CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HOÁ
8. TÌNH HÌNH VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN0 & PTNT HUYỆN TUYÊN HÓA Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA TẠI THỊ TRẤN ĐỒNG LÊ VÀ XÃ ĐỒNG HÓA
Để đánh giá thực trạng hoạt động cho vay một cách khách quan cũng như tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NN0& PTNT huyện Tuyên Hóa thì ngoài việc đánh giá thông qua hoạt động của Ngân hàng còn phải tìm hiểu thực trạng kinh tế của mỗi gia đình nông dân, nguyện vọng, khả năng và ý kiến của họ đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua đó sẽ giúp Ngân hàng có thêm thông tin về các hộ nông dân như: năng lực tài chính, nhu cầu vay vốn của họ và mức độ thanh toán các khoản nợ của Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn đối tượng cho vay để hạn chế đến mức thấp nhất có thể các món nợ quá hạn, nợ xấu, đồng thời tạo điều kiện để các hộ nông dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống của họ.
Song do hạn chế về thời gian, hơn nữa số lượng hộ vay vốn tại NHNN0 & PTNT Tuyên Hóa là rất lớn, do đó tôi đã chọn cho mình 2địa phươngcó sự khác biệt về điều kiện kinh tế và điều kiện tiếp cận tín dụng để giải thích một cách xác đáng hơn về vấn đềsử dụng vốn ở các hộ nông dân. Địa bàn mà tôi lựa chọn là Thị trấn Đồng Lê và xã Đồng Hóa với số hộ để điều tra là 60 hộ được chọn ngẫu nhiên trong tổng số hộ vay vốn để tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn vay thực chất của họ.
Đại học Kinh tế Huế
- Về mục đích vay vốn: Ngày nay, khi kinh tế càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì HND càng mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh dịch vụ và tiêu dùng. Qua điều tra ở 2 địa bàn ta thấy: mục đích vay vốn của HND chủ yếu là chăn nuôi, phần lớn dùng để nuôi bò và lợn. Ở Thị trấn Đồng Lê có 6/50 hộ vay để trồng trọt chiếm 20% số hộ vay vốn, 14/50 hộ vay để chăn nuôi chiếm 46,67% tổng số hộ vay. Ở xã Đồng Hóa có 8/50 số hộ vay để trồng trọt và 10/30 số hộ vay để chăn nuôi. Sở dĩ người dân ở trên 2 địa bàn điều tra này đều tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi vì nơi đây có lợi thế về đất đai rộng lớn và màu mỡ.
Theo ý kiến của các HND thì trước đây,chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giống…tăng cao nên các HND gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Một số hộ trước đây xem trồng trọt là ngành nghề chính nhưng hiện nay đang có xu hướng chuyển sang ngành dịch vụ, nhưng đồng thời họ vẫn trồng lúa để khai thác triệt để đất đai. Nhìn chung, cho vay trồng trọt chiếm tỷ trọng thấp ở cả 2 địa bàn do bà con nông dân chủ yếu trồng lúa, mức đầu tư không đáng kể do đó họ ít vay. Điều này nói lên rằng , hiện nay bà con trong các xã đã biết phát triển kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, đồng thời đầu tư một cách đúng mức, xoá bỏ dần thế độc canh cây lúa. Ngoài ra, một số hộ nông dân vay để đầu tư vào ngành lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng ở xã Đồng Hóa với 5/30 tổng số hộ vay.Chỉ một số ít hộ gia đình dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư nuôi thêm cá mà chủ yếu là cá rô phi, cả 2 địa bàn điều tra đều có 3/30 hộ vay vốn. Trong khi đó ngày càng có nhiều gia đình mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ như: quầy hàng tạp hóa, quán ăn, quán internet… Điều này cũng dễ hiểu khi kinh tế phát triển thì nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ cũng ngày một tăng cao nên hoạt động thương mại dịch vụ theo đó mà phát triển. Trong đó, ở Thị trấn Đồng Lê có mức thu nhập cao hơn so với xã Đồng Hóa do đó nhu cầu về dịch vụ tiêu dùng cũng tăng cao dẫn đến số hộ vay để đầu tư vào ngành dịch vụ ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 23,33%, còn ở xã Đồng Hóa chỉ chiếm 13,33% trong tổng số hộ vay vốn. Do đặc trưng của ngành nghề dịch vụ đòi hỏi vốn lớn thế nên lượng vốn vay của những hộ này cũng không nhỏ, song loại hình này cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12a: TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ Ý KIẾN CỦA HỘ NÔNG DÂN
Chỉ tiêu Thị trấn Đồng Lê XãĐồng Hóa
Số hộ % Số hộ %
Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100
Mục đích vay vốn
Trồng trọt 6 20,00 8 26,67
Chăn nuôi 14 46,67 10 33,33
Lâm nghiệp 0 0,00 5 16,67
NTTS 3 10,00 3 10,00
Dịch vụ, khác 7 23,33 4 13,33
Xây dựng phương án sử dụng vốn
Có 30 100,00 30 100,00
Không 0 0,00 0 0,00
Điều kiện vay vốn
Khá dễ 24 80,00 21 70,00
Bình thường 6 20,00 9 30,00
Khó khăn 0 0,00 0 0,00
Thủ tục vay vốn
Đơn giản 19 63,33 17 56,67
Bình thường 10 33,33 11 36,67
Phứctạp 1 3,33 2 6,67
Mức cho vay hiện nay
Thấp 10 33,33 12 40,00
Bình thường 20 66,67 18 60,00
Cao 0 0,00 0 0,00
Phương thức cho vay
Chưa đa dạng 0 0,00 0 0,00
Bình thường 4 13,33 2 6,67
Đa dạng 26 86,67 28 93,33
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Đại học Kinh tế Huế
- Xây dựng phương án sử dụng vốn: Đây là nguyên tắc cần thiết khi khách hàng đến vay tại Ngân hàng để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Thế nên khi được đòi hỏi về việc này thì 100% số hộ điều tra ở 2 địa bàn này đều có phương án sản xuất, kinh doanh trước khi vay vốn. Dựa vào phương án sản xuất kinh doanh của HND mà Ngân hàng dự tính được chi phí, thời hạn thu hồi vốn, tính khả thi của dự án từ đó quyết định lượng vốn cho vay đến khách hàng. Ngoài ra việc xây dựng phương án này còn giúp cho Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong quá trìnhđầu tư vốn.
- Điều kiện vay vốn: Xét về vấn đề này, ở Thị trấn Đồng Lê có 24 hộ cho rằng điều kiện vay vốn hiện nay của Ngân hàng là khá dễ dàng, có 6 hộ cho là bình thường và không có hộ nào cho là khó khăn hết. Ở xã Đồng Hóa có 21 hộ vay vốn cho là khá đễ dàng chiếm 70%, 9 hộ cho là bình thường chiếm 30% trong tổng số hộ vay. Điều này cũng dễ hiểu, khi mà Ngân hàng luôn cố gắng thay đổi, cắt giảm những điều kiện không cần thiết và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho HND vay vốn tại Ngân hàng. Theo đó, khách hàng khi đến vay vốn tại NHN0 Tuyên Hóa chỉ cần có sổ đỏ để làm tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và lần vay trước (nếu có) không để quá hạn quá 15 ngày. Qua đó ta thấy điều kiện vay vốn hiện nay đã khá dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây nhưng CBTD cũng cần kiểm tra cẩn thận mỗi dự án đầu tư để tránh rủi ro về sau.
- Thủ tục vay vốn: Phần lớn bà con nông dân cho rằng thủ tục vay vốn hiện nay đã đơn giản hơn trước khá nhiều, hồ sơ vay không còn rườm rà và khách hàng không phải lui tới Ngân hàng nhiều làn mới vay được vốn như trước. Có 19/50 hộ gia đình ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 63,33% và 17/50 hộ ở xãĐồng Hóa chiếm 56,67% trong tổng số hộ vay đánh giá thủ tục cho vay là đơn giản. Có 10/50 hộ nông dân ở Thị trấn Đồng Lê và 11/50 hộ ở xã Đồng Hóa trung lập cho rằng thủ tục cho vay không đơn giản cũng không quá phức tạp. Và chỉ có 1/50 hộ ở thị trấn Đồng Lê và 2/50 hộ ở xãĐồng Hóa vẫn còn ý kiến cho rằng quá trình vay vốn không đơn giản, hồ sơ còn nhiều vấn đề phức tạp, để hoàn thành thủ tục vay cũng phải mất nhiều thời gian. Qua điều tra, có một số là khách hàng vay lần đầu tiên nên hộ vẫn chưa có kinh nghiệm làm thủ tục vay vốn, ngoài ra một số ít chủ hộ vay có trình độ văn hóa còn thấp, không biết chữ nên cũng gặp rắc rối không nhỏ trong quá trình viết hồ sơ. Được biết NHN0 Tuyên Hóa
Đại học Kinh tế Huế
cũng như Ngân hàng cấp trên đã giảm nhiều thủ tục không cần thiết để khách hàng có thể thuận tiện hơn trong quá trình vay vốn.
- Mức cho vay: Hiện nay nhu cầu vay vốn của khách hàng là rất lớn, đặc biệt là HND. Vì thế Ngân hàng Tuyên Hóa luôn tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân, song không phải khách hàng muốn vay bao nhiêu cũng được mà còn tùy thuộc vào mục đích vay vốn, tài sản thế chấp…Qua điều tra, có 20 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 18 hộ ở xãĐồng Hóa cho rằng mức cho vay hiện nay là bình thường.Trong khi đó vẫn có 10 hộ ở Thị trấn Đồng lê và 12 hộ ở xã Đồng Hoá cho rằng mức cho vay còn thấp chưa đáp ứng được hết nhu cầu của gia đình. Dù Ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc để tránh rủi ro nhưng với những dự án khả thi và có khả năng đem lại hiệu quả thì cũng nên xem xét và tiến hành cho HND vay vốn theonhu cầu để tạo điều kiện cho hộsản xuất, kinh doanh.
- Phương thức cho vay: Hiện nay NHN0 Tuyên Hóa đã áp dụng nhiều phương thức mới phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của đời sống xã hội như: cho vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng, vay theo dự án đầu tư, vay trả góp, vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Vì thế, có 26/30 hộ chiếm 86,67 % tổng số hộ điều tra ở Thị trấn Đồng Lê và 28/30 hộ chiếm 93,33% tổng số hộ điều tra ở xãĐồng Hoá cho rằng phương thức cho vay hiện nay là đa dạng. Và chỉ có 13.33% tổng số hộ điều tra ở thị trấn Đồng Lê và 6,67% tổng số hộ điều tra ở xãĐồng Hoá cho là bình thường. Nhìn chung, người dân nhận xét khá tốt về việc bổ sung thêm nhiều phương thức cho vay của Ngân hàng đã tạo điều kiên thuận lợi hơn cho quá trình vay vốn.
- Thời hạn cho vay: Qua điều tra,có 8/30 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 10/30 ở xã Đồng Hóa cho rằng thời hạn cho vay chưa hợp lý. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao , được biết đây là những hộ nghèo, sản xuất nông nghiệp là thu nhập chính của gia đình và đặc trưng của nông nghiệp là phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, dịch bệnh,…nên không tránh khỏi những rủi ro, thất bát. Vì vậy thời gian 1 năm quá ngắn khiến họ gặp không ít khó khăn khi xoay tiền trả nợ Ngânhàng. Tuy nhiên, trong tổng số hộ điều tra có đến 15 hộ cho là bình thường và 7 hộ cho là hợp lý ở Thị trấn Đồng Lê,13 hộ cho ý kiến là bình thường và 7 hộ cho là hợplý ở xãĐồng Hóa. Đây là những hộ gia đình có
Đại học Kinh tế Huế
điều kiện kinh tế ổn định hơn, ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn kết hợp cản xuất hoặc kinh doanh các loại hình khác nên thu thập khá đều đặn, việc trả nợ Ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Được biết, Ngân hàng vẫn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho HND vay vốn nhưng nguồn vốn trung hạn có hạn không thể đáp ứng hết toàn bộnhu cầu của khách hàng, do đó qua thẩm định dự án CBTD sẽ quyết định cho khách hàng vay theo khả năng của họ.
- Mức lãi suất vay: khi đánh giá về lãi suất vay, đa phần khách hàng đều than rằng lãi suất những năm trở lại đây thay đổi liên tục và khá cao, đã khiến người dân khó nắm bắt tình hình lãi suất và hơi e ngại với việc vay vốn. Có đến 21/30 hộ gia đình ở Thị trấn Đồng Lê và 25/30 hộ ở xã Đồng Hóa có ý kiến như vậy. Dù đây chỉ là ý kiến điều tra từ một bộ phận khách hàng. Nhưng thực tế là như vậy, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng quan sát khách hàng đến trả nợ, không ít khách hàng cho rằng mức lãi suất hiện hành khá cao, khiến cho HND khó khăn trong việc trả lãi và gốc.
Trong khi đó chỉ có 9 hộ ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 30% trong tổng số hộ điều tra và 5 hộ ở xã Đồng Hóa chiếm 16,67% trong tổng số hộ điều tra có ý kiến là mức lãi suất vay là vừa phải, có thể chấp nhận được. Những ý kiến này chủ yếu là của các hộ gia đình vay với mục đích ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, điều kiện kinh tế của họ cao hơn và ổn định hơn.
- Phương thức trả nợ:Ở Thị trấn Đồng Lê có tới 24/20 hộ cho rằng phương thức trả nợ của Ngân hàng là bình thường, chiếm đến 80%. Ở xã Đồng Hóa có tới 20 hộ chiếm 66,67% cho phương thức trả nợ của Ngân hàng là bình thường. Điều này cũng dễ hiểu, bởi khách hàng cho biết trả nợ là trách nhiệm của họ, thế nên việc trả nợ theo định kỳ là hợp lý. Trong khi đó, vẫn có 6/30 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 10/30 hộ ở xã Đồng Hóa cho rằng phương thức trả nợ hiện nay là không thuận tiện. Những hộ gia đình này cho biết, các năm trước cứ đến kỳ thì CBTD đến thu nợ nhưng những năm trở lại đây họ phải đến tận Ngân hàng để trả nợ. Điều này đã gây bất tiện cho công việc đồng áng vốn bận bịu của họ. Qua tìm hiểu, những năm gần đây do lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày một tăng, CBTD không cònđủ thời gian để có thể quán xuyến cả việc thu nợ đến từng HND như trước, vì vậy đến mỗi kỳ hạn khách hàng phải có trách nhiệm đến Ngân hàng trả nợ.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12b: TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ Ý KIẾN CỦA HỘ NÔNGDÂN (tiếp theo)
Chỉ tiêu Thị trấn Đồng Lê XãĐồng Hóa
Số hộ % Số hộ %
Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100
Thời hạn cho vay
Chưa hợp lý 8 26,67 10 33,33
Bình thường 15 50,00 13 43,33
Hợplý 7 23,33 7 23,33
Mức lãi suất
Thấp 0 0,00 0 0,00
Bình thường 9 30,00 5 16,67
Cao 21 70,00 25 83,33
Phương thức trả nợ
Không thuận tiện 6 20,00 10 33,33
Bình thường 24 80,00 20 66,67
Thuận tiện 0 0,00 0 0,00
Thái độ của cán bộ tín dụng Không nhiệt tình 4 13,33 6 20,00
Nhiệt tình 26 86,67 24 80,00
Khả năng hoàn vốn
Không có khả năng 0 0,00 0 0,00
Quá thời hạn 6 20,00 8 26,67
Đúng thời hạn 14 46,67 15 50,00
Trước thời hạn 10 33,33 7 23,33
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Đại học Kinh tế Huế
Biết vậy, nhưng Ngân hàng cũng nên có những hình thức thu nợ thuận tiện hơn đến khách hàng để tạo ra sự thuận lợi cho cả khách hàng cũng như Ngân hàng, góp phần tăng doanh số thu nợ qua các năm.
- Thái độ của cán bộ tín dụng: Đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng, cán bộ tín dụng chính là trung gian và là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong suốt quá trình vay vốn. Vì thế, ngoài việc có nghiệp vụ tốt thì CBTD cũng cần có thái độ làm việc nhiệt tình để tạo thiện cảm với khách hàng, thu hút nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng góp phần tăng dư nợ lên hằng năm. Qua điều tra tại 2 địa điểm ta thấy có 26 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 24 hộ ở xãĐồng Hóa khen CBTD của NHN0 Tuyên Hóa luôn nhiệt tình giúp đỡ họ trong quá trình vay vốn. Và có 4 hộ ở Thị trấn Đồng Lê, 6 hộ ở xã Đồng Hóa chưa được hài lòng về thái độ của CBTD nhưng cũng chưa có hộ nào than phiền về thái độ khó chịu hay hách dịch của CBTD.
- Khả năng hoàn vốn: Trong 60 hộ vay vốn của NHN0 Tuyên Hóa các khoản nợ đều chưa tất toán nhưng phần lớn nợ đó là đủ tiêu chuẩn, nghĩa là các khoảnnợ còn lại đều nằm trong hạn và chưa đến hạn trả gốc. Trong đó, ở Thị trấn Đồng Lê có 14/30 hộ và ở xã Đồng Hóa có 15/30 hộ vay thanh toán nợ đúng hạn cho NHN0 Tuyên Hóa, thậm chí còn có 10 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 7 hộ ở xã Đồng Hóa trả nợ trước hạn.
Điều này cho thấybà con nông dân đều có ý thức trả nợ tốt và hơn hết hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi tạo được thu hập nên mới có khả năng trả nợ đến Ngân hàng. Phần đông trong số này là những hộ kinh doanh dịch vụ, NTTS và một số ít là chăn nuôi. Rõ ràng hoạt động kinh doanh dịch vụ luôn tạo ra được lợi nhuận cao và khá ổn định vì khi đời sống phát triển thì nhu cầu về tiêu dùng các nhân và dịch vụ ngày càng tăng, điều đó đã tạo ra lợi thế cho các hộ kinh doanh. Tuy nhiên vẫn có những hộ nông dân thanh toán nợ không đúng hạn, qua điều tra có 6/30 hộ ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 33,33% và 7/30 hộ ở xã Đồng Hóa chiếm 23,33%. Nguyên nhân các HND thanh toán không đúng hạn:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: NGUYÊN NHÂN NỢ QUÁ HẠN
Nguyên nhân nợ quá hạn Thị trấn Đồng Lê XãĐồng Hóa
Số hộ % Số hộ %
Tổng hộ nợ quá hạn 6 100 8 100
Mất mùa 2 33,33 4 50,00
Rủi ro gia đình 1 16,67 1 12,50
Thiên tai 2 33,33 2 25,00
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1 16,67 1 12,50
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Đại học Kinh tế Huế