Một số vấn đền khó khăn và nảy sinh trong dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

2.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở các hộ điều tra

2.4.6. Một số vấn đền khó khăn và nảy sinh trong dồn điền đổi thửa

Việc chuyển đổi ruộng đất trong nông nghiệp đã diễn ra ở nhiều địa phương trong những năm qua, nó đãđem lại những kết quả to lớn. Khắc phục được những hạn chế do tình trạng manh mún ruộng đất gây nên, tạo những điều kiện thuận lợi trong đầu tư thâm canh, chuyển dần nền nông nghiệp sang sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn, liên quan đến lợi ích của người dân nên tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà triển khai tiến hành để dồn điền đổi thửa thực sự mang lại ý nghĩa to lớn cho hộ nông dân không những về kinh tế mà còn có những tác động tích cực, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng dồn điền đổi thửa ở xã Quảng Điền đã cho

Đại học Kinh tế Huế

nghiệp cũng như đời sống của hộ nông dân. Song để thực hiện thành công quá trình này thìđịa phương đã gặp không ít khó khăn.

Bảng 17: Khó khănnảy sinhtrong quá trình dồn điền, đổi thửa

Nguyên nhân Số hộ Cơ cấu (%)

1. Tâm lý ngại xáo trộn, thay đổi 26 32,5

2. Sợ phải nhận đất xấu hơn 15 18,8

3. Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả 8 10

4. Kinh phí cho việc chuyển đổi còn chậm 18 22,5

5.Ảnh hưởng đến sản xuất của hộ 4 5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 18 cho thấy, trong 80 hộ được phỏng vấn điều tra có 26 hộ, chiếm 32,5% trong tổng số hộ điều tra cho rằng diện tích đất nông nghiệp của hộ đã giao được ổn định hơn 10 năm không nên có sự thay đổi, gây xáo trộn sẽ dẫn đến khó khăn cho việc sản xuất của hộ. Những hộ trước đây được giao các thửa ruộng mầu mỡ, thuận tiện cho sản xuất, sợ rằng khi dồn đổi họ sẽ được chia những thửa ruộng không còn tốt như cũ, số hộ này chiếm 18,8% trong tổng số hộ điều tra. Do việc tuyên truyền đến các hộ dân chưa sâu, rộng. Việc dồn điền đổi thửa liên quan đến lợi ích của các hộ dân, nên nhận thức của hộ có nhiều ý kiến khác nhau, có hộ cho là phù hợp với xu hướng phát triển, có hộ không nhất trí với dồn đổi, có hộ chỉ đồng ý dồn đổi 1 số diện tích đất... Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai và cùng có lợi, các cấp chính quyền đã phải tổ chức nhiều cuộc họp, đại hội đại biểu, nhiều cuộc vận động để lấy ý kiến, để tuyên truyền trong khi nguồn kinh phí eo hẹp và hạn chế. Có 8 hộ trong tổng số 80 hộ cho biết họ không được cán bộ địa chính tuyên truyền hay chỉ dẫn rõ ràng về công tác dồn điền, đổi thửa.

Khi tiến hành dồn điền đổi thửa, ghép những ô thửa nhỏ thành những ô thửa lớn hơn, việc lập bản đồ địa chính đặc biệt công tác đo đạc, chia lại thửa cho các hộ nông dân cần một khoản kinh phí rất lớn. Nguồn kinh phí này một phần các hộ nông dân

Đại học Kinh tế Huế

dân rất khó khăn và nguồn hỗ trợ Nhà nước đến với địa phương rất chậm. Do vậy, việc tiến hành triển khai bị chậm trễ.Việc thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa nhanh hay chậm còn phải chờ vào kinh phí hỗ trợ và kinh phí đóng góp từ phía người dân, có 18 hộ, chiếm 22,5% trong tổng số hộ điều tra cho rằng kinh phí phục vụ cho công tác là quá chậm trễ. Và chỉ có 5% số hộ đưa ra ý kiến dồn điền, đổi thửa sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của hộ nông dân.

Qua điều tra cho thấy, trước kia có một bộ phận nhỏ hộ nông dân chưa thực sự hiểu rõ hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa, còn mang tư tưởngbảo thủ, trì trệ nên đã gây ra một số khó khăn cho việc thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa. Nhưng sau khi được các cán bộ địa phương giải thích, cung cấp các thông tin cần thiết về công tác dồn điền đổi thửa cũng như các lợi ích có được từ công tác này nên dần dần họ đã nhận thức đúng. Nhờ đó, công tác dồn điền đổi thửa đã lôi kéo sự tham gia đông đảo của các hộ nông dân.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)