DOANH SỐ CHO VAY

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HOÁ

4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

4.1. DOANH SỐ CHO VAY

4.1.1. Đối với nông nghiệp

Ngân hàng NN0 & PTNT huyện Tuyên Hóa đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù Ngân hàng mởrộng quan hệcho vay đối với mọi ngành kinh tế, nhưng nhìn vào bảng 5 ta thấy trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay.

Đại học Kinh tế Huế

Điều này cũng là tất yếu bởi vì ngành nông nghiệp là những khách hàng truyền thống có địa bàn, qui mô hoạt động rộng lớn và đây là thế mạnh, phù hợp với định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Trong đó đặc biệt là cho vay chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao trong cho vay đối với ngành nông nghiệp.

Chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm là ngành nông nghiệp. Do đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của Ngân hàng, phù hợp với định hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là tăng dần tỷ trọng trong cho vay nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông nghiệp,…Năm 2008 doanh số cho vay đạt 65.098 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,99 %. Năm 2009 là 79.513 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80,64 %, tăng 14.415 triệu đồng so với năm 2008, hay tăng 22,14 % và 81.282 triệu đồng cho năm 2010 chiếm tỷ trọng là 79,19 %, tăng 1.769 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 2,22 %. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong thời gian qua tăng là do số hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Đa số nông dân trên địa bàn chăn nuôi gà, heo, bò, cá...và trồng cây ăn quả. Các hộ nông dân vay để đầu tư thêm vào chuồng trại chăn nuôi, trang bị thêm máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nông dân nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Chính nhờ sự gia tăng đó đã góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được phát triển, phát triển nhanh lượng lương thực đảm bảo cho nhu cầu lương thực trong nước và dành một phần cho xuất khẩu. Đồng thời còn giúp cho các HSX nông nghiệp trên địa bàn phát triển

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

SO SÁNH

2009/2008 2010/2009

(Tr.đồng) % (Tr.đồng) % (Tr.đồng) % +/- % +/- %

TỔNG SỐ 72.340 100,00 98.608 100,00 102.646 100,00 26.268 36,21 4.038 4,10 1. Nông nghiệp 65.098 89,99 79.513 80,64 81.282 79,19 14.415 22,14 1.769 2,22

- Trồng trọt 24.456 37,57 29.405 36,98 27.537 33,88 4.949 20,24 -1.868 -6,35

-Chăn nuôi 40.642 62,43 50.108 63,02 58.745 66,12 9.466 23,29 8.637 17,24

2. Ngành CN chế biến 2.395 3,31 6.041 6,13 4.765 4,64 3.646 152,23 -1.276 -21,12

3. Tiêu dùng 475 0,66 694 0,70 967 0,94 219 46,11 273 39,34

3. Ngành khác 4.372 6,04 12.360 12,53 15.632 15,23 7.988 182,71 3.272 26,47

(Nguồn : Báo cáo cuối năm từ phòng tín dụng năm 2008,2009,2010)

Đại học Kinh tế Huế

chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi cá và nuôi heo. Mặc khác, trong những năm gần đây xảy ra dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng xảy ra thường xuyên, giá cả một số hàng nông sản giảmsút ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân, bà con không có nguồn thu khác để bù đắp, dẫn đến nguồn thu tích luỹ để tái sản xuất thấp thậm chí không có. Hơn nữa mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào thu nhập từ nguồn này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ Ngân hàng.

4.1.2. Đối với ngành Công Nghiệp Chế Biến

Định hướng phát triển kinh tế của huyện đó là chú trọng phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ do vậy mà cho vay lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến cũng được Ngân hàng quan tâm.

Qua bảng ta thấy doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng giảm không ổn định qua 3 năm, doanh số cho vay tăng rồi lại giảm xuống. Năm 2008 doanh số cho vay là 2.395 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số cho vay là 6.041 triệu đồng, tăng 3.646 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 152,23%. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 4.765 triệu đồng, giảm 1.276 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 21,12%. Nguyên nhân là do đây là một lĩnh vực mới của huyện, chỉ có một số ít hộ dân kinh doanh trong lĩnh vực này nên Ngân hàng ít chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này, và doanh số cho vay cũng không cao lắm và thường xuyên biến động. Với những chủ trương chính sách của Nhà nước là phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH đất nước, và phát triển nền kinh tế phù hợp trong thời kỳ hội nhập nên vào năm 2009 Ngân hàng mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đó mà doanh số cho vay đã tăng trong năm này.

4.1.3. Đối với tiêu dùng

Trong lĩnh vực này thì doanh số cho vay đều tăng lên qua 3 năm. Năm 2008 doanh số cho vay là 475 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số cho vay là 694 triệu đồng, tăng 219 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 46,11%. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 967 triệu đồng, tăng 273 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 39,34 %. Nguyên nhân chủ yếu là đời sống của người dân và một số cán bộ công nhân viên được nâng cao, thu nhập tăng từ đó nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của họ cũng tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, do Ngân hàng tập trung cho vay các dự án phát triển sản xuất, mở rộng

Đại học Kinh tế Huế

cho vay tiêu dùng như mua sắm phương tiện tiêu dùng như xe máy, đồ dùng trong nhà, sửa chữa nhà ở nông thôn,…các nhu cầu này đã ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, vì thếdoanh số cho vay đã liên tục tăng lên.

4.1.4. Đối với ngành khác

Ngoài việc cho vay các ngành then chốt chủ yếu tại huyện, Ngân hàng còn cho vay các lĩnh vực khác và doanh số cho vay trong các lĩnh vực này cũng đều tăng qua các năm. Năm 2008 doanh số cho vay là 4.372 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số cho vay đạt 12.360 triệu đồng, tăng 7.988 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 182,71%. Đến năm 2010 doanh số cho vay tăng lên đạt 15.632 triệu đồng, tăng 3.272 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 26,47%. Nguyên nhân là do Ngân hàng còn mở rộng cho vay nhiều ngành nghề truyền thống như: sản xuất gạch ngói nên doanh số cho vay luôn tăng lên.

65,098

2,3954754,372

79,513

6,041 694

12,360

81,282

4,765 976

15,632

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000

2008 2009 2010

Nông nghiệp CNCB Tiêu dùng Ngành khác

Biểu đồ 2: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)

Tóm lại, doanh số cho vay qua các năm là rất cao và đều tăng qua các năm, trong đó ngành nông nghiệp có doanh số cho vay cao nhất chiếm 89,99% năm 2008, chiếm 80,64% năm 2009, chiếm 79,19% năm 2010 trong tổng doanh số cho vay. Đạt được

Năm Triệu đồng

Đại học Kinh tế Huế

kết quả trên là do Ngân hàng đã nắm bắt được nhu cầu vốn của nền kinh tế huyện nhà.

Ngân hàng đã chủ động điều tiết doanh số cho vay phù hợp đối với từng ngành, cũng như Ngân hàng luôn theo dõi sự biến động của tình hình kinh tế mỗi năm mà doanh số cho vay mỗi năm có sự khác biệt. Ngoài ra Ngân hàng còn điều chỉnh doanh số cho vay để phù hợp với nguồn vốn của mình, như vậy Ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu vốn vay cho bà con nông dân nhưng cũng vừa đảm bảo được nguồn vốn của Ngân hàng hợp lý.

Một phần của tài liệu Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hoá (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)