CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn
Chi phí sản xuất là một bộphận trong cấu thành gía trị sản xuất, đó là phần mà người sản xuất phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy chi phí sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đến các chỉtiêu phản ánh kết quảvà hiệu quảsản xuất.
Chi phí của sản xuất rau an toàn bao gồm chi phí trung gian và chi phí lao động.
Trong đó:
- Chi phí trung gian là các khoản mục đầu tư bằng tiền của người sản xuất để mua các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất. Đối với sản xuất nông nghiệp, chi phí
Trường Đại học Kinh tế Huế
trung gian bao gồm các khoản tiền để mua phân bón, giống, thuốc BVTV,…. Và các dụng cụ rẻ tiền mau hỏng khác phục vụ cho sản xuất. Với các loại rau khác nhau thì mức chi phí các yếu tố như giống, phân bón và chi phí vật chất khác là khác nhau. Đây là do đặc điểm của các loại rau vềquá trình sinh trưởng, phát triển khác nhau quy định.
- Chi phí lao động là những loại chi phí tự có như phân chuồng, giống của một số loại rau tự để lấy, ngày công lao động. Rau là loại cây trồng có yếu tốthâm canh cao, đầu tư chủ yếu là lao động thủ công, trình độ kĩ thuật phức tạp nên chi phí lao động sản xuất là một bộphận rất lớn trong tổng chi phí sản xuất, bởi vì sản xuất rau thường đòi hỏi nhiều công lao động để chăm sóc cũng như lúc thu hoạch. Như chúng ta biết sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước ta thì các tiến bộ kĩ thuật được áp dụng trong sản xuất còn hạn chế, đặc biệt là trong khâu làm đất, nên chi phí lao động là rất lớn.
1.1.4.2. Lợi ích của sản xuất rau antoàn
+ Lợi ích kinh tế: sản xuất RAT với mức đầu tư hợp lý các khoản chi phí mà không lạm dụng các loại thuốc hóa học đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Vì vậy mà theo một số người nghiên cứu thì sản xuất RAT năng suất không chênh lệch nhau nhiều nhưng giá bán RAT khi đã được khẳng định thì cao gấp từ3-4 lần giá bán RT, vì thếlợi nhuận thu được cao hơn. Hiện nay còn rất nhiều bất cập giữa cung và cầu về RAT nếu có chính sách tốt thì ngành sản xuất RAT là một ngành kinh tếsẽ được kích thích phát triển bởi động lực kinh tế.
+ Lợi ích xã hội:
- Sản xuất RAT đã góp phần tạo được nông sản an toàn đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Sản xuất RAT cũng sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất rau gây ô nhiễm như trước đây của người dân, nâng cao đầu tư trong việc sản xuất và tiêu dùng rau sạch góp phần phấn đấu xây dựng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững theo tinh thần nghịquyết trung ương đảng.
- Khi sản xuất RAT được mở rộng thì sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng vàhướng tới việc xây dựng thương hiệu cho RAT. Từ đó tạo ra thị trường tiêu thụRATổn định.
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Lợi ích môi trường: Chúng ta đang phấn đấu cho quá trình phát triển tiến bộ và bền vững. Lợi ích của con người nằm trong sựphát triển tiến bộvà bền vững ; RAT là hướng sản xuất đang thực sựcần thiết và hết sức đúng đắn. Và khi sản xuất RAT là chúng ta đã làm nông nghiệp sạch và bền vững vì sức khỏe của thếhệhôm nay, vì một môi trường sống trong lành và vì các thế hệ ngày mai. Chẳng phải sản phẩm sản xuất ra thực sựcó ý nghĩa khi sản phẩm đó được xem là “ thân thiện với môi trường” và chỉ khi sản xuất RAT thì người dân mới thấy được hướng lâu dài của sản xuất nông nghiệp là phải gắn năng suất với chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
+ Lợi ích về sức khỏe: Trong những năm trở lại đây vấn đề về ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều, người sản xuất muốn thu lợi nhuận cao nên đã không ngần ngại phun thuốc kích thích tăng trưởng, rau mới phun thuốc trừ sâu mấy ngày đã đem ra chợ bán, dẫn đến tình trạng bệnh viện phải tiếp nhận nhiều ca ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Hiện nay, khi đời sống người dân dần được cải thiện, con người không cần phải lo về thiếu ăn, thiếu mặc thì họ chú ý đến sức khỏe của mình và người thân nhiều hơn. Người tiêu dùng sẵn sàng trả một giá cao hơn để đổi lấy sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe.
Chính vì vậy, việc sản xuất và mở rộng RAT là thực sự cần thiết và thiết thực, đây được xem như là hướng đi lâu dài của các hộnông dân các vùng trồng rau.
1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất RAT
Các nhân tốvĩ mô a) Thị trường:
Bất kì hoạt động sản xuất nào cũng đều chịu sự tác động qua lại của cung cầu thị trường. Sự thay đổi cung cầu hàng hóa đềuảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Sự thay đổi trong việc cung cấp hàng hóa qua các mắt xích cũng làm cho sản phẩm thay đổi giá cả.
- Cung ra thị trường là tổng số sản phẩm mà tất cả người sản xuất ( người bán) sẵn sàng cung ứng thị trường tương ứng với các mức giá khác nhau của hàng hóa đó trong khoảng thời gian xác định, các yếu tố khác không đổi.
- Cung hàng hóa nông sản chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giá cả các yếu tố đầu vào, năng suất, mức độrủi ro,…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Giá các yếu tố đầu vào như phân bón, giá giống, thuốc BVTV… Sự thay đổi các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất ảnh hưởng đến sự đầu tư sản xuất của người dân từ đó tác động đến đầu ra của sản phẩm.
Năng suất: việc tăng năng suất sẽ tăng khối lượng đầu ra của sản phẩm
- Cầu sản phẩm nông nghiệp là tổng hợp lượng hàng hóa mà người tiêu dùng ở một thị trường mong muốn mua và có khả năng muakhi giá thay đổi trong các yếu tố khác không đổi.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hóa: giá cảvà sựsẵn có của hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người tiêu dùng, dân số, sởthích, thịhiếu tiêu dùng….
Thu nhập của người tiêu dùng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng với hàng hóa nông sản vì nông sản tuy rất cần thiết cho con người nhưng nhu cầu về nông sản bị giới hạn bởi đặc điểm sinh học của con người.
b) Cơ sởhạtầng: là một yếu tốquyết định đến hiệu quảsản xuất, bao gồm đường giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, điện nước,… Quá trình sản xuất nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chính vì thếhệthống giao thông sẽtạo điều kiện đảm bảo việc cungứng sản phẩm, bên cạnh đó hệ thống tưới tiêu đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho chủ động tưới tiêu nhằm đối phó với những biến động thất thường của tựnhiên.
c) Sựphát triển của hệthống dịch vụ
- Dịch vụcác yếu tố đầu vào: bao gồm giống, phân bón, thuốc BVTV,… Nếu hệ thống dịch vụ đầu vào được trang bị tốt sẽ là cơ sở cho việc giảm khoảng chênh lệch giá giữa các khâu trung gian.
- Dịch vụcác yếu tố đầu ra: vai trò của hệthống thu mua trong chuỗi cung là rất quan trọng. Họlà những mắt xích, những đầu mối để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Các nhân tốvi mô
a) Quy mô ruộng đất: trong sản xuất nông nghiệp, quy mô ruộng đất có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến mức thu nhập của các nông hộ. Nếu quy mô đất đai đáp ứng được yêu cầu sản xuất thì sẽtạo điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất, giảm công lao động, tiết kiệm chi phí và nâng cao
Trường Đại học Kinh tế Huế
mức thu nhập. Ngược lại quy mô đất đai bị hạn chế thì sẽkhông áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất, sẽ làm tăng công lao động, tăng chi phí, giảm thu nhập cảnông hộ.
b) Vốn: là yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất. Vốn cóảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Có vốn người nông dân mới mở rộng được việc sản xuất của mình, đầu tư vào cho sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ trong trồng rau mà trong sản xuất nông nghiệp thì vốn được bỏra từ đầu vụ đến cuối vụmới thu lại được nên cũng gây một số khó khăn cho nông dân đểcó vốn đầu tư. Mặt khác, trong nông nghiệp thường mang lại rủi ro cao vì vậy tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả cao. Chính vì thế, vốn cần được đầu tư đúng lúc, kịp thời, đúng thời điểm đểphát huy tốt nhất tác dụng của nó, tránh lãng phí.
c) Kiến thức và tập quán của người dân: ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sảnlượng. Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽhạn chếviệc tái sản xuất và đầu tư mới, hạn chế thâm canh, hạn chế việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, từ đó dẫn đến năng suất thấp, sản xuất kém hiệu quả. Ngược lại tập quán tiên tiến sẽ tăng năng suất cây trồng. Chính vì thế nên tăng cường công tác khuyến nông, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất là điều hết sức cần thiết.