Tình hình đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 55)

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra

2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

2.3.2.1. Tình hình đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Khi tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố được quan tâm nhiều nhất là doanh thu và chi phí. Đối với hoạt động kinh doanh cao su thì vấn đề này rất quan trọng. Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày có chu kì kinh tế khoảng 25 - 27năm, trong đó 6 - 7 năm thời kỳ KTCB và 19– 20 năm là TKKD.

Vì vậy, để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất của việc trồng cao su cần phải xác định được các khoản đầu tư cho sản xuất cao su trong từng thời kỳ. Trong một chu kỳ sản xuất của cây cao su chúng ta cần chú ý thời kỳ KTCB đóng vai trò rất quan trọng vì nó tạo tiền đề ban đầu cho quá trình phát của cây trong TKKD.Do đó việc tập trung đầu tư cho cây cao su ở thời kỳ KTCB rất được người dân quan tâm.Tuy nhiên tùy mỗi nơi, tùy theo điều kiện kinh tế của hộmà có mức đầu tư khác nhau.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Tình hìnhđầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB

Chỉ tiêu ĐVT BQC Hương

Bình

Hương Thọ

So sánh HB/HT

+/- %

- Giống Cây 595 601 599 2 0,33

- Phân chuồng Tạ 1,39 2,78 0 2,78 100

- Phân vi sinh Kg 194,25 277,5 111 167,5 150

- Lân NC Kg 194,25 277,5 111 167,5 150

- - Phân bón NPK Tạ 18,16 20,88 15,43 5,45 35,32

- Thuốc BVTV Lít 14,26 16,22 12,29 3,93 31,98

- Phát thực bì 1000 đ 1000 1000 1000 0 0

-Công gia đình Công 89,64 91,28 87,98 3,30 3,75

+ Đào hố Công 8,14 8,25 8,02 0,23 2,87

+ Công trồng Công 4,49 4,02 4,95 -0,93 -18,79

- + Công chăm sóc Công 77,01 79,01 75,01 4 5,33

- Công thuê ngoài Công 22,51 23,62 21,4 2,22 10,37

+ Công đào hố Công 6,4 5,18 7,62 -2,44 -32,02

+ Công trồng Công 0,59 0,57 0,61 -0,04 -6,56

- + Công chăm sóc Công 15,52 17,87 13,17 4,70 35,69

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Bảng 9 thể hiện mức đầu tư của các hộ dưới dạng hiện vật. Các hộ điều tra có vườn trồng cao su đều được hưởng được sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật…của Dự án ĐDHNN và mức đầu tư trong giai đoạn trồng mới được sự giám sát của cán bộ kỹ thuật nên mức đầu tư cho giai đoạn trồng mới của 2 xã Hương Bình và Hương Thọ không có gì chênh lệch. Sự khác nhau về mức đầu tư của 2 xã chỉ được thể hiện rõ nhất từ năm thứ 2 đến năm thứ 6. Cụ thể là:

Phân bón

Năm 2002 là năm đầu tiên mà xã Hương Thọ trồng cao su nên kinh nghiệm trong sản xuất cao su còn thiếu. Mặc khác do địa hình cách trở nên mua vật tư gặp khó khăn (phân chuồng người dân không mua được). Bên cạnh đó, do tâm lý không tin

Đại học Kinh tế Huế

tưởng vào hiệu quảmang lại của cây cao su nên một số vật tư được dự án hỗ trợ thì người dân lại đem bán hoặc bón cho các loại cây trồng khác. Trung bình 1 ha cao su thời kỳ KTCB thì hộ điều tra ở Hương Bình bón khoảng 20,88 tạ phân NPK; trong khi đó Hương Thọ chỉ bón 15,43 tạ phân NPK. Như vậy Hương Bình đầu tư lượng phân bón trên 1 ha cao su cho thời kỳ này hơn Hương Thọ là 5,45 tạ (chiếm 35,32%

lượng phân bón của các hộ ở xã Hương Thọ).Và mức chênh lệch này là rất cao.

Lao động cho chăm sóc

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc cây cao su ở thời kỳ KTCB nên người dân ở 2 xãđã rất quan tâm vấn đề này. Trung bình 1 ha cao su ở thời kỳ này,ở Hương Bình các hộ điều tra bỏ ra khoảng 96,88 công cho chăm sóc (bao gồm:

79,01 công gia đình và 17,87 công thuê ngoài. Cònở Hương Thọ, trung bình 1 ha cao su thời kỳ này thì các hộ bỏ ra khoảng 88,18 công chăm sóc (trong đó 75,01 công gia đình và 13,17 công thuê ngoài). Ta thấy ở xã Hương Bình thì các hộ đầu tư công chăm sóc hơn so với ở xã Hương Thọ. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa 2 xã không đáng kể.

Việc đầu tư ở TKCB của 2 xã khác nhau sẽ dẫn tới kết quả sản xuất (năng suất, sản lượng..) của 2 xã có sự chênh lệch.

Dựa vào số liệu bảng 10, ta thấy chi phí đầu tư trung bình 1 ha cao su thời kỳ KTCB mà xã Hương Bình bỏ ra là 20198,36 ngàn đồng, Hương Thọ là 16871,45 ngàn đồng. Mức chi phí đầu tư trên giữa 2 xã chênh lệch khá lớn. Cụ thể tổng mức chi phí đầu tư bỏ ra trong thời kỳ này ở xã Hương Bình cao hơn Hương Thọ là 3387,87 ngàn đồng (mức tăng nàychiếm khoảng 20,15 % so với tổng chi phí của xã Hương Thọ). Sỡ dĩ có sự chệnh lệch này là do các hộ ở xã Hương Bình đều có kinh ngihệm trong sản xuất cao su do đó họ biết được nên đầu tư loại nào và đầu tư ra sao cho có hiệu quả.

Theo như số liệu điều tra ta thấy các hộ được hỏi đều chú trọng đầu tư vào lượng phân bón và lao động cho chăm sóc vườn cây. Vì vậy 2 chỉ tiêu này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng mức chi phí đầu tư ở thời kỳ TKCB.

Tỷ lệ phân bón trong tổng mức chi phí của 2 xã như sau: chiếm 51,09% tổng mức chi phí TKCB của xã Hương Bình, tương ứng với 10318,5 ngàn đồng; chiếm 45,29%

Đại học Kinh tế Huế

tổng mức chi phí TKCB xã Hương Thọ, tương ứng với 7613 ngàn đồng và chiếm 48,45% tổng mức chi phí KTCB của toàn huyện, tương ứng với 8965,75 ngàn đồng.

Bảng 10: Đầu tư chi phí cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB

ĐVT: 1000 Đ

Chỉ tiêu BQC Hương Bình Hương Thọ HB/HT

1000 Đ % 1000 Đ % 1000 Đ % 1000 Đ %

- Giống 1500 8,11 1502,5 7,44 1497,5 8,91 5 0,33

- P.chuồng 41,7 0,23 83,4 0,41 0 0 83,40 100

-Phân VS 194,25 1,05 277,5 1,37 111 0,66 166,5 150

- Lân NC 145,69 0,79 208,13 1,03 83,25 0,5 124,88 150 - - Phân NPK

8965,75 48,45 10318,5 51,09 7613

45,29 2705,5 35,54 -Thuốc

BVTV 676,10 3,65 735,6 3,64 616,59 3,67 119,01 19,03

- Phát thực bì 1000 5,4 1000 4,95 1000 5,95 0 0

-Công GĐ

+ Đào hố 650,87 3,52 660,01 3,27 641,73 3,82 18,28 2,85 +Công trồng 179,37 0,97 160,72 0,8 198,01 1,18 -37,29 -18,83 +Công chăm

sóc 3851,86 20,82 3939,25 19,5 3764,47 22,39 174,78 4,64 - Công thuê

+ Công đào

hố 1298,85 7,02 414,65 2,05 609,94 3,63 -195,29 -32.02 +Công trồng 23,7 0,13 22,82 0,11 24,58 0,15 -1,76 -7,76

+Công

chăm sóc 762,85 4,12 875,28 4,33 650,42 3,87 224,86 34,57 Tổng cộng 18504,43 100 20198,36 100 16871,45 100 3387,87 20,15 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Tỷ lệ chi phí lao động chăm sóc trong tổng chi phí của 2 xã như sau: chiếm 23,83% (bao gồm 19,5% là tỷ lệ lao động gia đình, 4,33 là tỷ lệ lao động gia đình) trong tổng chi phí KTCB của Hương Bình tương ứng với 4814,53 ngàn đồng; ở Hương Thọ thì chi phí cho lao động chăm sóc chiếm tỷ lệ là 26,26% (bao gồm

Đại học Kinh tế Huế

3,87% tỷ lệ lao động thuê ngoài và 22,39% tỷ lệ lao động gia đình) tổng mức chi phí tương ứng 4414,89 ngàn đồng; toàn huyện thì tỷ lệ này chiếm 24,94% (bao gồm 20,82% tỷ lệ lao động gia đình và 4,12 lao động thuê ngoài) tổng chi phí KTCB tương ứng chiếm 4614,71 ngàn đồng. Với số liệu điều tra trên có thể nói các hộ trồng cao su rất biết tận dùng công lao động gia đình.Đây là một tín hiệu mừng cho các cấp chính quyền trong việc đã tạo ra được việc làm thường xuyên cho người nông dân.

Ngoài chi phí lao động, chi phí cho phân bón thì trong thời kỳ KTCB các hộ phải chi thêm các khoản cho phát thực bì 1 triệu đồng. Ở xã Hương Bình mức chi phí cho thực bì chiếm khoảng4,95% tổng chi phí ở TKCB. Cònở Hương Thọthì mức chi phí này chiếm khoảng 5,95% tổng chi phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)