TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HOÁ

1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. Ngân hàng NN0 &

PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa với phương châm “Đi vay để cho vay”, nhưng như thế nào để cho vay vừa tìm được lợi nhuận cao, phục vụ tốt cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để làm tốt điều này thì ngoài việc vay vốn từ Ngân hàng cấp trên, các Ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường. Tuy nhiên trong điều kiện như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được chiến lược lãi suất phù hợp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình. Trong quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng NN0 & PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa cũng đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình huyđộng vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng lên. Có được như vậy là vì nền kinh tế ngày càng phát triển, số tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều nhu cầu gởi tiền vào Ngân hàng với mục đích thanh toán thông qua hệ thống Ngân hàng mà độ an toàn cao và chi phí thấp… Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động Ngân hàng NN0

& PTNT Tuyên Hóa đã không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng tin cho khách hàng, làm cho việc huy động vốn của Ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn.

Trên cơ sở nhận thức “Xác định công việc khai thác khách hàng tiền gửi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh”. Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng NN0 & PTNT huyện Tuyên Hóa đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, tiền gửi kho bạc, chứng chỉ tiền gửi...Chính vì thế đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm gần đây.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2 : TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NN & PTNT QUA 3 NĂM 2008 – 2010

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

SO SÁNH

2009/2008 2010/2009

(Tr.đồng) % (Tr.đồng) % (Tr.đồng) % +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn huy động 95.297 100,00 102.787 100,00 119.465 100,00 7.490 7,86 16.678 16,23 I. Tiền gửi tiết kiệm 67.071 70,38 76.972 74,89 100.893 84,45 9.901 14,76 23.921 31,08

1. Tiết kiệm không kỳ hạn 410 0,61 156 0,20 61 0,06 -254 -61,95 -95 -60,90

2. Tiết kiệm có kỳ hạn 66.661 99,39 76.816 99,80 100.832 99,94 10.155 15,23 24.016 31,26 Trong đó:

> 12 tháng 18.351 27,53 19.861 25,86 22.012 21,83 1.510 8,23 2.151 10,83

<= 12 tháng 48.310 72,47 56.955 74,14 78.820 78,17 8.645 17,90 21.865 38,39 II. Tiền gửi các TCKT 7.979 8,37 16.578 16,13 15.079 12,62 8.599 107,77 -1.499 -9,04 III. Tiền gửi kho bạc 20.226 21,22 9.237 8,99 3.493 2,92 -10.989 -54,33 -5.744 -62,19

( Nguồn: Ngân hàng NN0& PTNT chi nhánh Tuyên Hóa )

Đại học Kinh tế Huế

Thực hiện chủ trương của các Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHN0 Tuyên Hoá trong những năm vừa qua luôn quan tâm đến vấn đề huy động vốn.

Ngânhàng đã xác định rõ vốn chính là tiềm lực tài chính của đơn vị, muốn hoạt động kinh doanh tốt thì trước hết phải có tài chính vững chắc và ổn định. Để thấy rõ tình hình huyđộng vốn của NHN0 Huyện Tuyên Hoá ta đi sâu vào phân tích bảng 2 :

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm.

Tổng nguồn vốn năm 2008 là 95.297 triệu đồng, sang năm 2009 tổng nguồn vốn tăng lên đến 102.787 triệu đồng, tăng 7.490 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 7,86%. Đến năm 2010 tổng nguồn vốn tăng đến 119.465 triệu đồng, tăng 16.678 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 16,23%. Nguyên nhân là do các thành phần kinh tế ở địa phương làm ăn có hiệu quả, có phần tiền dôi ra nên họ gửi vào Ngân hàng để sinh lời đồng thời cũng giúp họ tránh được rủi ro khi giữ tiền ở nhà. Ngoài ra, Ngân hàng đãđẩy mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ với các hình thức và mức lãi suất phù hợp, thay đổi cơ cấu kỳ hạn huy động vừa phù hợp với yêu cầu của khách hàng và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị, hạn chế việc sử dụng vốn Ngân hàng cấp trên, chú trọng nguồn vốn có kỳ hạn mang tính ổn định. Mở rộng mạng lưới tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn khách hàng mới làm quen với các dịch vụ Ngân hàng, các sản phẩm tiền gửi, mở tài khoản tiền gửi tư nhân, thanh toán tiền qua Ngân hàng, huy động từ nguồn tiền gửi kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, đặc biệt thực hiện “ văn hoá giao dịch “ nhằm đổi mới phong cách phục vụ, tranh thủ thiện cảm của khách hàng,…vì thế nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã có xu hướng tăng lên.

Để có đủ tiềm lực tài chính phục vụ cho nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàngđã tích cực tìm kiếm các nguồn vốn ngoài tiền gửi và tiền tiết kiệm như: vốn vay của Ngân hàng nhà nước, từ các tổ chức kinh tế… sự đa dạng hóa trong các kênh huy động vốn chứng tỏ Ngân hàng đã có một tình hình tài chính vững mạnh.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì nguồn vốn huy động được thông qua tiền gửi tiết kiệm tức là khoản tiền gửi của dân cư. Đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu của Ngân hàng, nguồn vốn này càng lớn càng tốt thể hiện uy tín của Ngân hàng càng cao, thị phần của Ngân hàng ngày càng mở rộng và Ngân hàng có thể sử dụng triệt để nguồn vốn này để kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy tiền gửi tiết kiệm tăng lên

Đại học Kinh tế Huế

qua 3 năm, vào năm 2008 tiền gửi tiết kiệm là 67.071 triệu đồng, sang năm 2009 tiền gửi tiết kiệm là 76.972 triệu đồng, tăng 9.901 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 14,76%. Đến năm 2010 tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng lên 100.893 triệu đồng, tăng 23.921 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 31,08%. Có 2 loại tiền gửi tiết kiệm: TGTK có kỳ hạn và TGTK không kỳ hạn.

- Xét về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đốivới loại tiền gửi này đều tăng lên qua 3 năm. Vào năm 2008 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 66.661 triệu đồng, sang năm 2009 là 76.816 triệu đồng, tăng 10.155 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 15,23%.

Nguyên nhân là do số tiền tạm thời người dân đang cất giữ chưa sử dụng nên họ đã đem số tiền này gửi vào Ngân hàng để sinh lời. Bên cạnh đó mức lãi suất chotiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng là hợp lý nên người dân muốn gửi vào để tích luỹ vốn cho nhu cầu sau này. Đến năm 2010 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tiếp tục tăng đến 100.832 triệu đồng, tăng 24.016 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 31,26%. Do năm này Ngân hàng đã áp dụng chương trình: tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm trúng vàng “3 chữ A”... vì thế đã góp phần làm tăng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn năm 2010, đây là một thành tích chủ quan của Ngân hàng, đứng trước khó khăn nhưng Ngân hàng đã mạnh dạn áp dụng các chính sách về khuyến mãi cho khách hàng để thu hút được nguồn vốn. Ngoài ra do trong năm này người dân làm ăn tương đối có hiệu quả, lợi nhuận đạt được nhiều, thêm vào đó giá cả hàng hoá không ổn định làm cho tâm lý người dân cảm thấy có nhiều rủi ro hơn khi họ để tiền ở nhà, do đó họ đã đem gửi tiết kiệm vào Ngân hàng.

Nếu như vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn tăng mạnh đảm bảo ổn định cho tình hinh tài chính của Ngân hàng thì nguồn vốn huy động được từ tiền gửi không kỳ hạn lại mang lợi thế là lãi suất hay chi phí sử dụng rẻ hơn. Sự cân đối giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn đã phản ánh một tình hình tài chính cân bằng, đảm bảo khả năng hoạt động kinh doanh vốn cũng như đảm bảo khả năng chi trả khi khách hàng có yêu cầu.

- Xét về tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Qua 3 năm thì số TGTK không kỳ hạn giảm dần. Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 410 triệu đồng, sang năm 2009 giảm xuống còn 156 triệu đồng, tức giảm 254 triệu đồng so với năm 2008, tương

Đại học Kinh tế Huế

đương giảm 61,95%. Do trong thời gian này người dân đãđến Ngân hàng rút tiền để phục vụ cho các nhu cầu đầu tư của họ và các nhu cầu khác như: sửachữa nhà, những vụ mùa nuôi tôm cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến năm 2010 thì TGTK không kỳ hạn chỉ còn 61 triệu đồng, tức giảm 95 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 60,9%. Đây là năm mà Ngân hàng có số TGTK không kỳ hạn thấp hơn số TGTK có kỳ hạn. Nguyên nhân là do nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi phát triển kinh tế địa phương của huyện làm cho người dân thấy có nhiều dự án đầu tư mới nên họ rút các khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để thực hiện kế hoạch đầu tư. Thêm vào đó điều kiện kinh tế-xã hội vào năm này luôn đối mặt với sự tăng giá của giá cả tiêu dùng gây tác động lên tình hình tài chính của cá nhân, các tổ chức kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất, tăng thêm các khoản chi phí phát sinh…Điều này đã góp phần gián tiếp gây ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng.

Ngoài ra còn do Ngân hàng áp dụng các chương trình tiết kiệm dự thưởng, trúng vàng vào năm này nên đã làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn.

Đang trong giai đoạn nhạy cảm của thị trường vốn, việc các Ngân hàng chủ động tìm kiếm được các nguồn vốn là điều khó khăn. Đã có lúc sự cạnh tranh gay gắt này dẫn đến sự khủng hoảng cao về nguồn vốn trên thị trường, các Ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động nhằm thu hút vốn. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như kết quả tài chính của đơn vị. Vì thế,Ban lãnh đạoNgân hàng đã phát huy vai trò chủ đạo của mình, tăng cường các mối quan hệ ngoại giao của mình để có thể huy động thêm nguồn vốn cho đơn vị mà còn có lãi suất thấp hơn.

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT không đồng đều qua các năm.

Vào năm 2008 tiền gửi từ các TCKT là 7.979 triệu đồng, chiếm 8,37%. Sang năm 2009 là 16.578 triệu đồng, tăng 8.599 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 107,77 triệu đồng. Đến năm 2010, tiền gửi từ các TCKT giảm xuống 15.079 triệu đồng, tức giảm 1.499 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 9,04% triệu đồng. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi kho bạc thì liên tục giảm mạnh qua các năm.

Với số liệu trên thì chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn vốn tương đối ổn địnhvà tính vững chắc cao, giúp cho Ngân hàng luôn có một nguồn vốn nhất định đáp ứng các nhu cầu về sử dụng

Đại học Kinh tế Huế

vốn. Từ tình hình thực tiễn của Ngân hàng cũng như thực tế khách quan ta có thể đi đến nhận định rằng khối lượng tín dụng huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực và có lợi cho Ngân hàng, đảm bảo tình hình tài chínhổn định, cân bằng. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh không ngừng đổi mới phương pháp tiếp thị, phong cách phục vụ khách hàng, ân cầnniềm nở tuy nhiên do tình hình chung trong những năm gần đây giá vàng, bất động sản, giá xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng tăng mạnh có tác động tiêu cực đến chỉ số giá tiêu dùng trên phạm vi cả nước, mức trượt giá cao hơn lãi suất tiền gửi gây dao động tâm lí đối với người gửi tiền làm ảnh hưởng bất lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

2. TÌNH HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY Ở NGÂN HÀNG NN0 &

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)