2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
2.3.2.2. Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh
Bước sang TKKD thì chi phí đầu tư cho 1 ha cao su có sự thay đổi so với thời kỳ KTCB. Ở thời kỳ này, tình hìnhđầu tư cho vườn cây đãđi vào ổn định. Tổng mức đầu tư cho TKKD bao gồm: phân bón NPK16-16-8, dụng cụ sản xuất, lao động, chi phí khấu hao vườn cây và chi phí tài chính.
Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm và được xem là tài sản cố định của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy ta phải đưa phần khấu hao vườn cây (khấu hao đều) vào tổng mức đầu tư của TKKD.
Trong 3 năm đầu khai thác, ta thấy mức đầu tư của các hộ ở thời kỳ này chủ yếu cho phân bón và công khai thác (cạo mủ, thu gom và vận chuyển mủ).
Ở Hương Bình bình quân 1 năm củaTKKD thì 1 ha cao su bón khoảng5,18 tạ phân NPK trong khi đó Hương Thọ chỉ bón khoảng 3,86 tạ. Sỡ dĩ có sự chênh lệch lớn là do các hộ ở Hương Bình có mức thu nhập lớn từ các vườn trồng được đưa vào khai thác mấy năm trước nên họ có điều kiện để đầu tư hơn.
Ở TKKD, do khối lượng công việc nhiều nên ngoài lao động tự có trong gia đình, các hộ phải thuê thêm lao động ngoài để giúp gia đình làm công việc chăm sóc, khai thác. Bình quân 1 năm các hộ ở Hương Bình bỏ ra 174,84 công cho khai thác và 12,36 công lao động cho chăm sóc cho 1 ha cao su; các hộ ở Hương Thọ bỏ ra khoảng 169,87 công lao động cho khai thác và 13,64 công chăm sóc.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11: Đầu tư bình quân/ năm cho 1 ha cao su TKKD
Chỉ tiêu ĐVT BQC Hương
Bình
Hương Thọ
HB/HT
+/- %
1. Chi phí vật tư
- Phân bón NPK Tạ 4,52 5,18 3,86 1,32 34,08
- Thuốc BVTV Lít 2,19 2,36 2,01 0,36 17,77
- Vazeline 1000 Đ 27,90 29,64 26,15 3,49 13,35
2. DCSX 1000 Đ 1321,55 1438,04 1205,05 232,98 19,33
3. Lao động - Thuê ngoài
+ Công chăm sóc Công 1,58 1,34 1,83 -0,49 -26,64
+ Công khai thác Công 22,31 22,45 22,16 0,30 1,34
-Gia đình
+ Công chăm sóc Công 11,42 11,02 11,81 -0,79 -6,66
+ Công khai thác Công 150,05 152,39 147,71 4,68 3,17
4. Chi phí tài chính 1000 Đ 1759,85 2268,85 1250,85 1018,00 81,38
5. Khấu hao 1000Đ 882,61 961,83 803,40 158,73 19,72
( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Khi chuyển từ thời kỳ KTCB sang TKKD thì có một khoản chi phí đầu tư không thể thiếu được là chi phí mua dụng cụ sản xuất. Chi phí này bao gồm: xô, bịch, dao cạo ở đầu thời kỳ và bộ (máng, chén hứng mủ, kiềng, dây buộc) thì ba năm thanh lý một lần. Tuy nhiên cuối vụ có một số chén hứng mủ, kiềng bị mất hay bị hư hại thì phải bổ sung vào vụ tiếp theo. Ngoài ra còn có chi phí phân bổ của các loại máy bơm nước, máy cắtcỏ, máy phun thuốc….
Như đã nói trên hầu hết các hộ điều tra đều được nhận được sự hỗ trợ của Dự án ĐDHNN. Tuy nhiên do mức lãi vay và hình thức trả của mỗi hộ ở 2 xã khác nhau nên chi phí tài chính của 2 xã có sự chênh lệch. Tính bình quân trong 1 năm thi mức chi phí lãi vay mà các hộ ở xã Hương Bình phải trả khoảng 2268,85 ngàn đồng, các hộ ở Hương Thọ là1250,85 ngàn đồng. Nguyên nhân có sự chênh lệch quá cao này là do
Đại học Kinh tế Huế
các hộ ở Hương Bìnhđa số họ trả tiền vay hết trong năm 3 của TKKD trong khi đó các hộ ở Hương Thọ trong 3 năm đầu khai thác vẫn không có điều kiện để trả hết mức vay.
Từ bảng số liệu 12 cho thấy mức chi phí cho phân bón và lao động khai thác vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí TKKD (tính bình quân cho 1 năm TKKD) của 2 xã Hương Bình và Hương Thọ.
Lao động
Hầu hết các hộ được điều tra đều làm nghề nông nghiệp nên lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất là lao động gia đình. Cứ 1 ha cao su thì bình quân trong 1 năm TKKD các hộ điều tra phải chịu một khoản chi phí cho lao động gia đình là 14368,47 ngàn đồng (chiếm 58,96% tổng chi phí đầu tư bình quân 1 năm của TKKD) và chi phí cho lao động thuê ngoài là 2128,85 ngàn đồng (chiếm 8,76%
trong tổng chi phí đầu tư bình quân 1 năm của TKKD). Mức chi phí tính riêng cho từng xã ta có:
Hương Bình: Cứ 1 ha cao su nếu tính bình quân trong 1 năm TKKD các hộ điều tra phải chi ra một khoản chi phí cho lao động thuê ngoài là 2122,33 ngàn đồng (chiếm 8,22% tổng chi phí bình quân 1 năm cho 1 ha cao su TKKD) và chi phí cho lao động gia đình là 14546,5 ngàn đồng (chiếm 61,88% tổng chi phí bình quân 1 năm cho 1 ha cao su TKKD).
Hương Thọ: Cứ 1 ha cao su nếu tính bình quân 1 năm TKKD thì các hộ điều tra phải chi ra 2135,57 ngàn đồng cho lao động thuê ngoài (chiếm 9,31% tổng chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha cao su trong 1 năm TKKD). Qua số liệu ở bảng năng lực sản xuất của hộ thì trung bình một hộ gia đình có 3 lao động tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mức lao động bình quân này cao hơn ở Hương Bình (Hương Bình có khoảng 2,70 lao động/hộ). Ở TKKD thì khối lượng công việc chăm sóc, đặc biệt là khai thác mủ ngày càng tăng lên. Nắm được điều này, các hộ gia đình đã biết tận dụng lao động sẵn có trong gia đình thay vì phải tốn tiền để thuê thêm lao động. Trung bình 1 ha cao su, các hộ ở xã này chi ra một khoản là 14190,42ngàn đồng (chiếm 61,88% tổng chi phí bình quân 1 năm cho 1 ha cao su).
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12: Đầu tư chi phíbình quân/nămcho 1 ha cao su TKKD
ĐVT: 1000 Đ
Chỉ tiêu BQC Hương Bình Hương Thọ HB/HT
1000 Đ % 1000 Đ % 1000 Đ % +/- %
1. Chi phí vật tư
- Phân NPK 3750,29 15,39 4299,18 16,66 3201,39 13,96 1097,78 34,29 - Thuốc
BVTV 130,93 0,54 141,70 0,55 120,15 0,52 21,56 17,94
- Vazeline 27,89 0,11 29,64 0,11 26,14 0,11 3,50 13,39
2. Chi phí
DCSX 1321,55 5,42 1438,04 5,57 1205,05 5,25 232,98 19,33 3. LĐ
- Thuê ngoài
+Chăm sóc 121,49 0,50 101,44 0,39 141,53 0,62 -40,08 -28,32 + Khai thác 2007,36 8,24 2020,69 7,83 1994,04 8,70 26,65 1,34 -Gia đình
+Chăm sóc 864,24 3,55 831,83 3,22 896,66 3,91 -64,83 -7,23 + Khai thác 13504,23 55,41 13714,69 53,14 13293,77 57,97 420,92 3,17
4. Chi phí
tài chính 1759,85 7,22 2268,85 8,79 1250,85 5,45 1018,00 81,38 5. Chi phí
khấu hao 882,61 3,62 961,83 3,73 803,40 3,50 158,43 19,72
Tổng cộng 24370,43 100,00 25807,88 100,00 22932,97 100,00 2874,91 12,54
( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)
Phân bón
Ở Hương Bình mức chi phí đầu tư cho phân bón chiếm khoảng 16,66% tổng chi phíđầu tưbình quân 1 năm TKKD cho 1 ha cao su ở xã Hương Bình. Trong khi đó ở Hương Thọ mức chi phí đầu tư cho phân bón chiếm khoảng 13,96% tổng mức
Đại học Kinh tế Huế
chi phí đầu tưbình quân 1 năm cho 1 ha cao su ở xãđó.Như vậy chi phí đầu tư cho phân bón của Hương Bình nhiều hơn Hương Thọ là 1097,78ngàn đồng(chiếm tỷ lệ 34,29% so với chi phí phân bón của Hương Thọ).
Ngoài chi phí cho phân bón, lao động thì các chi phí như thuốc BVTV, vazeline… chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổngchi phí của TKKD.