Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CAO SU Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ

3.2. Một số giải pháp

Một câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để tăng năng suất mủ và đồng thời làm thu nhập người dân được nâng lên. Thực tế hộ trồng nông dân thường xuyên bị ép giá nên dù năng suất cao thì thu nhập của họ vẫn không cao. Ngoài ra kỹ thuật cạo không đúng. Do việc sản xuất chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm tới lợi ích lâu dài nên một số vườn đãđược đưa vào khai thác khi chưa tới tới tuổi thu hoạch.

Từ những vấn đề thực tế đặt ra được thu thập trong quá trình điều tra thì chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:

Giải pháp về sản xuất Giải pháp chung

- Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Do đó cần có định hướng sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó cần vận dụng quỹ đất có tính chất, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để canh tác nhằm phát triển nhanh diện tích cao su trên địa bàn huyện. Triển khai tốt mô hình này là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động… trong sản xuất nông nghiệp.

- Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện phải triển khai một cách nhanh chóng và đồng bộ các chương trình, chính sách của tỉnh đối với từng hộ gia đình trênđịa bàn huyện để họ có thể chủ động hơn trong quá trình sản xuất của mình.

- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật bao gồm: trồng, chăm sóc và cách thức cạo mủ cho các hộ gia đình. Trình độ và kỹ năng tiếp cận kỹ thuật canh tác của

Đại học Kinh tế Huế

người dân còn rất hạn chế, họ chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết trong công tác trồng cao su. Vì vậy, thường xuyên tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su là một điều hết sức cần thiết để người dân thực hiện chăm sóc và khai thác vườn cây một cách khoa học và có hiệu quả nhất.

- Việc xây dựng thị trường tiêu thụ cao su ổn định và giá cả rõ ràng cần có sự liên kết của chính quyền địa phương, người thu mua và hộ trồng cao su. Nhằm đảm bảo lợi ích cho các hộ trồng cao su cũng như người thu mua.

Giải pháp cụ thể

Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc trồng và chăm sóc cây cao su. Mức vốn thấp sẽ dẫn tới mức đầu tư thấp, điều này sẽ giảm sản lượng của vườn cây cao su.

Trong quá trình đều tra ta thấy các hộ đều thiếu vốn để đầu tư cho thời kỳ chăm sóc cao su. Mức vốn vay thì không thay đổi nhưng giá phân, tiền công lao động lại tăng liên tục đã làm cho người dân gặp khó khăn. Như vậy, để giúp người người dân đủ vốn và kịp thời để chăm sóc cây cao su thì cần có các giải pháp sau:

 Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình có thể tham gia vay vốn kịp thời.

 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “ một cửa” giúp người dân giảm các chi phí cho các thủ tục không cần thiết.

 Cung cấp thông tin đầy đủ về các nguồn vốn hỗ trợ để người dân biết rõ ràng về các quyền lợi được hưởng cũng như nghĩa vụ mà họ phải làm khi tham gia vay vốn, tránh được tâm trạng hoang mang không đáng có.

 Trong khi điều tra thì ta thấy một số hộ sử dụng vốn không đúng mục đích.

Xảyra vấn đề này xuất phát từ việc người dân không thực sự tin tưởng vào hiệu quả của cây cao su mang lại.

 Trong quá trình chăm sóc thì cán bộ kỹ thuật nên về kiểm tra định kỳ mức độ đầu tư chăm sóc vườn cây của các hộ để kịp thời hướng dẫn người dân.

 Các hộ cần mạnh dạn vay vốn ngoài thêm để đầu tư vào vườn cây theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật để không làmảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng, phát triển

Đại học Kinh tế Huế

của vườn cây. Nhưng việc vay vốn này diễn ra thuận lợi thì phải có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong vấn đề pháp lý và các chính sách tài chính của các tổ chức tín dụng, tài chính vi mô…

Giải pháp về lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, quy mô và trình độ lao động là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất. Cây cao su là loại cây lâu năm và được trồng trên diện tích rộng nên lao động chăm sóc phải ổn định và tương đối nhiều. Qua điều tra thực tế thì số lượng lao động bình quân ở mỗi hộ gia đình tương đối; mặc dù đãđược tập huấn kỹ thuật nhưngsố lao động này còn thiếu kinh nghiệm sản xuất trong đó đáng chú ý nhất là khâu khai thác. Việc người dân chạy theo lợi nhuận mà khai thác không đúng kỹ thuật đã làm cho cây đổ bệnh.

Chính vì vậy để phát huy lợi thế của lực lượng lao động thì địa phương cần có một số giải pháp cụ thể sau:

 Tiến hành mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân. Tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn mà có thể mở lớp để người dân vừa tiếp thu lý thuyết và vừa có thể thực hành ngay được.

 Trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc thực tế, hướng dẫn cho họ làm đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra cán bộ kỹ thuật giúp người dân thấy được những hậu quả khi không thực hiện đúng kỹ thuật để tránh hiện tượng coi nhẹ lợi ích trước mắt màảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.

Giải pháp về đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế. Việc sử dụng đất đai phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản sau: sử dụng đầy đủ và hợp lý, sử dụng có hiệu quả cao và sử dụng một cách bền vững. Thực trạng sử dụng đất ở huyện rất còn nhiều hạn chế.

 Đất trồng cao su còn phân tán nhiều nơi gây khó khăn cho việc chăm sóc, thu hoạch.

 Phần lớn diện tích đất đãđược đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao.

 Có biện pháp thường xuyên bảo vệ bồi dưỡng, cải tạo đất để phục hồi và nâng

Đại học Kinh tế Huế

 Thực hiện nghiêm túc các chính sách và pháp luật và pháp luật về quản lý và sử dụng ruộng đất.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của huyện Hương Trà đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ giải quyết một phần nào hệ thống giáo dục, y tế còn vấn đề giao thông đi lại còn nhiều hạn chế. Địa điểm các vườn trồng cao su nằm khá xa so với khu dân cư, đường xá nhỏ hẹp lại có độ dốc nên đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa. Điều nàyảnh hưởng khá nhiều trong thu mua,vận chuyển mủ cao su.

Theo điềutra cho thấy các hộ ở xã HươngThọ do đường tới vườn cao su dốc, hẹp nên xảy ra tình trạng mủ đổ hao hụt cho người dân. Vì vậy để hạn chế hiện tượng này thì đa số các hộ ở Hương Thọ đều phải bán mủ đông. Đây là một khó khăn mà các cấp chính quyền địa phương cần có biện pháp khắc phục:

 Xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúpcho các hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm. Việc xây dựng hệ thống này cần thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để người dân có ý thức bảo vệ hơn.

 Xây dựng đai phòng hộ và đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão, lũ quét gây ra… Vì cây cao su rễ cạn nên rất dễ gẫy đổ.

 Quy hoạch lại một cách hợp lý và mở rộng các tuyến đường phụ và đường lên vườn cao su.

 Trang thiết bị phòng trừ dịch bệnh ở địa bàn có nhiều hạn chế như máy bơm thuốc còn ít khôngđủ đáp ứng nhu cầu của người dân.

Giải pháp về thị trường

Đa số các hộ nông dân khi được hỏi đều không thấy khó khăn về việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, theo phân tích ở phần chuỗi cung và kênh tiêu thụ thì khả năng tiếp cận thị trường còn thấp. Những thông tin mà các hộ không nắm được là nhu cầu số

Đại học Kinh tế Huế

lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là giá cả sản phẩm. Hầu hết thông tin giá cả do tư thương cung cấp. Do vậy cần có các giải pháp cụ thể sau:

 Cán bộ nông nghiệp nên cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường, thông báo tại các bảng tin của xã và trên các phương tiện truyền thanh như loa, đài…

 Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tránh tình trạng sản phẩm khai thác về không có người thu mua, bị ép giá….

 Ngoài công ty cao su Quảng Trị cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào thu mua, chế biến để tạo thuận lợi cho người sản xuất cũng như tạo ra sự cạnh tranh về giá cả.

Trên đây là các giải pháp chủ yếu để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cao su của các hộ trên địa bàn huyện. Những giải pháp này là xuất phát từ những vướng mắc mà chúng tôi tìm hiểu được trong quá trìnhđiều tra. Nhưng để các biện pháp này có thể thực hiện được thì phải có sự nghiên cứu của các cấp, các ngành có liên quan và tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)