HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN VIỆT

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN VIỆT

6.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngân hàng NN0 & PTNT là Ngân hàng thương mại hàng đầu nước ta, một Ngân hàng chủ lực trong thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đã góp phần quan trọng vào quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trong công cuộc đổi mới đất nước. Tính đến cuối năm 2010, Ngân hàng NN0 & PTNT đã có hơn 2.600 chi nhánh nằm rải rác khắp đất nước, đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển nông nghiệp nông

Đại học Kinh tế Huế

thôn. Hoạt động cho vay đối với nông hộ của Ngân hàng NN0 & PTNT chính thức bắt đầu từ tháng 7 năm 1991.

Để tăng phạm vi phục vụ khách hàng ở nông thôn, Ngân hàng NN0 & PTNT đã có một số cải tiến như lập các tổ cho vay lưu động, đặt văn phòng dao dịch ở cấp cơ sở, áp dụng hình thức cho vay theo tổ, nhóm…Ngoài ra Ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người là hội viên của những tổ chức quần chúng như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,…Nhờ vậy mà Ngân hàng đã nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng được phục vụ, trở thành người bạn đáng tin cậy của người nông dân.

6.2. Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 8 năm 1995 và bắt đầu hoạt động vào ngày 1/1/1996, với mục tiêu chính là tham gia vào quá trình xoáđói giảm nghèoở Việt Nam.

Ngân hàng không huy động tiết kiệm mà chủ yếu dựa vào Chính phủ và các Ngân hàng quốc doanh để có nguồn vốn cho vay. Để phục vụ mục tiêu chính của mình, Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho những ai không có đủ điều kiện vay từ Ngân hàng NN0 & PTNT do không có tài sản thế chấp, và các hộ này phải nằm trong diện nghèo tiêu chuẩn Việt Nam.

Với số dư đến hết năm 2010 là gần 757 tỷ đồng, nguồn vốn cho vay xoá đói giảm nghèo vẫn chiếm trên 37% tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên điều đáng nói không chỉ là con số hàng vạn lượt khách hàng đã và đang được vay vốn để phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo, mà qua hơn chục năm chương trình tín dụng hộ nghèo đã thực sự thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của cộng đồng. Nếu như trước đây nguồn vốn của xoá đói giảm nghèo hầu hết chỉ là nguồn vốn của Chính phủ thì nay hoạt động tín dụng hộ nghèo đã bước đầu được xã hội hóa. Trong tổng số 757 tỷ dư nợ thì nguồn vốn cho vay bằng nguồn ngân sách địa phương là 15 tỷ, dư nợ cho vay bằng nguồn tiết kiệm của cộng đồng người nghèo là gần 4 tỷ. Ngoài ra còn có nguồn vốn tài trợ của tổ chức dầu lửa thế giới OPEC. Cho vay xoá đói giảm nghèo cũng được mở rộng từ hình thức thông thường sang chương trìnhđặc biệt ưu đãi hơn.

6.3. Quỹ tín dụng nhân dân

Đại học Kinh tế Huế

Quỹ tín dụng nhân dân bắt đầu từ một chương trình thíđiểm chịu sự giám sát của NHNN vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm và cấp tín dụng xã, hoạt động theo luật HTX và chỉ cho xã viên vay vốn. Kỳ hạn cho vay thường dưới 12 tháng, lãi suất áp dụng thường cao hơn mức lãi suất của Ngân hàng NN0 & PTNT và của Ngân hàng chính sách xã hội.

Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân có 3 cấp: Quỹ tín dụng nhân dân địa phương, Quỹ tín dụng nhân dân vùng và Quỹ tín dụng nhân dâm trung ương. Tính đến cuối năm 2010 có 1.752 Quỹ tín dụng nhân dân ở các cấp xã, vùng và trung ương, với khoảng hơn 1 triệu xã viên.

6.4. Các tổ chức quần chúng

Những tổ chức tham gia tích cực vào hoạt động tín dụng là Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựuchiến binh…Các tổ chức này hỗtrợ chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình của nhà nước (chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc…). Ngoài ra các tổ chức này được xem là “ người mô giới” giữa Ngân hàng NN0 & PTNT cũng như Ngân hàng phục vụ người nghèo và người đi vay.

Bên cạnh các nguồn vay chính thức và bán chính thức nêu ở trên, hộ nông dân Việt Nam còn vay vốn qua một số nguồn phi chính thức như từ anh em họ hàng, từ người cho vay lấy lãi, hoặc từ họ/hụi…

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)