2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra
2.3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra
2.3.4.1. Kết quảsản xuất của các hộ điều tra
Theo số liệu điều tra ở bảng 13 thì mức năng suất giữa 2 xã có mức chênh lệch đáng kể. Trung bình 1 ha cao su năm khai thác đầu tiên ở Hương Bình có năng suất là 20,67 tạ/ha, Hương Thọ là 14,83 tạ/ha. Sang năm 2 do giá cao và cây cao su đang trong thời kỳ khai thác khỏe nên các hộ điều tra đã tăng số ngày cạo mủ từ 15 ngày/tháng lên 18 – 20 ngày/tháng. Điều này đã làm cho năng suất của các hộ ở 2 xã tăng lên. Ở Hương Bình cứ 1 ha cao su khai thác trong năm 2 có năng suất 34,51 tạ/ha, tăng so với năm đầu tiên là 66,69% so với năng suất năm 1; năng suất năm 2 ở Hương Thọ là 28,54 tạ/ha, tăng so với năm 1 là 92,45%. Qua năm 3 năng suất có tăng nhưng mức tăng này có xu hướng giảm so với mức tăng của năm 2 so với năm 1. Trung bình 1 ha cao su ở Hương Bình có năng suất tăng thêm khoảng 30,43% so với năm 2 tương ứng với 10,50 tạ/ha. Còn ở Hương Thọ năng suất ở năm này tăng thêm 13,70% so với năm 2 tương ứng 3,91 tạ/ha. Việc năng suất tăng giảm thất thường là do việc cạo mủ quá mức thêm vào đó việc đầu tư, chăm sóc không đầy đủ. Nếu việc này cứ diễn ra như vậy thì tương lai năng suất cây cao su có thể giảm và khả năng thanh lý vườn cây cao su sẽ sớm hơn mức dự kiến.
Đại học Kinh tế Huế
Trung bình 1 ha cao su năm 1 thì các hộ ở Hương Bình có doanh thunăm1 là 14218,97 ngàn đồng. Sang năm thứ 2 do giá cao su tăng cao nên người dân đãtăng số ngày cạo từ 15 ngày/tháng lên 18 - 20 ngày/tháng nên đã làm cho doanh thu năm thứ 2 là 41024,25 ngàn đồng. Như vậy so với doanh thu năm 1 thì doanh thu năm 2 tăng 188,52% tương ứng tăng 26805.28 ngàn đồng. Năm 3 mức doanh thu của Hương Bình tiếp tục tăng. Tuy nhiên mức tăng này có giảm; cụ thể doanh thu năm 3 so với năm 2 tăng86,92% tương ứng tăng35659,77ngàn đồng.
Ở Hương Thọ,doanh thunăm 1 của các hộ điều tra thuđượclà 10329,27 ngàn đồng. Qua năm 2 doanh thu tăng lên 34237,40 ngàn đồng. Như vậy so với doanh thu năm 1 thì doanh thu năm thứ 2 tăng 231,46% tương ứng tăng 23980,13 ngàn đồng. Doanh thu năm thứ 3 tiếp tục tăng thêm so với năm trước là 21670,75 ngàn đồng (tăng 63,30 % so với doanh thu năm 2). Sỡ dĩ năm 3 doanh thu ở 2 xã Hương Bình và Hương Thọ tăng lên là nhờ mủ bán được giá, thị trường và chất lượng mủ cây cao su đã bắt đầu ổn định.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: Kết quả đạt được của các hộ điều tra ở 2 xãHương Bình, Hương Thọ
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 1 Năm 2 Năm 3
BQC Hương
Bình
Hương
Thọ BQC Hương
Bình
Hương
Thọ BQC Hương
Bình
Hương Thọ Năng suất Tạ/ha 17,75 20,67 14,83 31,53 34,51 28,54 38,73 45,01 32,45
Sản lượng Tạ/hộ 27,50 28,17 26,82 50,43 52,80 48,06 60,90 62,22 59,58
GO/ha
1000
Đ/ha 12274,12 14218,97 10329,27 37630,82 41024,25 34237,40 66296,09 76684,02 55908,15 GO/hộ
1000
Đ/hộ 19496,25 19935,00 19057,50 60342 57516,00 63168,00 105334,5 107511,00 103158,00 ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)
Đại học Kinh tế Huế
2.3.4.2. Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra
Bảng14: Hiệu quả sản xuấttrên 1 ha cao su của các hộ điềutra ở Hương Bình, Hương Thọ
Chỉ tiêu đánh giá ĐVT BQC Hương
Bình
Hương Thọ 1. Phương pháp hạch toán
- GO 1000 Đ 38962,66 43975,75 33491,61
- IC 1000 Đ 9119,34 10299,54 7939,15
- VA 1000 Đ 29843,32 33676,21 25552,46
- Khấu hao 1000 Đ 882,61 961,83 803,40
-LĐGD 1000 Đ 14368,47 14546,52 14190,42
- TC 1000 Đ 24370,43 25807,88 22932,97
- Lợi nhuận 1000 Đ 14592,23 18167,87 10558,63
- LN/TC Lần 0,60 0,70 0,46
- VA/IC Lần 3,27 3,27 3,22
- GO/IC Lần 4,27 4,27 4,22
2. Phương pháp hiện giá
- NPV 1000 Đ 86013,68 87925,70 83727,85
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư Năm 8 8 8
- IRR % 44 44 44
(Nguồn: Điều tra hộ năm 2010)
Theo phương pháp hạch toán:
Tính chung toàn huyện thì cứ 1 ha cao su trong 1 năm TKKD tạo ra 29843,32 ngàn đồng giá trị gia tăng và lợi nhuận thu được là 14592,23 ngàn đồng. Từ bảng trên ta thấy các hộ điều tra ở 2 xã Hương Bình, Hương Thọ có mức giá trị gia tăng và lợi nhuận chênh lệch khá lớn. Cụ thể cứ 1 ha cao su bình quân trong 1 năm TKKD thìở Hương Bình họ tạo ra được 33676,21 ngàn đồng giá trị gia tăng và 18167,87 ngàn đồng lợi nhuậntrong khiở Hương Thọ đó cứ 1 ha cao su trong 1 năm TKKD họ tạo ra chỉ25552,46ngàn đồng giá trị gia tăng và 10558,63ngàn đồng lợi nhuận.
Ngoài ra trung bình 1 ha cao su trong 1 năm TKKD ở Hương Bình thì cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 4,27 đồng doanh thu và 3,27 đồng giá trị gia tăng; còn ở Hương Thọthì cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 4,22 đồng doanh thu và 3,22
Đại học Kinh tế Huế
đồng giá trị gia tăng. Và cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,70 đồng lợi nhuận (Hương Bình) và 0,46(Hương Thọ). Từ kết quả số liệu tính toán ở trên ta có thể thấy rằng mức chênh lệch giữa các chỉ số giữa 2 xã là quá lớn.Và nguyên nhân là do mức đầu tư ban đầu, kinh nghiệm của các hộ nông dân 2 xãđã khác nhau.
Theo phương pháp hiện giá:
Trung bình 1 ha cao su sau 27 năm có tổng giá trị hiện tại ròng (NPV) là 87925,70ngàn đồng (Hương Bình), 83727,85 ngàn đồng (Hương Thọ) và tính chung cho huyện là 86013,68ngàn đồng.
Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) ở Hương Bình và Hương Thọ đều bằng nhau (44%), gấp 2,67 lần so với lãi suất vốn vay của ngân hàng 18%.Sau 8 năm thì các hộ ở 2 xãđã có thểthu hồi đủvốn.