Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

Vị trí địa lý

Hương Trà là một huyện đồng bằng của Tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục Quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Huế, cùng với các huyện Hương Thủy, Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của Tỉnh. Trừ 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông, tất cả các huyện, thành phố còn lại của Tỉnh Thừa Thiên Huế đều có biên giới tiếp giáp với Hương Trà. Tổng diện tích tự nhiên 52.089,4 ha, dân số năm 2003 là 114.021 người, có trên 50.000 lao động.

Trên địa bàn huyện có bờ biển dài 7 km, có QL1A chạy ngang dài 12 km song song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có các tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có phá Tam Giang rộng 700ha.

Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, theo địa hình chia làm 3 vùng:

- Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình và Hương Thọ.

- Vùng đồng bằng và bán sơn địa có 8 xã và thị trấn: Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, Hương Vinh và Thị trấn Tứ Hạ.

-Vùng đầm phá và ven biển có 2 xã: Hương Phong và Hải Dương.

Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn

Hương Trà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng thuộc loại khắc nghiệt có 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 sau chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa phân bố đều trong năm và thường xảy ra lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt.

- Nắng: Tổng số giờ nắng hàng năm Hương Trà trên dưới 2.000 giờ năm xấp xỉ như trung bình cả nước (2.115 giờ/ năm).

Đại học Kinh tế Huế

- Nhiệt độ: trung bình hàng năm là 25,30C. Biên độ giao động khá lớn, nhiệt độ cao nhất là 41,80C.

- Mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn 2.995,5 mm nhưng phân bố không đều. Từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 70% - 75% lượng mưa cả năm nên xảy ra lũ lụt, ngược lại vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 thì lượng mưa ít nên thường xảy ra hạn hán.

- Độ ẩm: Tương đối,bình quân là 80,5%,độ ẩmtuyệt đối là 15%. Mùa đông là thời kỳ mưa nhiều nhất và có độ ẩm cao.

- Chế độ gió: Diễn biến theo mùa. Từ tháng 10 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng xuất hiện. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió Đông Bắc ẩm lạnh, trong đó tháng 1 là thời kỳ gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 với tuần suất bão là 0,4 trận/năm thấp hơn so với trung bình cả năm là 2,5- 3 cơn bão/năm.

- Thủy văn: Hai con sông lớn chảy qua huyện là sông Bồ và sông Hương, với lượng nước phân bố không đều, về mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 mực nước thấp và lưu lượng nhỏ nên dễ bị nước mặn xâm nhập sâu về thượng lưu.

Địa hình

Địa hình huyện Hương Trà thấp dần từ Tây sang Đông, tạo thành 3 vùng tương đối rõ rệt:

- Vùng đồi núi: có tổng diện tích 316,28 km2, chiếm 60,7% so tổng diện tích toàn huyện, địa hình cóđộ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, không thuận lợi cho phát triển đường bộ và thủy lợi.

- Vùng đồng bằng: có tổng diện tích tự nhiên 178,64 km2, chiếm 34,4%; so tổng diện tích toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.

- Vùng đầm phá và ven biển: có tổng diện tích 25,96 km2, chiếm 5% so tổng diện tích toàn huyện.

Điều kiện đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá.Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phốcuả ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu

Đại học Kinh tế Huế

Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.

Trên địa bàn huyện Hương Trà có 12 loại đất chính. Trong đó đất đỏ vàng trên đá sét có 20.320,78 ha, chiếm 39,01% và đất đỏ vàng trên đá granit có 10.913,7 ha, chiếm 20,95% tổng diện tích. Hai loại đất này phân bổ chủ yếu ở vùng gò đồi, phù hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả như cao su, hồ tiêu…

Bảng4 : Tình hình sử dụng đấtnông nghiệp ở huyện Hương Trà năm 2010

Chỉ tiêu Diện tích

(Ha)

Cơ cấu (%)

Tổng đấtnông nghiệp 38346,59 100

1.Đất sản xuất nông nghiệp 7675,19 20,01

- Đất trồng cây hàng năm 5085,41 13,26

+ Đất trồng lúa 3306,18 8,62

+ Đất trồng cây hàng năm khác 1779,23 4,64

- Đất trồng cây lâu năm 2589,78 6,75

2.Đất lâm nghiệp 30267,10 78,93

- Đất rừng sản xuất 19306,63 50,35

- Đất rừng phòng hộ 10960,47 28,58

3.Đất nuôi trồng thủy sản 336,99 0,88

4. Đất nông nghiệp khác 67,31 0,18

( Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Trà) Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp là 38346,59 ha.

Trong đó loại đất chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (78,93%) trong tổng số đất nông nghiệp là đất lâm nghiệp với diện tích tương ứng là 30267,10 ha.Theo như được biết, đất ở huyện chủ yếu là đất gòđồi. Vì vậy trong nhiều năm qua huyện đã khai thác lợi thế này để trồng rừng sản xuất theo các dự án WB3 tập trung ở các xã Hương Bình, Hương Thọ, BìnhĐiền và Bình Thành…Diện tích cây hàng năm cũng được huyện chú trọng. Cụ thể diện tích đất trồng cây hàng năm là 5085,41 ha (chiếm khoảng 13,26%

tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện); trong đó đất trồng lúa 3306,18 ha và 1779,23 ha dùng vào sản xuất cây hàng năm khác như lạc, ngô, rau…Đất dùng để

Đại học Kinh tế Huế

trồng các cây lâu năm như chè, cao su, cà phê… khoảng 2589,78ha (tập trung chủ yếu ở các xã Hương Bình, Hương Thọ, Bình Thành, BìnhĐiền…) Ngoài rađịa bàn huyện còn có 336,99 ha dành cho nuôi trồng thủy sản; loại đất này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số đất nông nghiệp(khoảng 0,88%) tập trung chủ yếu ở các xã Hương Phong và Hải Dương. Và diện tích đất nông nghiệp khác khoảng 67,31 ha chiếm khoảng 0,18%

tổng số đất nông nghiệp toàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)