PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
2.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở các hộ điều tra
2.4.5. Tác động của dồn điền đổi thửa đến sản xuất của nông hộ
2.4.5.1. Tác động đến việc quyết định sử dụng giống cây trồng của nhóm hộ điều tra
Khi tiến hành sản xuất việc lựa chọn trồng cây gì? Nuôi con gì? là quân tâm lớn nhất của người nông dân.Dồn điền đổi thửa quy hoạch lại đồng ruộng đã buộc các các hộ nông dân lựa chọn được một số giống cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường đó là sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là một tất yếu khách quan. Để nông sản trở thành hàng hoá và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Qua điều tra ở các thôn cho thấy, các hộ đãcó hướng sản xuất nông sản không chỉ cho năng suất mà còn đảm bảo cả chất lượng. Do điều kiện của địa bàn là vùng trũng dễ bị ngập úng vào mùa mưa nên đất sản xuất chủ yếu là 2 vụ và chỉ sử dụng 2 giống lúa chủ yếu. Trước khi dồn đổi các hộ thuần nông và kiêm chỉ trồng những giống như: 4B (giống dài ngày), Khang Dân (giống ngắn ngày). Nhưng sau khi dồn đổi các hộ nông dân đã chuyển tất cả diện tích canh tác trồng giống ngắn ngày là Khang Dân qua trồng giống TH5. Nguyên nhân là do sau chuyển đổi các thửa ruộng được tập trung lại, diện tích trên thửa lớn hơn, người nông dân cũng muốn trồng một giống lúa có chất lượng tốt hơn giống cũ để có thể tập trung đầu tư cho sản xuất, tăng năng suất của cây trồng.
2.4.5.2. Mức chi phí đầu tư sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa
Sau dồn đổi ruộng đất hầu hết các chi phí đều giảm. Sau khi chuyển đổi các hộ nông dân sử dụng lượng giống ít hơn trước khi chuyển đổi, do trước đâycác giống cây trồng không tốt bằng bây giờ và một phần nữa là do trước khi chuyển đổi diện tích canh tác rất manh mún, nhiều thửa ở nhiều xứ đồng khác nhau. Sau khi chuyển đổi các hộ đãđưa giống tốt hơn vào sản xuất hơn nữa việc gieo trồng đã thuận lợi rất nhiều do các thửa ruộng được tập trung lại ít thửa hơn trước nên toàn bộ diện tích được gieo trồng trong thời gian ngắn, đúng thời vụ đã hạn chế được hao hụt về giống trong quá trình gieo cấy. Trước dồn đổi ở thôn Khuông Phò hộ nông dân sử dụng 6,7 kg thóc
Đại học Kinh tế Huế
13,4%, hộ nông dânở thôn Thủ Lễ 2 sau chuyển đổi giảm còn 5,9 kg/sào. Sau dồn đổi mức đầu tư phân bón có sự thay đổi theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn. Sau dồn đổi mức đầu tư cho sản xuất tăng lên rõ rệt. Lượng phân đạm cho mỗi sào lúa đã tăng lên ở cả 3 thôn, ở thôn Khuông Phò tăng từ 11,2 kg/sào lên 12,1 kg/sào, thôn Thủ Lễ 2 tăng từ 10,8 kg/sào lên 11,6 kg/sào và ở thôn Thủ Lễ 3 tăng 1,8kg so với trước là 10,8kg/sào. Phân Lânở thôn Khuông Phò sau dồn đổi hộ nông dân đã bón 16,2kg/sào tăng 0,6kg so với trước, ở thôn Thủ Lễ 2 tăng lên 15,2 kg vàở thôn Thủ Lễ 3 tăng 1kg so với trước là 15,7 kg/sào. Sự thay đổi trong đầu tư là do các loại giống mới đưa vào có yêu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống lúa trước đây, mặt khác do đồng ruộng được quy hoạch gọn khu, thành những ô thửa lớn tập trung, việc đi lại vận chuyển dễ dàng...
nên hộ nông dân đã yên tâmđầu tư trên mảnh đất của mình. Cũng qua thực tế điều tra cho chúng tôi thấy chi phí thuốc BVTV giảm đáng kể giảm bớt được chi phí và tạo chất lượng tốt hơn cho sản phẩm. Nếu như trước dồn đổi chi phí thuốc BVTV cho 1 sào lúa trên 33.000đ thì sau dồn đổi giảm xuống còn khoảng 26.000đ- 28.000đ/sào.
Bảng 13: Mức độ đầu tư, chi phí của các hộ trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi thửa
Chỉ tiêu ĐVT
Khuông Phò Thủ Lễ 2 Thủ Lễ 3 Trước
c/đổi
Sau c/đổi
Trước c/đổi
Sau c/đổi
Trước c/đổi
Sau c/đổi 1. Chi phí về thóc giống kg/sào 6.7 5.8 6.7 5.9 6.9 5.7 2. Chi phí về phân bón
- Đạm kg/sào 11.2 12.1 10.8 11.6 10,8 12,2
- Lân kg/sào 15.6 16.2 14.6 15.2 14,7 15,7
- Kali kg/sào 3.9 4.2 3.6 4.3 3.3 3.5
3. Chi phí thuốc BVTV 1000đồng/sào 33 28 33 26 33 27 4. Chi phí làm đất 1000đồng/sào 141 108 136 111 133 114 5. Công gieo trồng, csóc công/sào 6.1 4.5 6.1 4.7 6.2 4.5 6. Công thu hoạch công/sào 2.3 1.1 2.2 1.2 2.4 1.2
Đại học Kinh tế Huế
Chi phí làm đất ở các địa phương sau khi dồn đổi cũng đã giảm đi, ở thôn Khuông Phò sau khi dồn đổi giảm còn 108.000đ/sào tức giảm 23,4%, ở thôn Thủ Lễ 2 sau dồn đổi đã giảm 18,4% còn 111.000đ/sào có sự giảm đáng kể vậy đó là do sau khi dồn đổi các hộ đã có những ô thửa lớn lại áp dụng máy móc dễ dàng nên chi phí được giảm đi. Công gieo trồng, chăm sóc thu hoạch sau dồn đổi ở các thôn cũng đều giảm do khi ruộng đất được dồn đổi thành ô thửa lớn công đi lại vận chuyển giữa các thửa giảm, người dân tiết kiệm được thời gian, tránh được những hao phí không cần thiết, tập trung chăm sóc thửa đất của mình được tốt hơn. Số liệu bảng 13 cho thấy, ở thôn Khuông Phò công gieo cấy, chăm sóc đã giảm 26,2%, công thu hoạch đã giảm đi 52,2%;ở thôn Thủ Lễ 2 cũng vậy công gieo cấy, chăm sóc đã giảm đi 23,0%, công thu hoạch đã giảm đi 45,5%. Còn ở xã Thủ Lễ 3 công gieo cấy, chăm sóc giảm được 27,4%, công thu hoạch giảm được 50%.
Như vậy quá trình dồn điền đổi thửa đã làm cho mức đầu tư của các hộ nông dân tăng lên đồng thời giảm một cách đáng kể công lao động trong quá trình sản xuất.
Đây là cơ sở để nâng cao số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm, giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất, từng bước hạ giá thành sản phẩm khi chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hoá.
2.4.5.3. Tác động đến kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ
Quá trình dồn điền đổi thửa tác động đến việc hộ nông dân quyết định thay đổi cây trồng, đầu tư áp dụng máy móc cơ giới hoá và chi phí cho trồng trọt đãảnh hưởng trực tiếp đếnviệc nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất. Số liệu ở bảng15 cho thấy rõ điều đó. Chỉ tiêu sản xuất tính bình quân trên 1 ha của các nhóm hộ điều có xu hướng tăng.
Nhóm hộ thuần nông, giá trị sản xuất/ha đất trồng cây hàng năm trước dồn điền đổi thửa là 26,6 triệu đồng, sau dồn điền đổi thửa tăng lên 27,7 triệu đồng. Nhóm hộ kiêm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng so với trước dồn đổi là 0,7 triệu đồng/ha tức tăng 2,5%. Hai nhóm hộ này sau khi thực hiện dồn đổi đã chú tâm vào việc phát triển sản xuất, tuy nhiên ở nhóm hộ dịch vụ thì phần lớn diện tích lại cho thuê, mướn nên giá trị sản xuất ngành trồng trọt chỉ tăng 0,6% so với trước khi dồn đổi.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 14: Kết quả giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thuầnnông Kiêm NN-DV
Tước c/đổi
Sau c/đổi
So sánh
(%)
Trước c/đổi
Sau c/đổi
So sánh
(%)
Trước c/đổi
Sau c/đổi
So sánh
(%) 1. Giá trị sản
xuất (GO) 26.6 27.7 104.2 26.5 27.2 102.5 26.5 26.7 100.6 2. Chi phí sản
xuất (IC) 13.1 10.5 79.7 13.2 10.2 76.8 12.8 10.4 81.5 3. Giá trị gia
tăng (VA) 13.4 17.2 128.2 13.3 17.1 128.1 13.7 16.3 118.5 Một số chỉ tiêu
BQ giá trị gia
tăng/chi phí (lần) 1.0 1.6 160.8 1.0 1.7 166.8 1.1 1.6 145.4 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) (Ghi chú: Tính bình quân trên 1ha theo giá cố định 2010)
Xu hướng sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá ngày càng tăng, nhất là sau khi hộ được chủ động canh tác trên diện tích đất được giao. Đặc biệt sau khi dồn điền đổi thửa, tình trạng manh mún đất đai được khắc phục, dẫn đến diện tích ô thửa lớn tăng lên thành vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thâm canh.
Qua số liệu cho thấy giá trị gia tăng/1đồng chi phí của nhóm hộ thuần nông tăng so với trướcdồn điền đổi thửa là 60,8%, nhóm hộ kiêm tăng 66,8%. Sở dĩ các hộ điều tra đãđạt được kết quả trên là do dồn điền đổi thửa đã làm giảm số thửa đất, tăng diện tích mỗi thửa góp phần tăng năng suất, các hộ quyết định đưa loại giống mới vào sản xuất, giảm được cho chi phí yếu tố đầu vào, tăng thu nhập cho hộ nôngdân.
Như vậy, quá trình dồn điền đổi thửa đã làm cho giá trị sản xuất tăng lên chứng tỏ các hộ đã chú trọng vào đầu tư cho sản xuất, đầu tư thâm canh đưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm phát triển ngành sản xuất nông nghiệp.
Đại học Kinh tế Huế
2.4.5.4.Tác động đếnchuyển dịch cơ cấu sản xuất của nhóm hộ sau dồn đổi Như đã trình bày dồn điền đổi thửa là phương pháp làm tăng quy mô về diện tích cho thửa đất và sử dụng đất.Quá trình dồn điền đổi thửa tác động làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nhóm hộ điềutra, số liệu thể hiện ở bảng 16cho thấy:
Nhóm hộ thuần nông, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính bình quân một hộ trước dồn điền đổi thửa là 14,5 triệu đồng, chiếm 82,4% trong tổng giá trị sản xuất của hộ. Sau dồn điền dổi thửa, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã tăng lên đạt 17,3 triệu đồng, nhưng chỉ còn chiếm 69,1%, sự tăng lên của giá trị nhưng cơ cấu trồng trọt trong hộ thuần nông giảm đi là do một mặt sau dồn đổi có một số hộ đã đấu thầu thêm đất canh tác để sản xuất; mặt khác, các hộ chuyển dần sang chăn nuôi cho thu nhập cao hơn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 2,3 triệu đồng chiếm 13,1% (trước DĐĐT) tăng lên 6,7 triệu đồng chiếm 26,6% (sau DĐĐT).
Bảng 15: Giá trị cơ cấu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2010
Nhóm hộ
Trước DĐĐT SauDĐĐT
So sánh (%) Số lượng
(triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Số lượng (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Hộ thuần nông 17,6 100 25,0 100 142,4
- Trồng trọt 14,5 82,4 17,3 69,1 119,4
-Chăn nuôi 2,3 13,1 6,7 26,6 287,8
- Thu khác 0,8 4,5 1,1 4,4 138,5
Hộ Kiêm 34,1 100 61,4 100 180,2
- Trồng trọt 15,9 46,8 18,5 30,1 116,0
-Chăn nuôi 3,3 9,6 63 10,3 191,9
- Ngành nghề- DV 13,0 38,3 33,6 54,7 257,3
- Thu khác 1,8 5,2 3,0 4,9 169,6
Hộ NN-DV 34,7 100 57,9 100 159,8
- Trồng trọt 0,7 2,2 0,4 0,2 16,3
-Chăn nuôi 1,6 4,5 0,4 0,7 25,7
- Ngành nghề- DV 32,4 93,3 57,2 99,1 176,4
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Nhóm hộ Kiêm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính bình quân của một hộ có tăng chút ít về số lượng nhưng lại giảm nhiều về cơ cấu trong hộ. Nhóm hộ tập trung vào chăn nuôi và phát triển ngành nghề dịch vụ, giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 3,3 triệu đồng chiếm 9,6% trong tổng giá trị sản xuất lên 6,3 triệu đồng chiếm 10,3%; giá trị ngành nghề - dịch vụ cũng tăng từ 13 triệu đồng lên 33,6 triệu đồng chiếm 54,7%
trong tổng giá trị sản xuất của nhóm hộ.
Nhóm hô ngành nghề có xu hướng chuyển phần ruộng đất cho các nhóm hộ thuần và kiêm thuê, nên sau khi dồn đổi họ chỉ tập trung vào việc phát triển ngành nghề dịch vụ. Giá trị ngành nghề - dịch vụ tăng từ 32,4 triệu đồng chiếm 93,3% tổng giá trị sản xuất lên 57,2 triệu đồng tăng 76,4%.
2.4.5.5. Tác động đến cơ cấu lao động của hộ sau dồn đổi
Dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, là bước đầu trong quá trình tích tụ tập trung ruộng đất để từ đây tiến lên nền sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài những tác động mạnh mẽ tích cực trên quá trình này còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp đồng thời tăng nhanh lao động ngành nghề dịch vụ.
Qua bảng 17, cho ta thấy được sự thay đổi của cơ cấu lao động trong nông thôn sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, có sự khác nhau của các nhóm hộ điều tra. Ở nhóm hộ thuần nông cơ cấu lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trước dồn đổi bình quân là 2,19 lao động chiếm 92,11% sau dồn đổi giảm xuống còn 1,94 lao động chiếm 86,11%; ở nhóm hộ kiêm trước dồn đổi bình quân có 1,91 lao động chiếm 71,93% sau dồn đổi giảm còn 1,42 lao động; ở nhóm hô ngành nghề - dịch vụ thì sau dồn đổi bình quân là 0,1 lao động chiếm 4,26% chứng tỏ đã có sự thay đổi đáng kể ở nhóm hộ này do sau khi chuyển đổi các hộ này đã cho thuê hết đất sản xuất, không còn ruộng và các lao động này đã chuyển ra làm các công việc khác.
Đại học Kinh tế Huế
Chỉ tiêu
Nhóm hộ thuần nông Nhóm hộ kiêm Nhóm hộ NN-DV
Trước c/đổi Sau c/đổi Trước c/đổi Sau c/đổi Trước c/đổi Sau c/đổi
Số lượng
(lđ)
Cơ cấu (%)
Số lượng
(lđ)
Cơ cấu (%)
Số lượng
(lđ)
Cơ cấu (%)
Số lượng
(lđ)
Cơ cấu (%)
Số lượng
(lđ)
Cơ cấu (%)
Số lượng
(lđ)
Cơ cấu (%) Tổng lao động
trong độ tuổi 2,38 100 2,25 100 2,65 100 2,58 100 2,29 100 2,24 100
Lao động trong
nông nghiệp 2,19 92,11 1,94 86,11 1,91 71,93 1,42 54,95 0,29 12,50 0,10 4,26
Lao động trong
CN-TTCN 0,06 2,63 0,13 5,56 0,12 4,39 0,19 7,21 0,38 16,67 0,48 21,28
Lao động trong
TM-DV 0,13 5,26 0,19 8,33 0,63 23,68 0,98 37,84 1,62 70,83 1,67 74,47
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Qua điều tra cho thấy lao động trong ngành CN-TTCN đều tăng lên ở nhóm hộ điều tra sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, mặt dù là tăng không nhiều. Ở nhóm hộ thuần nông trước dồn đổi bình quân có 0,06 laođộng sau dồn đổi là 0,13 lao động tăng lên 16,7%, tăng mạnh làở hộ dịch vụ ngành nghề sau dồn đổi bình quân 0,28 laođộng chiếm tới 21,26%. Lao động trong ngành nghề dịch vụ ở nhóm hộ thuần nông trước dồn đổi bình quân là 0,13 lao động sau dồn đổi đã tăng lên 0,19 lao động chiếm 8,33%.Ở nhóm hộ kiêm lao động dịch vụ thương mại trước dồn đổi bình quân là 0,63 lao động sau dồn đổi đã tăng lên 0,98 lao động chiếm 37,84%, còn ở nhóm hộ dịch vụ ngành nghề thì sau dồn đổi bình quân là 1,67 laođộng chiếm tới 74,47%.
Qua đây cũng chứng tỏ một điều sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa phần lớn các lao động trong nông nghiệp đã ra thành phố làm các ngành nghề khác, các hộ này đã cho những hộ khác thuê hoặc mượn đất của mình do những hộ này không có đủ thời gian cho sản xuất nông nghiệp. Còn những hộ nông nghiệp do không có nhiều đất đai để mở rộng thêm quy mô sản xuất nên hộ có rất nhiều thời gian rỗi nhất là những khi nông nhàn. Vì vậy, việc cho thuê mượn đất là hướng đi phù hợp mang lại hiệu quả trong sử dụng ruộng đất và thời gian của các hộ nông dân. Từ việc phân tích trên cho thấy sự thay đổi cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp giảm, lao động phi nông nghiệp tăng lên tạo nên tính hiệu quả trong sử dụng lao động ở địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.