PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
2.2. Tình hình dồn điền đổi thửa tại huyện Quảng Điền
2.2.1. Các thông tin chung về công tác dồn điền, đổi thửa ở huyện
* Thực trạng đất đai của huyện sau khi giao đất lâu dài theo Nghi định 64/CP năm 1993
Sau khi thấy việc canh tác tập thể không còn phù hợp, mặt khác đã xuất hiện tình trạng giao đất đến nông dân ở một số địa phương như ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc...
đã cho kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Không những tăng về năng suất, sản lượng mà còn làm cho người nông dân có trách nhiệm với đồng ruộng hơn rất nhiều.
Đại học Kinh tế Huế
dân đã ra sức khai thác và cải tạo, đầu tư thâm canh sao cho mảnh đất của mình có được hiệu quả cao nhất. Trước thực tế đó Đảng và Nhà nước thấy rằng cần thiết phải thay đổi mối quan hệ về ruộng đất người nông dân. Năm 1993 Luật Đất đai ra đời và Nghị định số 64/CP của Chính phủ ban hành hướng dẫn cụ thể việc thực hiện giao đất lâu dài cho người dân.
Thực hiện chủ trượng chính sách của Đảng và Nhà nước, huyện Quảng Điền tiến hành giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, trên cơ sở có gần, có xa, có tốt, có xấu, có thấp,có cao để đảm bảo tính công bằng theo Luật Đất đai năm 1993 quy định.
Sau khi thực hiện việc giao đất lâu dài cho hộ nông dân, huyện Quảng Điền đạt kết quả thể hiện qua bảng 4.
Bảng3: Thực trạng ruộng đất của huyện sau khi giao đất (2000)
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Điền) Tổng quỹ đất nông nghiệp của toàn huyện 5.782,46 ha. Đất nông nghiệp giao cho hộ nông dân là 5.515,36 ha (chiếm 95.4%). Đất công ích dự phòng 267,1 ha chiếm 4,6% đất nông nghiệp, quỹ đất công ích dự phòng được giao cho UBND các xã, thị
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
1. Tổng quỹ đất nông nghiệp ha 5.782,46 100,0
-Đất giao cho hộ nông dân ha 5.515,36 95,4
-Đất công ích dự phòng ha 267,1 4,6
2. Số hộ được giao đất hộ 14.136 99,7
3. Số khẩu được giao đất khẩu 69.990 98,3
4. Tổng số thửa thửa 111.128
5. Một số chỉ tiêu bình quân
- BQ số thửa/hộ thửa/hộ 7,9
- BQ diện tích/thửa m2/thửa 496,3
- BQ diện tích đất NN/khẩu m2/khẩu 788,0
- BQ diện tích đất NN/hộ m2/hộ 3.901,6
Đại học Kinh tế Huế
trấn quản lý. Qua bảng4 ta thấy, số hộ được giao đất ổn định lâu dài 14.136 hộ chiếm 99,7% hộ trong huyện, bình quân mỗi hộ có 7,9 thửa ruộng. Số khẩutrong huyện được giaoổn định lâu dài theo Nghị định số 64/CP là 69.990 khẩu, chiếm 98,3% dân số toàn huyện. Bình quân diện tích đất nông nghiệp được giao/khẩu là 788,0 m2/khẩu. Sau khi giao, tổng số thửa toàn huyện là 111.128 thửa và bình quân diện tích mỗi thửa là 496,3 m2/thửa.
Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP ra đời tạo ra bước ngoặt lớn trong sản xuất nông nghiệp, năng suất và sản lượng lương thực tăng lên rất mạnh, nông dân được tự do lựa chọn sản xuất.Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và sửdụng đất đai còn một số tồn tại cơ bản sau:
- Đó là việc giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân trên một mặt bằng chưa có quy hoạch tổng thể về sử dụng đất, nhất là việc quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch đường canh nông và đường tưới tiêu tới mặt ruộng, quy hoạch về cải tạo đất, san ghềnh, lấp trũng. Như vậy là có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng ruộng đất theo hướng lâu dài và ổn định.
- Tình trạng phổ biến là ruộng đất được giao manh mún, tản mạn, có hộ phải canh tác tới 21 thửa ở 21 vị trí khác nhau, có thửa diện tích chỉ có 7-10 m2, có thửa còn dài vài chục mét nhưng chiều ngang thì chỉ đủ một hàng bừa. Trên ruộng màu thì diện tích bờ chiếm mất rất nhiều diện tích ruộng, giữa hộ nọ với hộ kia bị xáo trộn, lẫn lộn, hàng vụ phải thực hiện đo đạc lại rất mất thời gian. Do vậy, tình trạng này gây tốn nhiều công sức, hạn chế cải tạo đất, hạn chế đưa cơ giới vào sản xuất.
- Quá trình giao ruộng như trên chưa gắn với quá trìnhđổi mới HTX nông nghiệp.
Trách nhiệm của HTX dịch vụ đến đâu còn chưa phân định rõ ràng... Thấy được những bất lợi do ruộng manh mún, phân tán gây ra, nhiều hộ dân đã tự đổi ruộng cho nhau để có được những ô thửa lớn, thuận lợi cho sản xuất hơn. Hình thức tự nguyện đổi ruộng diễn ra ngày càng mạnh nhưng chưa thành hệ thống.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước phát động phong trào “dồn điền đổi thửa” trên phạm vi cả nước để thuận tiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và hoàn thiện hơn việc bố trí cây trồng vật nuôi cho phù hợp để đất
Đại học Kinh tế Huế