CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAO SU
1.3. Thực tiễn, kinh nghiệm sản xuất cao su ở một số nơi
1.3.1.1. Tình hình sản xuất cao su ở một số nước chính
Cây cao su có nguồn gốc từ khu rừng mưa Amazon(Nam Mỹ). Cuối thế kỷ XIX cây cao su được đem trồng và phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng ở các quốc gia ở Châu Á mới là các quốc gia sản xuất chính ngành hàng này.
Bảng 1: Sản lượng cao su tự nhiênở các nước sản xuất chính năm 2005-2010 ĐVT: Triệu tấn
Nước Vị trí 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thái lan 1 2,94 3,14 3,06 3,09 3,08 3,2
Inđônêsia 2 2,27 2,64 2,76 2,75 2,59 2,85
Malaysia 3 1,13 1,28 1,20 1,07 1,02 1,05
Ấn độ 4 0,77 0,85 0,81 0,88 0,86 0,88
Việt Nam 5 0,48 0,56 0,6 0,66 0,72 0,77
Srilanka 6 0,1 0,11 0,12 0,13 0,13 0,12
(Nguồn: Tổng hợp từ IRSG) Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) gồm mười thành viên là Việt Nam, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Pa-pua Niu Ghi-nê và Xri Lan-ca; ba nước Thái-lan, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai- xi-a chiếm khoảng 94% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu. Ấn Ðộ là nhà sản xuất và người tiêu dùng lớn thứ tư thế giới. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới tăng mạnh sau khi nền kinh tế được phục hồi trong khi nguồn cung tăng chậm do thời tiết bất thuận xảy ra.
Thái Lan hiện nay là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng cao su tự nhiên. Năm 2010 sản lượng cao su tự nhiên đạt 3,2 triệu tấn. Năm 2011 sản lượng cao su Thái Lan dự báo sẽ tăng lên 3,3 triệu tấn,bởi loạt cây trồng từ năm 2004 (khoảng 160.000 ha) sẽ được đưa vào thu hoạch vào thời gian tiếp theo. Theo nguồn thông tin của Bộ Nông
Đại học Kinh tế Huế
nghiệp Thái Lan thì nước này đạt mục tiêu tăng trồngcao su thêm khoảng 128.000 ha bắt đầu từ năm tới và sẽ cho thu hoạch vào năm 2017.
Inđônêsia là nước có sản lượng cao su tự nhiên đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Năm 2010 sản lượng cao su của nước này đạt được 2,85 triệu tấn. Năm 2011 với tình hình mưa và một mùa đông khô hạn kéo dài khiến sản lượng mủ giảm; dự kiến sản lượng năm nay giảm xuống còn 2,4 - 2,5 triệu tấn.
Đứng thứ 3 về sản lượng cao su là Malaysia. Sản lượng cao su Malaysia có thể tăng 8,5% lên 1,02 triệu tấn trong năm tới, bởi giá tăng khích lệ người trồng cao su tăng cường thu hoạch mủ, và tăng diện tích trồng thêm 1% lên 1,03 triệu haở các tỉnh Sabah và Sarawak. Sản lượng cao su sẽ tăng 9,7% lên 940.000 tấn trong năm nay, với sản lượng dự kiến sẽ ở mức vừa phải vào nửa cuối năm 2010 bởi việc thu hoạch mủ cao su bị ảnh hưởng bởi thời tiết ẩm ướt.
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới
Hiệp hội Cao su Thế giới dự báo nhu cầu cao su trên thế giới vẫn ở mức cao trong 10 năm tới và giá thì khó có thể giảm. Hiện nay, châu Á chiếm 94% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới và ngôi đầu thuộc về Thái Lan, Inđônêsia đứng thứ 2, các vị trí cao tiếp theo lần lượt là Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam. Tổ chức khảo cứu cao su thế giới cho biết 70% cao su thiên nhiên được sử dụng để sản xuất vỏ xe và thị trường ôtô thế giới thì đang phục hồi. Bridgestone Corp, hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới của Nhật cũng dự kiến tổng doanh số bán hàng từ năm 2009-2015 sẽ tăng 40%. Tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, ngành công nghiệp sản xuất ôtô cũng được dự báo phát triển mạnh trong 10 năm tới kéo theo nhu cầu về cao su sẽ vào khoảng 14 triệu tấn/năm. Nhưng trên thực tế thì sản lượng cao su toàn thế giới chỉ có thể đạt khoảng 10 triệu tấn/năm. Năm nay, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ước tính đạt khoảng 10,4 triệu tấn, không thay đổi lớn so năm 2010 là 10,3 triệu tấn. Lượng cao su thiên nhiên cung đủ cầu, nhưng thị trường có vẻ thiếu hụt do một lượng quá lớn cao su đang lưu giữ trong kho. Trong các kho lưu giữ toàn cầu đang cất trữ khoảng từ 1,5 đến 1,6 triệu tấn. Trong đó, khoảng từ 400 nghìn tấn đến 500 nghìn tấn nằm trong kho ở Thái Lan. Một số nước sản xuất giảm bán hàng, trong khi Trung Quốc đang tăng tốc mua để sản xuất và cất trữ có thể đẩy giá cao su thiên nhiên tăng cao nữa. (Theo: Bùi Căn –Nhandan.com.vn)
Đại học Kinh tế Huế
Thị phần toàn cầu của cao su tự nhiên và tổng hợp đang thay đổi. Năm 2009, cao su tổng hợp chiếm khoảng 58%, caosu tự nhiên 42%. Năm nay, cao su tổng hợp tăng lên 60%, cao su tự nhiên còn khoảng 40%. Thông thường, chênh lệch giá giữa caosu thiên nhiên và tổng hợp khoảng 50 bạt/kg. Hiện nay, giá hai loại cao su tăng lên từ 60 đến hơn 100 bạt/kg. Các nhà sản xuất lốp xe, găng tay cao su và các sản phẩm cao su khác sẽ phải tính toán sử dụng loại cao su nào, khi giá cao su thiên nhiên tăng cao, cũng là lý do làm vỡ bong bóng giá cao su thiên nhiên. Mặc dù nhu cầu về cao su rất lớn nhưng nguồn cung cho thị trường lại đang giảm. Nguyên nhân một phần là mưa lũ ảnh hưởng không tốt đến cây trồng tại các thị trường xuất khẩu cao su lớn là Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Bên cạnh đó, trong năm qua diện tích trồng cao su của Ấn Độ đã giảm 6,9%, còn diện tích cao su ở Trung Quốc bị thu hẹp, lượng cây già cỗi tăng cao. Hơn nữa, diện tích trồng cao su Thái Lan bị ảnh hưởng bởi Chính phủ áp dụng mức phụ thu cao đối với diện tích tái canh.
1.3.2. Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình sản xuất
Hiện tại cây cao su là cây mang lại hiệu quả cao thứ hai (sau cây cà phê) cho người dân do chi phí bỏ ra thấp nhưng tỉ suất lợi nhuận thu được thì cao. Do đó, trong nhiều năm qua diện tích gieo trồng cao su đã tăng lên đáng kể.
Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam từ năm 2008- 2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2008 2009 2010
Diện tích gieo trồng 1000 ha 631,4 677,7 740
Diện tích cho sản phẩm 1000 ha 399,1 418,9 438,5
Năng suất Tạ/ha 16,5 17,0 17,2
Sản lượng 1000 Tấn 659,6 711,2 754,5
( Tổng cục thống kê) Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2008 cả nước gieo trồng được là 631,4 ngàn ha trong đó diện tích cho sản phẩm là 399,1 ngàn ha với sản lượng thu được là 659,6 ngàn tấn. Sang năm 2009 diện tích gieo trồng đã tăng thêm 7,33% tương ứng
Đại học Kinh tế Huế
với mức tăng 46,3 ngàn ha. Diện tích cho sản phẩm của năm 2009 so với năm 2008 đã tăng 19,8 ngàn ha; sản lượng năm này tăng lên 7,82% . Qua năm 2010 diện tích gieo trồng đã tăng 740 ngàn ha, còn diện tích cho sản phẩm là 438,5 ngàn ha. Sản lượng năm 2010 so với năm 2009 tăng thêm là 6,08% tương ứng mức tăng là 43,3 ngàn tấn.
Hiện nay Tập đoàn cao su Việt Nam(VRG)đang triển khai phương án trồng cao su đa mục tiêu (vừa khai thác mủ, vừa khai thác gỗ), đồng thời mở rộng diện tích trồng ở những vùng đất mới như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng biên giới ở Tây Nguyên. Do quỹ đất trong nước còn hạn chế nên tập đoàn còn hướng đầu tư ra nước ngoài như nước Lào, Campuchia, Myanmar và Nam Phi.
1.3.2.2. Tình hình tiêu thụ
Việt Nam hiện là nước đứng thứ 4 về sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên. Sản lượng cao su tự nhiên đãđược xuất khẩu qua 39 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc chiếm 60%.
Biểu đồ1: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su các tháng năm 2010
(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Sản lượng cao su thiên nhiên của nước ta tăng nhanh qua các năm, từ 220.000 tấn năm 1996 lên đến 550.000 tấn năm 2007. Năm 2009, sản lượng cao su xuất khẩu đạt gần 732.000 tấn, sản phẩm cao su đạt 175 triệu USD. Năm 2010 Việt Nam đạt mức kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất so với trước đây, đạt 2,399 tỷ đô-la với sản lượng xuất khẩu là 782.200 tấn, giá bình quân là 3.053 USD/tấn tăng 94,7% về trị giá và tăng 6,9% về lượng, còn về giá tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Sang đầu tháng 1/2011, giá cao su tiếp tục tăng hơn do nhu cầu
Đại học Kinh tế Huế
cao su thiên nhiên của Việt Nam đã xuất được trong tháng 1 là 75.600 tấn, đạt 332,95 triệu đô-la, với giá bình quân là 4.403 USD/tấn, tăng 46% về lượng và tăng đến 145% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Riêng chủng loại SVR 3L vượt ngưỡng dự đoán 5000 USD/tấn, đạt bình quân 5.147 USD/tấn.
Sang tháng 2, giá cao su xuất khẩu tiếp tục tăng, đến 15/2 đạt bình quân 4.590 USD/tấn và SVR 3L đạt 5.592 USD/tấn. Tuy nhiên, lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm do thời gian nghỉ Tết dài. Trong thời gian tới do nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới ngày càng tăng để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh của ngành ôtô thì triển vọng của Việt Nam sẽ xuất khẩu được khoảng 760.000 đến 780.000 tấn với giá trị từ 2,7 tỷ đến gần 3 tỷ đô-la.
1.3.3. Tỉnh Thừa Thiên Huế
Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả kinh tế của cây cao su.
Thế nhưng, điều bất ngờ thú vị đã xảy ra, cây cao su bén duyên rất nhanh trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều vùng đất xưa kia nghèo khó, chỉ sau hơn 10 năm trồng cao su đã trở nên giàu có hơn, như vùng kinh tế mới Phú Mậu (Nam Đông), các xã vùng gò đồi Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Vân, Hương Bình, Bình Điền (Hương Trà)...Gần 6.000 hộ gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa đã thoát nghèo, nhiều người vươn lên thành triệu phú, tỷ phú từ cây cao su. Vụ khai thác mủ cao su năm 2006, 2007 và 2008, nhiều hộ trồng cao su ở Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới... đã có thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu 50 triệu đồng/ha/năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích trồng cao su ở Thừa Thiên Huế được nhân rộng rất nhanh.
Nếu giai đoạn 1993 – 1997, toàn tỉnh thực hiện theo chương trình 327 thì đã trồng được 1.026,17 ha. Bước sang giai đoạn 2001- 2006 nhờ thực hiện giai đoạn 1 dự án đa dạng hóa nông nghiệp thì diện tích cao su của tình đã tăng lên 8.500 ha trong đó có 1.500 ha đã cho sản phẩm với năng suất là 6 tạ/ha. Hiện nay, Thừa Thiên Huế chuẩn bị thực hiện xong giai đoạn 2 của dự án Đa dạng hóa nông nghiệp 2007 -
Đại học Kinh tế Huế
2010 đã nâng diện tích cao su toàn tỉnh lên 8.395 ha với diện tích cho sản phẩm là 3.697 ha.
Bảng 3: Diện tích, sản lượng và năng suất caosu tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm Năm
Diện tích gieo trồng (1000
ha)
Diện tích cho sản phẩm (1000 ha)
Sản lượng (Tấn)
Năng suất (Tạ/ha)
1993 -1997 1,03 - - -
2001 2,1 0,2 100 5
2002 2,9 0,3 100 3
2003 4,35 0,67 363 5
2004 5,55 0,82 735 9
2005 6,3 1,1 1000 9
2006 8,5 1,5 900 6
2007 8,5 1,5 1000 9,1
2008 8,4 1,2 1100 9,2
2009 8,43 1,5 2500 16,67
(Nguồn: www.Agroviet.gov.vn) Sau gần 18 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương, là
“cây vàng” của hàng ngàn hộ dân trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững thì tỉnhThừa Thiên Huế cần phải có một chiến lược định hướng, quy hoạch cụ thể về quỹ đất để phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá như một số loại cây trồng trước đây.
Đại học Kinh tế Huế