DOANH SỐ THU NỢ

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HOÁ

4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

4.2. DOANH SỐ THU NỢ

Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với mọi Ngân hàng thương mại nói chung và đối với NHNo & PTNT Tuyên Hóa nói riêng.

Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

4.2.1. Đối với nông nghiệp

Qua bảng 6 ta thấy doanh số thu nợ ngành nông nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng qua 3 năm. Do đại đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, là những khách hàng truyền thống có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng và cũng phù hợp với đặc điểm doanh số cho vay ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm. Doanh số thu nợ vào năm 2008 là 37.016 triệu đồng. Vào năm 2009, doanh số thu nợ là 47.037 triệu đồng, tăng 10.021 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 27,07%. Sang năm 2010 thì doanh số thu nợ là 51.409 triệu đồng, tăng 4.372 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 9,29%.

- Đối với trồng trọt: nhìn chung doanh số thu nợ đối với trồng trọt tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Năm 2008, doanh số thu nợ đạt 16.696 triệu đồng tương ứng với 45,1%.

Năm 2009, doanh số thu nợ đạt 14.591 triệu đồng, giảm 2.105 triệu đồng so với năm 2008, tương đương giảm 12,61%. Đến năm 2010 doanh số thu nợ đạt được 21.320 triệu đồng, tăng 6.729 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 46,12%.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 6: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 SO SÁNH

2009/2008 2010/2009

(Tr.đồng) % (Tr.đồng) % (Tr.đồng) % +/- % +/- %

TỔNG SỐ 40.902 100,00 53.465 100,00 64.974 100,00 12.563 30,72 11.509 21,53 1. Nông nghiệp 37.016 90,50 47.037 87,98 51.409 79,12 10.021 27,07 4.372 9,29 - Trồng trọt 16.696 45,10 14.591 45,90 21.320 27,86 -2.105 -12,61 6.729 46,12 -Chăn nuôi 20.320 54,90 32.446 54,10 30.089 72,14 12.126 59,68 -2.357 -7,26 2. Ngành CN chế biến 1.023 2,50 1.497 2,80 2.943 4,53 474 46,33 1.446 96,59

3. Tiêu dùng 302 0,74 422 0,79 252 0,39 120 39,74 -170 -40,28

3. Ngành khác 2.561 6,26 4.509 8,43 10.370 15,96 1.948 76,06 5.861 129,98

(Nguồn : Báo cáo cuối năm từ phòng tín dụng năm 2008,2009,2010)

Đại học Kinh tế Huế

Nguyên nhân tăng vào năm này là do người dân đã chủ động bố trí mùa vụ nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi các bệnh dịch ở lúa, áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng và lượng mưa tương đối đều trong năm thuận lợi cho cây lúa phát triển, nên năng suất sản lượng tăng lên, giá trị cũng tăng cao. Cùng với lúa thì có các loại cây màu năng suất đạt được cũng rất cao. Do đó bà con nông dân đã thu được một khoảng lợi nhuận và đãđem trả vốn vay cho Ngân hàng. Từ đó mà doanh số thu nợ đối với trồng trọt có xu hướng tăng lên vào năm này.

- Đối với chăn nuôi: qua bảng ta thấy doanh số thu nợ đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2009, doanh số thu nợ là 32.446 triệu đồng, tăng 12.126 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 59,68%.

Nguyên nhân là do các ban ngành chính quyền địa phương kết hợp với ban kiểm dịch phát động phong trào tiêm ngừa và phòng trị, cấp phát tài liệu tuyên truyền phòng ngừa dịch cúm gia cầm, kiểm tra xử lý các ổ dịch, tiêm vacxin cho heo, bò, gia cầm.

Vì thế người dân cũng yên tâm và chăn nuôi, thu được lợi nhuận và từ đó người dân có một số vốn nên đem trả nợ cho Ngân hàng. Và như vậy năm 2009 doanh số thu nợ tăng lên so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ đạt được 30.089 triệu đồng, giảm 2.357 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 7,26%. Nguyên nhân này là do năm 2010 xuất hiện thêm bệnh lở mồm long móng ở heo theo sau các căn bệnh dịch cúm gia cầm, giá cả heo, gia cầm giảm mạnh, người dân cũng hạn chế nuôi trong thời gian này, do đó Ngân hàng giảm cho vay đối với đối tượng này và doanh số thu nợ cũng giảm theo.

4.2.2. Đối vớiCông Nghiệp Chế Biến

Doanh số thu nợ đối với ngành công nghiệp chế biến đều tăng lên qua các năm.

Cụ thể: năm 2008, doanh số thu nợ đạt được 1.023 triệu đồng, năm 2009 đạt 1.497 triệu đồng tăng 477 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 46,33%. Đến năm 2010, doanh số thu nợ đạt được 2.943 triệu đồng, tăng 1.446 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 96,59%. Nguyên nhân tăng này là do người dân trong huyện hoạt động trong lĩnh vực này kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nguồn lợi nhuận mang lại ngày càng cao, từ đó mức trả nợ cho Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể.

Đại học Kinh tế Huế

4.2.3. Đối với tiêu dùng

Song song với các ngành khác thì doanh số thu nợ đối với cho vay tiêu dùng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Vào năm 2008, doanh số thu nợ là 302 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số thu nợ đạt 422 triệu đồng, tăng 120 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 39,74% Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày càng ổn định, thu nhập của người dân được nâng cao, vì vậy người dân có khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho doanh số thu nợ ở năm này tăng. Đến năm 2010 doanhsố thu nợ đạt được 252 triệu đồng, giảm 170 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 40,28.

4.2.4. Đối với ngành khác

Qua bảng ta thấy doanh số thu nợ cho vay đối với các ngành khác cũng đều tăng qua các năm. Năm 2008 doanh số thu nợ là 2.561 triệu đồng, năm 2009 đạt 4.509 triệu đồng tăng 1.948 triệu đồng tương đương tăng 76,06%. Sang năm 2010 doanh số thu nợ đạt 10.370 triệu đồng, tăng 5.861 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 129,98%. Nguyên nhân vì Ngân hàngđã mở rộng đầu tư vào những ngành khác nhưng chủ yếu là các ngành mà nhà nước có ưu đãi, vì thế hiệu quả mang lại cao, lợi nhuận tăng lên, từ đó danh số thu nợ cũng tăng.

37,016

1,0233022,516 47,037

1,4974224,509 51,409

2,943 252

10,370

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000

2008 2009 2010

Nông nghiệp CNCB Tiêu dùng Ngành khác

Biểu đồ3: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)

Tóm lại, ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua 3 năm. Trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của Cán bộ tín dụng, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể

Triệu đồng

Đại học Kinh tế HuếNăm

chính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác thu hồi nợ và hơn thế nữa đó là nhờ một phần khách hàng rất có ý thức trả nợ khi đến hạn.

Đạt được thành tích như trên là do Ngân hàng đã có những chính sách thu nợ thích hợp, CBTD rất tích cực trong công tác đôn đốc khách hàng trả nợ, gởi giấy báo nợ trước khi đến hạn 15 ngày để khách hàng có thời gian chuẩn bị, thời gian cho vay cũng như thời gian thu hồi nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay, từ đó tăng hiệu quả kinh tế của người vay, Ngân hàng đã lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Mặt khác, đa phần khách hàng vay vốn của Ngân hàng đều là khách hàng truyền thống, có uy tín, làm ăn có hiệu quả vì vậy mà công tác thu hồi nợ của Chi nhánh trong những năm qua đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)