẩu bốc thăm nhận ruộng ở vùng 2 và 3. Hộ có từ 6 đến 10 khẩu bốc thăm nhận ruộng ở vùng 1 và vùng 4. Với cách phân chia như trên thì mỗi hộ có từ 1 đến 2 thửa. Hộ nhận thửa thứ nhất có đất tốt nhất ở vùng 1 và 2 thì phải nhận thửa thứ hai có loại đất xấu nhất ở vùng 3 và 4. Sự thống nhất cao của các hộ trong sự lựa chọn cách thức dồn đổi đã hạn chế được những tranh chấp, thắc mắc, sự không thoả mãn của các hộ nông dân khi họ rơi vào những vùng đất không mấy thuận lợi cho sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11: Sự tham gia của các hộ điều tra trong quátrình dồn điền đổi thửa
Chỉ tiêu
Khuông Phò Thủ Lễ 2 Thủ Lễ 3 Số
lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
1. Số hộ điều tra (hộ) 30 100 28 100 22 100
2. Số hộ tham gia dồn đổi (hộ) 30 100 28 100 22 100 3. Diện tích tham gia dồn đổi(ha) 6,95 6,65 5,45
4. Lý do dồn đổi
- Thuận lợi cho sản xuất 25 83,3 23 82.1 18 81,8
- Theo phong trào địa phương 5 16,7 5 17.9 4 18,2
- Lý do khác
5. Cách thức dồn đổi - Bốc thăm rút phiếu
- Rút bù diện tích 30 100 28 100 22 100
- Rút bù sản lượng
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Theo điều tra, việc dồn đổi của các hộ thì các lý do chungđó là dồn đổi để tạo thuận lợn cho sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dồn đổi với lý do theo phong trào của địa phương phát động bởi vì trước khi chuyển đổi diện tích đất của họ đều là những miếng đất tốt thuận lợn trong sản xuất. Ở thôn Khuông Phò thì trong số 30 hộ điều tra có tới 25 hộ chiếm 83,3% số hộ cho rằng dồn đổi thuận lợi cho việc sản xuất.
Còn ở thôn Thủ Lễ 2 khi có chủ trưởng dồn đổi thì trong số 28 hộ điều tra có 23 hộ chiếm 82,2% số hộ cho rằng dồn đổi thuận lợi cho việc sản xuất. Ở thôn Thủ Lễ 3 có 4 hộ trong số 22 hộ chiếm 18,2% số hộ chỉ tham gia theo phong trào của địa phương.
Qua điều tra phỏng vấn 80 hộ ở 3thôn về phương pháp và cách thức dồn đổi, kết quả có 80 hộ tham gia dồn đổi trong đó có 66 hộ chiếm 82,5% cho rằng dồn điền đổi thửa để quy tụ ruộng đất lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh, chăm sóc và thu hoạch. Đánh giá chung quá trình dồn điền đổi thửa ở các địa phương diễn ra rất mạnh mẽ. Chủ trươngdồn điền đổi thửa thực sự là cuộc cách mạng về ruộng đất, nhằm khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất trước đây, tạo động lực cho thúc đẩy sản
Đại học Kinh tế Huế
2.4.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và sau dồn điền đổi thửa
Sau dồn điền đổi thửa diện tích canh tác của các nhóm hộ có sự thay đổi và để thấy được tình hình sử dụng ruộng đất của các hộ trước và sau khi dồn đổi được thể hiện qua bảng 13.
Qua bảng ta thấy được ở thôn Khuông Phò trong quá trình dồn điền đổi thửa đã đồng thời diễn ra hoạt động tập trung ruộng đất, hộ thuần nông và hộ kiêm đi đấu thầu, thuê mướn đất canh tác, bình quân hộ thuần nông thuê 11 sào, hộ kiêm thuê 14 sào, còn hộ ngành nghề lại cho thuê diện tích đất canh tác. Ở thôn Thủ Lễ 2 sau dồn điền đổi thửa bình quân hộ thuần nông thuê 22,9 sào, hộ kiêm thuê 31,5 sào đất canh tác và hộ ngành nghề cho thuê toàn bộ diện tích canh tác với 29,5 sào. Ở thôn Thủ Lễ 3 cũng có hiện tượng tương tự.
Do nhu cầu đất canh tác của nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm cao và do một số hộ muốn chuyển hẳn sang làm ngành nghề dịch vụ do đó sau dồn đổi đã có sự chuyển dịch đất canh tác giữa các nhóm hộ.
Nhìn chung đất sản xuất của nhóm hộ thuần nông và kiêm lớn hơn nhiều với đất sản xuất của nhóm hộ ngành nghề dịch vụ, các hộ ngành nghề chỉ sử dụng 1 phần nhỏ đất của mình để tiến hành sản xuất mà chủ yếu là trồng các loại cây mầu, rau, phần còn lại cho các hộ khác thuê mượn. Sự chuyển dịch đất canh tác từ các hộ ngành nghề không thiết tha trong sản xuất nông nghiệp vào tay các hộ có thời gian, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao giá trị đất đai cũng như hệ số sử dụng đất. Sau dồn điền đổi thửa diện tích bình quân trên thửa đã tăng lên rất nhiều, ở thôn Khuông Phò hộ thuần nông tăng từ 1,1 sào/thửa lên 3,2 sào/thửa, hộ kiêm tăng từ 1,2 sào/thửa lên 3,0 sào/thửa. Ở thôn Thủ Lễ 2 hộ thuần nông tăng từ 0,4 sào/thửa lên 1,5 sào/thửa, hộ kiêm tăng từ 1,3 sào/thửa lên 3,1 sào/thửa. Ở thôn Thủ Lễ 3 có số hộ điều tra là ít nhất trong 3 thôn nhưng có diện tích canh tác cũng tương đối cao nên sau chuyển đổi diện tích bình quân trên thửa của nhóm hộ thuần nông từ 1,4 sào/thửa đã tăng lên 4,1 sào/thửa, nhóm hộ kiêm tăng từ 1,1 sào/thửa lên 3,1 sào/thửa.
Đại học Kinh tế Huế
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Chỉ tiêu
Khuông Phò Thủ Lễ 2 Thủ Lễ 3
TN Kiêm NN-DV TN Kiêm NN-DV TN Kiêm NN-DV
Tr S Tr S Tr S Tr S Tr S Tr S Tr S Tr S Tr S
Tổng DT đất canh tác đang sử dụng
26,0 31,8 92,4 99,0 14,0 1,0 30,5 41,2 88,0 109,8 3,5 - 28,0 32,7 77,5 86,1 4,5 1,8
1. DT được
giao 23,0 20,8 89,4 85,0 28,0 25,5 19,0 18,3 83,0 78,3 31,0 29,5 20,0 18,7 71,0 67,1 18,0 17,2 2. DT đấu
thầu, thuê 3,0 11,0 3,0 14,0 - - 11,5 22,9 5,0 31,5 - - 8,0 14,0 6,5 19,0 - - 3. DT cho
thuê, mượn - - - - 14,0 24,5 - - - - 27,5 29,5 - - - - 13,5 15,4
4. DT
BQ/thửa 1,1 3,2 1,2 3,0 0,2 - 0,4 1,5 1,3 3,1 0,1 - 1,4 4,1 1,1 3,6 0,3 0,2
5. DT BQ/lđ 2,0 2,6 2,3 2,4 0,4 - 0,8 1,1 2,3 2,3 0,2 - 2,5 3,3 2,2 2,7 0,3 0,3
Đại học Kinh tế Huế