Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAO SU

1.2. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế

Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh được định nghĩa theo nhiều cách và trên nhiều phương diện khác nhau.

Tác giả Hồ Vinh Đào cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế. So sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hoá và lao độngsống) với thành quả có ích đạt được.”

Tác giả Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế là phạm trù khách quan phản ánh trìnhđộ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định.”

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất vớichi phí thấp nhất.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cao su nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả kinh tếlà vấn đề hết sức quan trọng. Từ nguồn lực có giới hạn như vật tư,

Đại học Kinh tế Huế

giống, tiền vốn, lao động, kỹ thuật… người nông dân phải lựa chọn cách thức sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa kết quả và chi phí.

Kết quả sản xuất là toàn bộ số lượng sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ số lượng sản phẩm mà hộ sản xuất thu được sau một thời gian hay chu kỳ sản xuất nhất định.

Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động của chu kỳ sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, chi phi sản xuất biểu hiện dưới dạng chi phí vật tư nông nghiệp, chi phí lao động và các chi phi khác; trong đó chi phí vật tư chiếm tỷ lệ khá lớn và quan trọng. Trong chi phí vật tư nông nghiệp thì chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ khá lớn.

Kết quả sản xuất và chi phí sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là tiền đề thực hiện kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế đạt được khi kết hợp hai yếu tố đó.

Thật vậy, hiệu quả kinh tế được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến như Farele(1957), Chultz (1967), Rizzo (1979), Ellis (1993). Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất do nhu cầu cuộc sống của con nguời ngày một nhiều hơn.

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, phân tích và so sánh chất lượng của các đơn vị hoặc giữa các loại sản phẩm. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế còn giúp cho người sản xuất thấy được rằng trong nền kinh tế thị trường thì không chỉ riêng doanh nghiệp hay đơn vị nào mà chính người nông dân cũng phải tính đến chất lượng đầu tư, đến hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.

Đối với hộ nông dân, hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo chất lượng mà còn phản ánh trình độ phát triển của cuộc sống. Hiệu quả kinh tế càng cao thì mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nông dân có khả năng thoả mãn nhu cầu cần

Đại học Kinh tế Huế

thiết về vật chất cũng như tinh thần, đồng thời có thể mở rộng tái sản xuất để tăng lợi nhuận, góp phần phát triển xã hội.

Khi nói đến hiệu quả kinh tế, các nhà kinh tế có những quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành hệ thống quan điểm như sau:

- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn lực như nhân lực, vật lực...) để đạt kết quả đó.

Với quan điểm xem xét hiệu quả kinh tế chỉ ở phần kết quả và chi phí bổ sung chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả củacả chiphí có sẵn (chi phí nền) cộng chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng khác nhau. Tính biện chứng thống nhất của các sự vật hiện tượng đòi hỏi khi nghiên cứu phải đảm bảo trong chừng mực nhất định sự tương ứng đó, nếu không sẽ dẫn đến kết quả sai khác với sự vận động vốn có của nó.

- Hệ thống quan điểm thứ 2 thể hiện công trình nghiên cứu của Farrell (1957) và một số nhà kinh tế khác. Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản xuất ngang tài ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt được kết quả khác nhau do cách kinh doanh khác nhau và như vậy thì chỉ có thể chỉ ước tính đầy đủ hiệu quả kinh tế theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, ông phân biệt hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối(hiệu quả vềgiá) và hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng.

Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi phương pháp và mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn các cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau sẽ ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương tiện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất có khả năng đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả phân phối(hiệu quả về giá): Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong mối quan hệ với giá sản phẩm đầu ra và giá đầu vào. Nó phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.

Đại học Kinh tế Huế

Hiệu quả kinh tế đạt được khi nhà sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Tức là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất.

Như vậy, qua phân tíchở trên chúng ta thấy rằng, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều đi đến thống nhất ở bản chất của nó. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định với chi phí tối thiểu (chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo năng lực và chi phí để sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội).[2]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)