2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra
2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra
Các chính sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Tùy theo từng giai đoạn cụ thể mà Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cao cho người dân.
Cây cao su được trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1993, là loại cây công nghiệp dài ngày còn lạ lẫm đối với người dân. Tuy nhiên nhờ chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật sản xuất, cây giống và phát triển cơ sở hạ tầng nên người nông dân đã mạnh dạn trồng và hiện nay thu được hiệu quả đáng kể. Theo báo cáo “ Tình hình sản xuất và khai thác cao su” của Trung tâm Khuyến nông – lâm – ngư tỉnh Thừa Thiên Huế thì toàn huyện Hương Trà có 368,80 ha đã được đưa vào khai thác với năng suất ước tính là 1,1 tấn/ha. Mỗi năm mang lại thu nhập khoảng 30 – 40 triệu đồng cho mỗi hộ nông dân.
2.3.5.2. Công tác quy hoạch sản xuất
Theo báo cáo tình hình sử dụng đất năm 2010 của 2 xã Hương Bình và Hương Thọthì quỹ đất dùng để mở rộng thêm diện tích cây cao su không còn nữa. Vì vậy nếu người dânmuốn mở rộng hoạt động sản xuất củamình thì phải mua thêm hoặc chuyển một số diện tích đất trồng các loại cây không hiệu quả qua trồng cây cao su. Điều này đã làm cho việc tiến hành quy hoạch vùng trồng gặp rất nhiều khó khăn. Đa số vườn
Đại học Kinh tế Huế
cây suđược trồng manh mún, nhỏ lẻ, đều cách xa khu dân cư và đường lên vườn gặp nhiều khó khăn. Điều nàyảnh hưởng đến việc vận chuyển sản phẩm và hoạt động sản xuất.
2.3.5.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su hiện nay còn yếu kém, nhiều vùng trồng cao su chưa có đường giao thông. Những vùng còn bị ngăn sông cách trở (vùng La Khê Trẹm, Thạch Hàn: Hương Thọ) nên việc tiêu thụ mủ gặp khó khăn. Bình quân một hộ gia đình có 1,62 ha trồng cao su nên việc mua thêm máy móc (máy cắt cỏ, máy phun thuốc…) đối với người dân là rất lãng phí.
Mặc khác điều kiện kinh tế của hộ còn thấp nên khó có khả năng mua thêm máy móc.
Việc thiếu thốn máy móc đặc biệt trong lúc dịch bệnh xảy ra làm cho hiệu quả sản xuất cao su giảm sút.
2.3.5.4.Năng lực về vốn
Mặc dù các hộ được vay 18 triệu đồng/ha, nhưng công tác giải ngân vốn lại còn chậm.Mặt khác mỗi lần giải ngân thì chỉ được khoảng 1 –2 triệu. Điều này đã dẫn tới mức đầu tư cho sản xuất của các hộ thấp. Hiện nay giá các loại vật tư đang có xu hướng tăng trong khi đó mức vốn vay vẫn không thay đổi đã làm cho mức đầu tư bị hạn chế lại. Người dân phải cố gắng tìm mọi cách để có vốn đầu tư cho vườn cây của mình bất chấpcảquy trình kỹthuậtkhai thác quá mức vườn cây.
2.3.5.5. Kiến thức, kỹ năng của người của người sản xuất
Cây cao su được đưa vào trồng ở huyện Hương Trà trong những năm gần đây nên kinh nghiệm, trình độ sản xuất của hộ vẫn còn hạn chế. Theo như điều tra thì tôi được biết đa số các hộ đều được Trung tâm khuyến nông tỉnh về tập huấn kỹ thuật nhưng do thời gian tập huấn ngắn và học lý thuyết không song song với thực hành đã làm cho hiệu quả của các buổi tập huấn mang lại không cao. Người dân dù đã nắm được quy trình kỹ thuật nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ đã khai thác quá mức, sai cả quy trình kỹ thuật.
2.3.5.6. Tiêu thụ sản phẩm
Hiệntại trên địa bàn huyện đã có nhà máy chế biến cao su như Nhà máy chế biến cao su Hương Vân của Côngty Vật tư Nông nghiệp TT - Huế. Nhưng donhà máy này đều hoạt động cầm chừng, dây chuyền sản xuất yếu kém, lạc hậu nên công suất sơ chế
Đại học Kinh tế Huế
mủ rất hạn chế giá cả không thỏa đáng nên dù được đầu tư hàng tỷ đồng lại này lại không phát huy được hiệu quả, các HTX để hoang phí, công ty thì đóngcửa vì không có nguyên liệu, các tư thương bắt tay nhau gom mủ từ địa phương để đem bán các tỉnh khácở Quảng Trị, Quảng Bìnhđể tiêu thụ trong khi các HTX, công ty cần thu mua mủ để chế biến lại không có nguyên liệu vì không cạnh tranh nổi với tư thương.Chính vì vậy số lượng tư thương trên địa bàn 2 xãtương đốinhiều. Cụ thể ở xã Hương Bình thì số lượng này khoảng 20 - 30 người, Hương Thọ thì số lượng tư thương khoảng 7 –10 người. Do đóviệc buôn bán trao đổi diễn ra thuận lợi. Ngoài ra việcthị trườngtiêu thụ ổn định đã góp phần tạo niềm tin cho người trồng cao su để họ yên tâm sản xuất hơn.
2.3.5.7. Giá cả thị trường của cao su
Bên cạnh sự thuận lợi về thị trường tiêu thụ thì các hộ cũng gặp khó khăn trong vấn đề giá cả sản phẩm. Trong quá trình điều tra tôi nhận thấy giá cả không chỉ phụ thuộc vào thông tin thị trường mà còn phụ thuộc vào tư thương thu mua trên địa bàn.
Do phần lớn người dân thường bán sản phẩm cho tư thương nên thường xảy ra tình trạng ép giá. Tuy nhiên mức giá cao su hiện nay có xu hướng tăng nhờ đó đã làm cho thu nhập người dân ngày càng tăng. Đây là điều đáng mừng vì cây cao su dần dần khẳng định là cây mang lại hiệu quả cao so với cây chè, mía, sắn trước đó.
Đại học Kinh tế Huế