TÌNH HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY Ở NGÂN HÀNG NN0 & PTNT HUYỆN TUYÊN HÓA

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HOÁ

2. TÌNH HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY Ở NGÂN HÀNG NN0 & PTNT HUYỆN TUYÊN HÓA

Hoạt động của Ngân hàng đã từng bước thích nghi đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ Ngân hàng phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế của huyện. Những năm qua mặc dù nền kinh tế của huyện đã có nhiều thành tựu đáng kể, song đó cũng là năm có nhiều biến động ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Những biến động bất thường về giá cả các mặt hàng trọng yếu trên thị trường quốc tế và trong nước do đó những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp đãảnh hưởng ngay từ đầu năm. Sự bùng phát của dịch cúm gia cầm và kéo dài cho đến nay vẫn tiếp tục tái phát ở nhiều huyện, tình hình thiên tai diễnbiến phức tạp, giá vàng thì tiếp tục tăng cao…

Những khó khăn trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, làm tăng thêm khó khăn cho các thành phần kinh tế, ảnh hưởng tới các ngành trong đó ngành Ngân hàng nói chung cũng như NHN0 nói riêng phải đối mặt với tình hình lớn là: Chi phí huy động vốn cao hơn trước dẫn đến lãi suất cho vay cao gây bất lợi trong cạnh tranh tín dụng.

Vượt qua những khó khăn của nền kinh tế, bước đầu tổ chức lại cơ cấu thành phần kinh tế và những khó khăn của thị trường cũng như điều kiện tự nhiên. Phát huy thế mạnh của một đơn vị là một trong những Ngân hàng thương mại có quy mô lớn trên địa bàn, có vị trí kinh doanh thuận lợi, NHN0 đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, liên tục phấn đấu, xây dựng và cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu

Đại học Kinh tế Huế

chiến lược đãđượcban lãnhđạo và cán bộ công nhân viêntrong đơn vị quán triệt.

Do đó, trong những năm qua tình hình cho vay của Ngân hàng luôn được cải thiện. Doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ hay tổng dư nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm, điều này được thể hiện rõ qua bảng 3:

Năm 2009, DSCV của Ngân hàng đạt 98.608 triệu đồng, tăng 26.268 triệu đồng tương ứng với tăng 36,31% so với năm 2008. Bước sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 102.646 triệu đồng, tăng 4.038 triệu đồng tương ứng với tăng 4,1% so với đầu năm. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do trong những năm qua nền kinh tế huyện có nhiều thay đổi, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân được tạo điều kiện phát triển. Vì vậy ngoài việc tận dụng những cái mình có, các thành phần kinh tế này còn cần đến nhiều yếu tố khác nhất là yếu tố về vốn. và để giải quyết vấn đề đó họ đã tìm đến với nguồn vốn của Ngân hàng, chính điều này là nhân tố gián tiếp làm tăng nhu cầu về vốn và làm phát sinh doanh số cho vay của Ngân hàng. Không những thế trong những năm qua Ngân hàng NHN0 Tuyên Hoá đã chủ động tìm đến khách hàng tạo lập những mối quan hệ giữa Ngân hàng với các đối tác ngày càng vững chắc, điều đó giúp cho doanh số cho vay của Ngân hàng trong 3 năm qua tăng trung bình 20,21%,đây là con số tăng trưởng tương đối cao phản ánh thực tế của Ngân hàng. Đặc biệt là năm 2009 đạt mức tăng trưởng 36,31% so với 2008. Đó là căn cứ để Ngân hàng xác định phương hướng và đề ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ tăng của doanh số cho vay. Trong năm 2009 cũng ghi nhận việc Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm tăng đáng kể doanh số cho vay đặc biệt là tài trợ cho nhàmáy xi măng Sông Gianh. Bước sang năm 2010, chịu ảnh hưởng chung củanhững khó khăn mà nền kinh tế gặp phải nhưng doanh số cho vay vẫn tăng mặc dù tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2009.

Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng lên với tốc độ trung bình 3 năm đạt 26,13%. Trong đó năm 2008 doanh số thu nợ đạt 40.902 triệu đồng, năm 2009 đạt 53.465 triệu đồng, tăng 12.563 triệu đồng so với năm 2008. Số thu nợ năm 2010 đạt 64.974 triệu đồng , tăng 11.509 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 21,53%.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG NN0 & PTNT CHI NHÁNH TUYÊN HÓA

CHỈ TIÊU

2008 (Tr.đồng)

2009 (Tr.đồng)

2010 (Tr.đồng)

2009/2008 2010/2009 Bình quân +/- % +/- % (%)

1. Doanh số cho vay 2. Doanh số thu nợ 3. Dư nợ

4. Nợ quá hạn

5. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

72.340 40.902 94.808 4.875 5,14

98.608 53.465 139.951 5.613 4,01

102.646 64.974 177.623 3.140 1,77

26.268 12.563 45.143 738

36,31 30,72 47,62 15,14

4.038 11.509 37.672 -2.473

4,10 21,53 26,92 -44,06

20,21 26,13 37,27 -14,46

( Nguồn : Phòng tín dụng Ngân hàng NN0 & PTNT huyện Tuyên Hóa)

Đại học Kinh tế Huế

Mặt khác, do đơn vị đã quan tâm đến công tác thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đây là thành tích chủ quan mà đơn vị đã đạt được trong công tác thu hồi nợ. Thành tích này đã phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng Ngân hàng, thể hiện năng lực của Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án cho vay.

Lấy hiệu quả của khách hàng làm chất lưọng hoạt động kinh doanh của mình nên Ngân hàng đã giúp khách hàng xác định đúng các kỳ hạn trả nợ của mình. Vì thế đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng đạt kết quả tốt đồng thời nâng cao công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

Sự tăng lên về tổng dư nợ phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đếnhạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của Ngân hàng, do đó chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Tuyên Hoá luôn phấn đấu tăng dư nợ qua các năm. Dư nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

Tổng dư nợcủaNgân hàng trung bình qua 3 năm đạt 37,27%, đây là con số được đánh giá cao đối với một huyện còn nghèo như Tuyên hoá. Đó là thành tích chủ quan của Ngân hàng, biết vuợt lên khó khăn trong điều kiện nền kinh tế của huyện mới bước đầu phát triển. Với sự xác định đúng nhu cầu cho từng thị trường, trong những năm tới đây Ngân hàng đã xem thị trường nông thôn là địa bàn hoạt động chính của mình, đồng thời phát triển các thị trường khác và phát huy những lợi thế đã cóđược.

Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được Chi nhánh đặt lên hàng đầu. Nhìn chung, khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh làm ăncó hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nên tác động rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, mặt khác giá cả hàng hoá luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho nông hộ, đặc biệt là đầu ra của hàng nông sản, thuỷ sản còn quá bấp bênh làmảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là một biến cố không lường trước được và nó tồn tại ở bất kỳ loại

Đại học Kinh tế Huế

hình kinh doanh nào. Cụ thể trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động nhiều rủi ro và trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì nợ quá hạn là rủi ro lớn nhất.

Nợ quá hạn chính là khoản tiền khách hàng chưa thanh toán khi đến hạn và không làm thủ tục gia hạn hoặc không được ngân hàng chấp nhận cho gia hạn nợ. Khi nợ quá hạn trong ngân hàng chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng dư nợ thì có thể làm cho Ngân hàng mất khả năng cân đối trong thanh toán dần dần làm cho Ngân hàng thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Vì vậy nợ quá hạn là vấn đề mà tất cả các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Trong 3 năm qua thì số nợ quá hạn biến động không đồng đều. Cụ thể, năm 2008 số dư nợ quá hạn là 4.875 triệu đồng, năm 2009 là 5.613 triệu đồng, tăng 738 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 15,14%. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch cúm gia cầm... đã làm cho một số gia đình gặp khó khăn đẫn dến không có khả năng trả nợ. Sang năm 2010 thì số dư nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 3.140 triệu đồng, tức giảm 2.473 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 14,46%. Do trong năm này các hộ gia đìnhđã làmăn khấm khá hơn.

Để thấy rõ hơn xu hướng thay đổi của nợ quá hạn, ta xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn.

Năm 2008, tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ đạt 5,14%, sang năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống đạt 4,01%. đặc biệt trong năm 2010 thì giảm mạnh làm chỉ còn 1,17%.

72,340 40,902

94,808

4,875 98,608

53,465 139,951

5,613 102,646

64,974 177,623

3,140 0

20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000

2008 2009 2010

DSCV DSTN Dư nợ Nợ quá hạn

Biểu đồ 1:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHN0 Năm Triệu đồng

Đại học Kinh tế Huế

QUA 3 NĂM (2008-2010)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều liên tục tăng qua các năm, chỉ riêng nợ quá hạn là biến động, không ổn định. Từ đó cho thấy Ngân hàng đã chủ động trong cho vay và việc cho vay của Ngân hàng rất cần thiết để bà con mở rộng quy mô sản xuất. NHN0 Tuyên Hoá đã đạt được kết quả tốt đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của thị trường.

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)