CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAO SU
1.2. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su
- Chính sách của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nguy cơ dẫn đến thất bại thị trường là rất lớn. Nhằm tránh những tổn thất này cần có sự định hướng của Nhà nước, đó là những chính sách Nhà nước sử dụng.
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra nông sản đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho toàn xã hội. Việc ổn định nông nghiệp là cơ sở quan trọng thực hiện ổn định vĩ mô của đất nước. Mà như ta đã biết nông sản là sản phẩm đầu tiên của chuỗi hàng lấy nông sản đó làm nguyên liệu. Vì thế, nông nghiệp phát triển kéo theo phát triển hệ thống ngành hàng liên quan, góp phần tăng giá trị hàng hoá, giải quyết việc làm và tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên thường gặp rủi ro, thu nhập kém, trìnhđộ dân trí không cao nên khả năng tiếp cận với kinh tế thị trường kém và hiện nay nghèođói vẫn đang là thách thức ở nhiều vùng nông thôn.
Đại học Kinh tế Huế
Hiện nay cây cao su được xem là cây trồng mang lại hiệu quả, giúp người dân ở nhiều vùng xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu và quan trọng hơn việc trồng cao su giúp cải thiện môi trường sinh thái. Do đó khi sản xuất cao su cần phải chú ý những điểm sau: sản xuất trên quy mô lớn, tập trung và yêu cầu về vốn lớn nên cần có những chính sách chung và chính sách riêng phù hợp với những đặc điểm sản xuất của nó.
- Cơ sở hạ tầng
Hiện nay vẫn còn nhiều vùng nông thôn gặp khó khăn trở ngại về cơ sở hạ tầng như: thiếu năng lượng, thiếu nước, đường xá tồi tệ, chi phí vận tải cao, không tiếp cận được thị trường và thông tin. Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy giao thông vận tải là điều kiện tiền đề để nâng cao sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung. Nghiên cứu tổng thể tiến hànhở một số nhóm nước đã khẳng định ảnh hưởng tích cực quan trọng của giao thông nông thôn đến sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, diện tích và năng suất cây trồng và nhu cầu phân bón. Nếu giao thông vận tải gặp khó khăn thì sản xuất nông nghiệp sẽ bị cản trở dưới nhiều giác độ: giá cả đầu vào cao hơn và giá cả đầu ra thấp hơn. Việc tiêu thụ các sản phẩm có giá trị cao dễ bị hỏng. Vì vậy cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả sản xuất.
Do đó muốn cải thiện điều kiện sống vốn dĩ thấp kém của các vùng nông thôn thì trước hết phải phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
- Sự phát triển hệ thống dịch vụ
Dịch vụ các yếu tố đầu vào: Dịch vụ các yếutố đầu vào bao gồm việc cung ứng các yếu tố giống, phân bón, thuốc BVTV và các dịch vụ khuyến nông. Nếu hệ thống dịch vụ đầu vào được trang bị tốt sẽ là cơ sở cho việc giảm khoảng chênh lệch giá giữa các khâu trung gian và cũng là điều kiện cho việc giảm chi phí sản xuất. Đây cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Ngoài ra, các dịch vụ khuyến nông trong nông nghiệp sẽ là trung gian đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân. Từ đó, chúng đóng góp đắc lực trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật của người dân.
Dịch vụ các yếu tố đầu ra: Để nông sản hàng hóa có thể tiêu thụ trên thị trường, vai trò của hệ thống thu mua, chế biến và mạng lưới trung gian trong phân phối sản
Đại học Kinh tế Huế
tay người tiêu dùng. Giữa họ thường có những mối liên kết nhất định. Đặc biệt, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, một số vùng sản xuất chuyên canh đã và đang trở thành các vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến. Đặc điểm và quá trình hoạt động của mạng lưới trung gian này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự chênh lệch giá cả.
- Cung–cầu và giá cả trên thị trường
Sản phẩm nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó là sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người, là nguyên liệu cho chế biến, tham gia xuất khẩu, đặc biệt một bộ phận quay bỏ lại với quá trình sản xuất với tư cách là tư liệu sản xuất. Tuy nhiên khối lượng hàng hoá nông sản cung - cầu trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố; chẳng hạn cung nông sản phụ thuộc vào điều kiện kiện tự nhiên, trình độ khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất… còn cầu nông sản phụ thuộc vào tập quán, phong tục, thói quen tiêu dùng của các nhóm khác hàng, giá cả, thu nhập…
Trong từng điều kiện cụ thể, giá cả nông sản ngoài những đặc điểm chung của giá thị trường còn có những đặc điểm riêng chi phối đến sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Ngoài ra giá cả các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sản xuất của người dân vì nó là bộ phận cấu thành nên chi phí và kết quả sản xuất. Sự biến động giá cả các yếu tố này ảnh hưởng đến thu nhập của người dân qua các năm cũng như kế hoạch sản xuất của người dân. Phần lớn thị trường trong nông nghiệp mang tính cạnh tranh hoàn hảo hơn so với các ngành khác. Vì vậy, nó đã tạo môi trường cạnh tranh khá lành mạnh trong việc tạo vốn, sử dụng các thông tin, mua và bán các sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì sẽ có nhiều yếu tố gây bất lợi đến người dân. Việc người dân nắm bắt rất ít thông tin thị trường và tư thương ép giá là những hiện tượng thường thấy. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân.
Để đảm bảo lợi ích cho cả người mua và người bán cũng như tạo môi trường ổn định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra cần được điều chỉnh hợp lý nhằm tránh hiện tượng tự phát trong mạng lưới lưu thông.
1.1.4.2. Các nhân tốvi mô
- Mức độ tập trung hoá sản xuất
Tập trung hóa là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: vốn, đất đai, lao
Đại học Kinh tế Huế
động và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất ra sản phẩm. Quá trìnhđó có thể diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu.
Tập trung hóa trong nông nghiệp trước hết phải là quá trình tập trung hóa về ruộng đất. Mức độ tập trung về ruộng đất lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: chính sách của Nhà nước, trìnhđộ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hộ, trình độ tổ chức quản lý của chủ thể quản lý. Tập trung ruộng đất lại gắn liền với tập trung các yếu tố sản xuất khác như: lao động và tư liệu sản xuất sao cho giữa các yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ nhất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất.
- Mức độ đầu tư thâm canh
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng phân bón, thủy lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Với quỹ đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp, tình trạng thiếu nông phẩm hoành hành và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường như hiện nay thì mức độ thâm canh càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Tuy nhiên bên cạnh việc gia tăng mức độ thâm canh cây trồng cần phải chú trọng đến hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững.
- Tổ chức sản xuất
Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy, việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay.
Ngoài ra, vấn đề bố trí sản xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽ làm tăng chi phí vận chuyển.
Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trìnhđộ chuyên môn hóa cao,
Đại học Kinh tế Huế
canh tác và công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý lại càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh.