MỘT SỐ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TUYÊN HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TUYÊN HÓA, QUẢNG BÌNH

1. MỘT SỐ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TUYÊN HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN–XÃ HỘI 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tuyên hoá là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Tọa độ địa lý: 17045’ đến 1805’B; 105037’ đến 106015’Đ. Phía Bắc giáp huyện Hương Khê và huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào (có đường biên giới dài 3,5km).

Diện tích tự nhiên: 1.149,41 km2.

Địa hình tuyên hoá dài và hẹp trải dọc theo các nguồn phát nguyên của sông Gianh theo hướng Tây Bắc-Đông Nam kẹp giữa hai dãy núi cao, có hình long máng nghiêng về phía đông nằm giữa triền thoải của 2 dãy núi Đông Trường Sơn và Nam Hoành Sơn.

1.1.2. Điều kiện xã hội

Theo báo cáo dân số và niên giám thống kê huyện năm 2009. Tổng số dân toàn huyện năm 2007 là 81.580, dân tộc ít người là 579 người chiếm 0,7% tổng dân số toàn huyện . Tỷ lệ tăng dân số 1,3% cao hơn mức bình quân chung của tỉnh là 0,1%. Mật độ dân số 71 người/km2 là huyện có mật độ thấp thứ hai của tỉnh, lại phân bố không đồng đều giữa các vùng, các xã trong huyện. Tổng số lao động của huyện năm 2007 là 37.600 người. Số lao động không có việc làm 1.900 người chiếm 5%, số lao động thiếu việc làm 5.600 người chiếm 14,9%. Trong tổng số lao động thì trìnhđộ đại học, cao đẳng là 440 người, trung học chuyên nghiệp 2.745 người, công nhân kỹ thuật có 1.990 người.

Kinh tế của huyện kém phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nên lao động

Đại học Kinh tế Huế

của huyện chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp 29.100 người chiếm 81,5%, công nghiệp, xây dựng chỉ có 2.300 người chiếm 6,2%, dịch vụ 4.400 người chiếm 12,3%.

Điều đáng quan tâm là dù mật độ dân số thấp nhưng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế, ngành nghề lại chưa phát triển nên hằng năm lực lượng lao động chưa được sử dụng hợp lý, tình trạng chung là thừa lao động thiếu việc làm. Bên cạnh đó, huyện có lực lượng lao động là dân tộc thiểu sốcó trình độ dân trí thấp với những hủ tục lạc hậu vẫn còn duy trì. Những khó khăn này sẽ là một trong những thách thức của công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Tuy nhiên ưu điểm nổi bật về nguồn lao động của huyện là hầu hết đều có đức tính cần cù chịu thương chịu khó. Lao động các xã vùng bãi bồi ven sông khá thạo với nghề trồng lúa, vùng đồi núi có kinh nghiệm về rừng, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp. Ngoài ra dân cư các vùng đều biết một số nghề tiểu thủ công nghiệp như làm đồ mây tre, đan lát, mộc... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghành nghề tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Tóm lại, tiềm năng về dân số và lao động của huyện là tương đối lớn, đây sẽ là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế của huyện nhà. Nhưng do sự phân bố không đồng đều của lực lượng lao động giữa các vùng và giữa các khu vực sản xuất nên đã gây ra không ít khó khăn trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội khác. Do vậy trong thời gian tới huyện cần có các chính sách nhằm phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn lao động.

1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN

Những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Tuyên Hóa đã có nhiều khởi sắc, tăng trưởng GDP qua các năm đều tăng cao và đang di dần vào thế ổn định. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mặc dù chưa lớn nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển kinh tế hàng hoá trên địa bàn huyện.

- Thế mạnh về du lịch:

Tuyên Hoá có nhiều địa danh lịch sử được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh như mộ đền thờ đề đốc Lê Trực ở Tiến Hoá (cấp quốc gia); Bãi Đức xã Hương Hoá, nơi chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập (cấp tỉnh), hang Lèn - Đại Hoá, nơi đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất họp năm 1945 (cấp tỉnh).

Đại học Kinh tế Huế

Những danh lam thắng cảnh ở Tuyên Hoá có điều kiện phát triển du lịch như động Chân Linh, hang ông –xã Văn Hoá, lèn Bảng – xã Tiến Hoá, hang Tiên –xã Cao Quảng, hệ thống hang lèn - xã Văn Hoá. Dọc tuyến đường hồ Chí Minh có một số bản dân tộc của đồng bào Mã Liềng là điểm xuất phát để phát triển văn hoá dân tộc trong tương lai.

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Phát triển nông thôn toàn diện, coi trọng đảm bảo an ninh lương thực và tăng nhanh nông sản hàng hoá, nhất là hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng công tác giống và thuỷ lợi, đưa các tiến bộ kỹ thuật đến mọi người dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Đồng thời đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn gia súc , gia cầm, phát triển nghành nghề trong nông thôn, tạo việc làm và cải thiện đời sống nông thôn. Đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn. Chú trọng hơn nữa việc chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Tiếp tục đầu tư để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, sông suối, ở những nơi có điều kiện.

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Tập trung phát triển những ngành có lợi thế trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, cát, sạn, chế biến lương thực, lâm sản, dâu tằm, cao su, dầu lạc, phát triển cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sữa chữa điện tử, dân dụng trên cơ sở đó tạo ra nhiều ngành nghề khác trong nông thôn, nhằm thu hút lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, phát triển sản xuất hàng hoá, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế.

- Dịch vụ:

Phát triển mạng lưới thương mại, đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế , lấy chợ trung tâm cụm xã làm đầu mối quan trọng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ , mở rộng giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển dịch vụ, thương mại đến tận bản làng, đưa các mặt hàng thiết yếu đến với đồng bào dân tộc vùng cao và vùng dân tộc ít người.

- Phát triển văn hoá xã hội:

Đại học Kinh tế Huế

Không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành học, cấp học, huy động học sinh vào các cấp học với tỷ lệ ngày càng tăng, tiếp tục phát triển giáo dục phổ thông bằng nhiều loại hình với quy mô thích hợp nhằm nâng cao dân trí cho mọi người, chú trọng đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lại lực lượng cán bộ phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH của huyện.

Nhìn chung, những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có nhiều thay đổi, bộ mặt kinh tế đã có sức sống và đang vươn lên trên đà mạnh mẽ. Huyện đã có sự chuyển biến cơ cấu ngành nghề trong giá trị sản xuất. Ngoài ra, ngành du lịch cũng được quan tâm và đầu tư phát triển mạnh, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, sản xuất hàng hoá lưu thông thuận tiện theo hướng kinh tế thị trưòng.

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)