CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HOÁ
5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO KỲ HẠN Ở NGÂN HÀNG
Trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng NN0 & PTNT huyện Tuyên Hóa luôn cố gắng đa dạng hoá hình thức cho vay phù hợp với điều kiện, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế địa phương và nguồn vốn của chi nhánh.
Trong những năm gần đây theo sự chỉ đạo của UBND huyện và các cấp chính quyền địa phương đã tăng cường xây dựng phát triển mô hình kinh tế ở địa phương.
Với mục tiêu này thì nhu cầu vốn đáp ứng cho sản xuất ngày càng trở nên cấp thiết.
Do đó những năm gần đây Ngân hàng luôn cố gắng mở rộng cho vay ngắn hạn lẫn trung, dài hạn và cho vay vớimọi đối tượng.
Ta có thể thấy rõ tình hình cho vay của Ngân NN0 & PTNT huyện Tuyên Hóa qua bảng số liệu sau:
5.1. DOANH SỐ CHO VAY
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ lệ trên 90%, chính vì vậy mà chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện địa phương và nguồn vốn của chi nhánh.
Qua bảngsố liệuta thấy tổng doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng lên. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với doanhsố cho vay trung và dài hạn.
Đại học Kinh tế Huế
Doanh số cho vay ngắn hạn: Hoạt động cấp tín dụng của NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay.
Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng vay chủ yếu là chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, đầu tư vào các đối tượng chi phí như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật,.... Hơn nữa, tâm lí người dân họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn và trong một thời gian ngắn họ sẽ có số tiền để trả. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay đã phản ảnh thực tế là Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắn hạn càng nhiều để giảm thiểu rủi ro của việc cho vay vốn trung và dài hạn. Qua 3 năm đạt kết quả như sau: Năm 2008 doanh số cho vay đạt 46.299 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64%, sang năm 2009 doanh số cho vay đạt 60.090 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,94%, tăng 13.791 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 29,79%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2009 là do trong năm kinh tế xã hội địa phương phát triển khá ổn định, hầu hết các ngành kinh tế đều phát triển. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 62.373 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,77%, tăng 2.283 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 3,8%.
Doanh số cho vay trung-dài hạn: Mục đích của khách hàng vay trung-dài hạn tại chi nhánh nhằm mở rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên....Các khoản cho vay trung-dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Năm 2008 doanh số cho vay trung-dài hạn đạt 26.046 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36%, sang năm 2009 đạt 38.518 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,06%, tăng 12.472 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 47,88%. Đến năm 2010, doanh số cho vay đạt 40.273 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,23%, tăng 1.755 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 4,56% nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương nên chi nhánh dần dần đẩy mạnh cho vay trung-dài hạn.
5.2. DOANH SỐ THU NỢ
Việc thu nợ là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá tính chính
Đại học Kinh tế Huế
xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của CBTD. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãiđầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng.Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn trong hợp đồng tín dụng, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ với sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng và sự giúp đỡ hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng nhất là ý thức tự trả nợ vay khi đến hạn của khách hàng.
Qua bảng 9 ta thấy tổng doanh số thu nợ tăng qua 3 năm.
Doanh số thu nợ ngắn hạn: Tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể, năm 2008 doanh số thu nợ là 28.078 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số thu nợ đạt 35.287 triệu đồng, tăng 7.209 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 25,67%. Đến năm 2010, doanh số thu nợ đạt 39.263 triệu đồng, tăng 3.976 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 11,27. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng mạnh trong các năm và khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Doanh số thu nợ trung-dài hạn: Luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng từ 31%-40%. Cụ thể: năm 2008 doanh số thu nợ đạt 12.825 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,35%, sang năm 2009 doanh số thu nợ đạt 18.178 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34%, tăng 5.353 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 41,74%. Đến năm 2010 doanh số thu nợ đạt 25.711 triệu đồng với tỷ trọng là 39,57% tăng 7.533 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 41,44%. Nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 9: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO KỲHẠN
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 SO SÁNH
2009/2008 2010/2009
(Tr.đồng) % (Tr.đồng) % (Tr.đồng) % +/- % +/- %
1. Doanh số cho vay 72.340 100,00 98.608 100,00 102.646 100,00 26.268 36,21 4.038 4,10
+ Ngắn hạn 46.299 64,00 60.090 60,94 62.373 60,77 13.791 29,79 2.283 3,80
+ Trung, dài hạn 26.046 36,00 38.518 39,06 40.273 39,23 12.472 47,88 1.755 4,56
2.Doanh số thu nợ 40.902 100,00 53.465 100,00 64.974 100,00 12.563 30,72 11.509 21,53
+ Ngắn hạn 28.078 68,65 35.287 66,00 39.263 60,43 7.209 25,67 3.976 11,27
+ Trung, dài hạn 12.825 31,35 18.178 34,00 25.711 39,57 5.353 41,74 7.533 41,44
3. Dư nợ 94.808 100,00 139.951 100,00 177.623 100,00 45.143 47,62 37.672 26,92
+ Ngắn hạn 59.302 62,55 82.101 58,66 105.211 59,23 22.799 38,45 23.110 28,15
+ Trung, dài hạn 35.506 37,45 57.850 41,34 72.412 40,77 22.344 62,93 14.562 25,17
4. Nợ quá hạn 4.875 100,00 5.613 100,00 3.140 100,00 738 15,14 -2.473 -44,06
+ Ngắn hạn 2.917 40,16 2.864 51,02 2.015 64,17 -53 -1,82 -849 -29,64
+ Trung, dài hạn 1.958 59,84 2.749 48,98 1.125 35,83 791 40,40 -1.624 -59,08
(Nguồn : Báo cáo cuối năm từ phòng tín dụng năm 2008,2009,2010)
Đại học Kinh tế Huế
5.3.DƯ NỢ
Dư nợ là số tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng bao gồm bao gồm nợ trong hạn và và nợ quá hạn. Nó là kết quả, là cơ sở để đánh giá sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng.
Qua bảngsố liệuta thấy dư nợ của Ngân hàng trong những năm qua đều tăng lên.
Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm chiếm từ 58%- 63% và liên tục tăng qua 3 năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Để biết được tình hình này tađi vào phân tích từng chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn như sau:
- Đối với dư nợ ngắn hạn thì đều tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2008 dư nợ là 59.302 triệu đồng, sang năm 2009 dư nợ ngắn hạn đã tăng lên đến 82.101 triệu đồng, tăng 22.799 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 38,45%. Nguyên nhân là do trong ba năm qua tình hình kinh tế phát triển địa phương ổn định, khách hàng vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối cao và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được Ngân hàng đáp ứng và một phần do khách hàng xin Ngân hàng cho gia hạn nợ khi đến hạntrả.
- Dư nợ trung, dài hạn qua các năm như sau: năm 2008 là 35.506 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,45% tổng dư nợ trung, dài hạn tại chi nhánh. Năm 2009 mức dư nợ là 57.850 triệu đồng chiếm 41,34% tăng 22.344 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 62,93%; vào cuối năm 2010 là 72.412 triệu đồng tăng 14.562 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 25,17%. Do khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân và những người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ nên dư nợ trung-dài hạn tại Ngân hàng chưa cao. Trong năm 2009 kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu vay trung-dài hạn nhiều và Ngân hàng cũng đang tăng doanh số cho vay trung-dài hạn nên dư nợ tăng nhưng vẫn chưa cao.
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn tại chi nhánh luôn tăng qua 3 năm, tuy tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn chiếm ít hơn nhưng đó là nguồn vốn quan trọng đối với người dân. Như vậy, khả năng nhu cầu về vốn trung và dài hạn còn rất lớn đối với người dân.
5.4. NỢ QUÁ HẠN
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nên tác động rất lớn đến
Đại học Kinh tế Huế
hoạt động của Ngân hàng, mặt khác giá cả hàng hoá luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, đặt biệt là đầu ra của hàng nông sản còn quá bấp bênh làm ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Nợ quá hạn là vấn đề mà tất cả các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Để hiểu rõ hơn về nợ quá hạn của Ngân hàng ta sẽ đi vào phân tích.
Qua bảng10 ta thấy tình hình nợ quá hạn qua 3 năm tăng giảm không đồng đều.
Trong đó nợ quá hạn đối với ngắn hạn là cao hơn so với nợ trung, dài hạn.
Đối với nợ quá hạn ngắn hạn thì liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2008 nợ quá hạn là 2.917 triệu đồng, sang năm 2009 nợ quá hạn tại chi nhánh là 2.864 triệu đồng, giảm 53 triệu đồng so với năm 2008, tương đương giảm 1,82%. Đến năm 2010, nợ quá hạn là 2.015 triệu đồng, giảm 849 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 29,64%.
Do những năm qua Ngân hàng cũng đã thận trọng xem xét, thẩm định và thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng nên nợ quá hạn ngắn hạn giảm dần.
Đối với nợ quá hạn trung, dài hạn thì lại biến động liên tục, không tăng hay giảm theo chiều hướng nhất định mà nợ quá hạn tăng lên rồi lại giảm xuống. Vào năm 2008 nợ quá hạn là 1.958 triệu đồng, sang năm 2009 nợ quá hạn tăng lên đến 2.749 triệu đồng, tăng 791 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 40,40%. Nguyên nhân tăng là do các món nợ đãđến hạn thanh toán nhưng một số hộ vay sản xuất kinh doanh không hiệu quả, bị thua lỗ, môi trường không thuận lợi, dịch bệnh xảy ra, giá cả biến động. Ngoài ra một phần là do CBTD chưa nắm vững tình hình tài chính của hộ vay trước khi cho vay. Đến năm 2010 nợ quá hạn có phần khả quan hơn, đã giảm xuống còn 1.125 triệu đồng, giảm 1.624 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 59,08%. Như vậy Ngân hàng đã có tổ chức tốt trong công tác thu nợ trung, dài hạn nên năm 2010 nợ quá hạn có chiều hướng giảm xuống.