Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Quảng Thành

2.2.2. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Lao động là một trong những yếu tố cần thiết trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, nguồn lao động hợp lí sẽdẫn đến việc sửdụng hợp lí các yếu tố đầu vào khác làm cho sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quảtối đa.

Qua quá trình điều tra 60 hộsản xuất RAT và RT ởxã Quảng Thành tôi đã thu thập được sốliệu vềtình hình chung của các hộthểhiện qua bảng 7

Về độ tuổi của chủ hộ: tuổi bình quân chung là 48,52 tuổi, đây là độ tuổi có tương đối nhiều số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Những chủhộnày là những người có kiến thức thực tế được tích lũy trong nhiều năm, do vậy họ có nhiều biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng và vật nuôi. Cụ thểso sánh giữa hai nhóm hộtrồng rau an toàn và rau thường ta thấy rằng sốtuổi bình quân/ hộcủa RAT cao hơn RT, Hộ trồng RAT có sốtuổi bình quân là 48,73 trong khi RT là 48,3 tuổi. Như vậy, số tuổi bình quân/ hộ của RAT lớn hơn RT là 0,43 tương ứng với 0,89%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vềsố nhân khẩu bình quân mỗi hộcó 4,6 khẩu/hộ, trong đó nam là 2,1 chiếm 45,65% và nữlà 2,5 chiếm 54,35%; sản xuất rau yêu cầu độ tỉ mỉ, cần cù, chịu khó rất lớn, những yêu cầu này rất phù hợp với người phụnữnên các nông hộcó lợi thếtốt về cách chăm sóc rau. So sánh giữa 2 nhóm hộta thấy rằng bình quân nhân khẩu/ hộcủa RAT lớn hơn RT. Hộtrồng rau an toàn bình quân nhân khẩu/ hộ là 4,87 trong đó 2,7 là nữ, còn RT là 4,33 trong đó bình quân nữ là 2,3. Điều này phản ánh quy mô về mặt nhân khẩu của các hộtrồng RAT lớn hơn và cũng có lợi thế hơn RT khi bình quân/ hộ của RAT có nhân khẩu nữlớn hơn RT.

Tổng số lao động bình quân/hộ của cả 2 nhóm điều tra là 3,33 lao động/ hộ trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷtrọng lớn 73,57%, nguyên nhân là do đây là vùng thuần nông, các ngành nghề phát triển còn chậm, bên cạnh đó thì lao động phi nông nghiệp chiếm12,6% và lao động kiêm là 14,11%, như vậy là cũng có một sốlao động chuyển qua lĩnh vực kinh doanh ngành nghềdịch vụkhác nhằm thoát khỏi cảnh nghề nông và tăng thêm thu nhập cho cá nhân cũng như hộ gia đình. So sánh giữa 2 nhóm hộ cho thấy nhóm hộ trồng RAT có bình quân lao động lớn hơn RT, cụ thể RAT bình quân laođộng/ hộlà 3,7 trong khi RT là 3,3 tức RAT lớn hơn RT 0,07 lần(

chiếm 2,02%). Kết quả của việc này là do mặc dù nhóm hộ trồng RT có số lao động phi nông nghiệp lớnhơn( RAT là 0,33, RT là 0,5) nhưng không đáng kể, còn lao động nông nghiệp và lao động kiêm của các hộsản xuất RAT lớn hơn RT( cụthểbình quân lao động nông nghiệp/ hộcủa RAT là 2,53, RT là 2,37 còn lao động kiêm nông nghiệp của hộ RAT lớn hơn 15,38% so với RT). Lao động là 1 yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất rau và bình quân lao động/ hộcủa RAT lớn hơn RT cho thấy RAT có lợi thếvề lao động hơn RT.

Bình quân khẩu/lao động có nghĩa là một lao động thì cần phải nuôi bao nhiêu người trong gia đình, qua bảng sốliệu cho ta thấy đối với nhóm hộRAT thì bình quân khẩu/lao động là 1,45 còn ở RT là 1,31. Điều này nói lên số người ăn theo ở các hộ RAT lớn hơn RT, cụ thể là 0,13 ( lớn hơn 10,24%), như vậy qua số liệu cho ta thấy nhóm hộ trồng RAT khó khăn hơn hộRT về sản xuất cũng như sinh hoạt trong cuộc sống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với nghềnông thì có thểnói kinh nghiệm cũng là một yếu tốcó ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trông vật nuôi, số năm kinh nghiệm càng nhiều thì càng cho thấy người đó càng từng trải và đúc rút ra nhiều kinh nghiệm và hiểu biết cho bản thân về đầu tư thâm canh. Sốliệu điều tra cho thấy các hộtrồng RAT có số năm kinh nghiệm ít hơn RT. Cụ thể là số năm kinh nghiệm bình quân/ hộ của nhóm RAT là 6,7 trong khi RT là 8,77, như vậy số năm kinh nghiệm của nhóm hộRAT nhỏ hơn so với nhóm hộ RT là 2,07 năm tương ứng với 23,6%. Điều này cho thấyởnhóm hộsản xuất RT có nhiều thuận lợi hơn trong việc chăm sóc và áp dụng các kinh nghiệm vốn có của mình vào sản xuất hơn RAT.

Bảng8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (Tình bình quân/hộ)

SL So sánh

CHỈ TIÊU ĐVT BQC

RAT RT +/- %

1. Tuổi chủ hộ Tuổi 48,73 48,3 0,43 0,89 48,52

2. Tổng nhân khẩu Khẩu 4,87 4,33 0,54 12,47 4,60

- Nam Khẩu 2,17 2,03 0,14 6,90 2,10

- Nữ Khẩu 2,7 2,3 0,4 17,39 2,50

3. Lao Động LĐ 3,37 3,3 0,07 2,02 3,33

-Lao động nông nghiệp LĐ 2,53 2,37 0,17 7,04 2,45

-Lao động phi nông nghiệp LĐ 0,33 0,5 -0,17 -33,33 0,42

-Lao động kiêm LĐ 0,50 0,43 0,07 15,38 0,47

4. Bình quân khẩu/lao động Khẩu 1,45 1,31 0,13 10,24 1,38

5. Số năm kinh nghiệm Năm 6,70 8,77 -2,07 -23,60 7,74

( Nguồn số liệu điều tra năm 2011) 2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thểthay thế được. Đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là sản phẩm của tựnhiên và có trước lao động, nó bị hạn chế về mặt diện tích nhưng sức sản xuất thì vô hạn nếu như con người biết sửdụng nó một cách hợp lí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu cho ta thấy diện tích đất sử dụng bình quân mỗi hộ là rất lớn 1590m2,trong đó đất canh tác chiếm chủ yếu. So sánh giữa 2 nhóm hộ điều tra ta thấy rằng đất trồng lúa của nhóm hộRAT lớn hơn RT nhưng về diện tích đất trồng rau thì RAT là 314,83 m2 trong khi RT là 390,5m2, tức là nhỏ hơn 75,67m2 ( tương ứng với 19,38%). Sở dĩ diện tích đất trồng RAT nhỏ hơn là do mô hình RAT mới đưa vào sản xuất, vẫn chưa được mởrộng quy mô trên diện tích toàn xã.

Vềdiện tích đất ở và vườn: diện tích đất ởbình quân của 2 nhóm hộlà 425,5m2 trong tổng diện tích đất sử dụng là 1590,42m2( chiếm 26,75%). Quy mô nhà ở, vườn của các hộ trồng RAT lớn hơn các hộ trồng RT là 42,34m2, tương ứng với 10,47%

nhưng nhìn chung ởcả 2 nhóm điều tra đất vườn đều khá thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi của các nông hộ. Hầu hết diện tích đất vườn được dùng đểtrồng các loại rau màu phục vụsinh hoạt và có thể bán để tăng thêm thu nhập chogia đình.

Diện tích đất canh tác bình quân/lao động là 349,61 m2, đất canh tác bình quân/khẩu là 255,41 m2.Nguyên nhân là do cả 2 nhóm hộ sản xuất RAT và RT thì số khẩu bình quân/hộ lớn hơn số lao động bình quân/hộ, mỗi lao động của cả 2 nhóm hộ đều phải nuôi thêm 1 người ăn theo.

Bảng9: Tình hình sửdụng đất đai của các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ)

So sánh

CHỈ TIÊU ĐVT RAT RT +/- % BQC

Tổng diện tích đất sử dụng m2 1511 1669 -158 -9,5 1590 1. Đất canh tác m2 1064,33 1265 -201,17 -15,90 1164,92

Đất trồng lúa m2 749,5 875 -125,50 -14,34 812,25

Đất trồng rau m2 314,83 390,5 -75,67 -19,38 352,67

2. Nhàở, vườn m2 446,67 404 42,34 10,47 425,5

3. Đất canh tác/ khẩu m2 218,55 292,26 -73,72 -25,22 255,41 4. Đất canh tác/ lao động m2 315,82 383,48 -67,66 -17,64 349,65

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.3. Tình hình trang bị TLSXcủa các hộ điều tra

Cùng với đất đai và lao động, TLSX cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tư liệu sản xuất là những điều kiện vật chất cần thiết để tổchức sản xuất, tham gia vào quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm, năng suất lao động và năng suất cây trồng. Nó phản ánh quy mô sản xuất và quy mô đầu tư của các nhóm hộ, hộnào có vốn lớn thì khả năng đầu tư vào sản xuất càng lớn và ngược lại. Vì vậy trong quá trình tổchức sản xuất cần phải trang bị tư liệu sản xuất phù hợp với điều kiện tựnhiên kinh tếcủa vùng đểnâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh.

Thực tế cho thấy, cả 2 nhóm hộ điều tra đều sử dụng chủ yếu các TLSX như:

bình phun thuốc trừ sâu, bình tưới nước, cuốc, cào,... Đây là những công cụ thiết yếu cho việc sản xuất rau nên được hầu hết các nông hộmua sắm. Bình bơm thuốc trừsâu, bình tưới nước là công cụkhông thểthiếu cho hoạt động sản xuất rau nên được các hộ mua sắm bình quân từ 1 đến 2 cái. So sánh giữa 2 nhóm hộ điều tra ta thấy máy bơm nước, xe rùa, ống dẫn nước của các hộ sản xuất RAT lớn hơn các hộ RT lần lượt là 0,17 caí; 0,13 cái; 43,9 m2. Tổng giá trị TLSX của nhóm RAT cũng lớn hơn nhóm RT là 440 nghìnđồng tương ứng với 35,2%, các hộtrồng RAT mặc dù tổng chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất nhiều hơn nhưng lại khỏe hơn các hộ RT trong việc tưới tiêu cho rau trong mùa nắng

Bảng10: Tình hình trang bịTLSX của các hộ điều tra (bình quân/hộ) So sánh

Chỉ tiêu ĐVT RAT RT +/- % BQC

1. Trâu bò cày kéo Con 0 0 0 0 0

2. Bình bơm thuốc trừ sâu Cái 1 1 0 0 1

3. Bình tưới nước Cái 1,87 1,57 0,3 19,11 1,72

4. Máy bơm nước Cái 0,4 0,23 0,17 73,91 0,32

5. Xe rùa Cái 0,3 0,17 0,13 76,47 0,24

6.Ống dẫn nước m2 55 11,1 43,9 33,05

7. Công cụ khác 1000đ 360 328 32 9,76 344

Tổng giá trị TLSX 1000đ 1690 1250 440 35,20 1470

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)