Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình sản xuất RAT ở ViệtNam

Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất cây lương thực, sản xuất rau đã ra đời từ khá lâu, khi con người biết cải tạo thiên nhiên đem những cây hoang dại về trồng đểnuôi sống bản thân mình.

Sự phát triển của xã hội, ngành trồng trọt nói chung và sản xuất rau nói riêng ở Việt Nam có những sự thay đổi đáng kể. từviệc sản xuất rau chỉ mang tính tựcung tự cấp thì nay sản xuất rauởViệt Nam đa dạng vềchủng loại, năng suất và chất lượng đã tăng lên không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quảkinh tếcao. Tuy nhiên tốc độ phát triển của rau vẫn chưa thực sựphát huy hết khả năng sản xuất của mình.

Qua bảng sốliệu dưới đây cho ta thấy diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng của ngành sản xuất rau Việt Nam qua các năm đều tăng, tăng rất đều đặn qua các năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đây là một dấu hiệu tốt cho các nông hộ sản xuất rau, khi cây rau mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân thì họ mới có động lực tăng diện tích gieo trồng của mình lên như vậy.

Bảng 1: Diện tích,năng suất, sản lượng rau của Việt Nam

Chỉtiêu ĐVT 1999 2001 2003 2005 2010

Diện tích 1000ha 459,6 514,6 577,8 635,1 700

Năng suất Tạ/ha 126,1 131,7 141,6 151,8 160

Sản lượng 1000 tấn 5.795,6 6.777,8 7.884,0 9.641,5 11.200 (www.rauquavietnam.com) Sản xuất rau theo hướng công nghệcao, sản xuất an toàn đãđược hình thành ở nhiều nơi như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, trên giàn để tránh biến đổi khí hậu, trồng rau bằng kĩ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng. Trước đây tiêu thụrau chủ yếu phục vụnhu cầu trong nước, nhưng trong mấy năm trởlại đây nước ta đã xuất khẩu với số lượng lớn. sản phẩm rau trở thành hàng hóa ngay khi thu hoạch và nó rất dễ hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất chưa thể có điều kiện kiểm soát các yếu tố môi trường, khối lượng hàng hóa lớn chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm thời.

1.2.2.Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhìn chung, diện tích rau trên toàn tỉnh phân bổ không đồng đều, manh mún, nhỏlẻmang tính tựcấp theo thời vụ. Chỉ có một sốvùng trồng tập trung, chuyên canh chủ yếuở thành phố Huếvà một số xã lân cận như Quảng Thành, Quảng Thọ- Quảng Điền, Hương Xuân, Hương Chữ- huyện Hương Trà, Phú Mậu- huyện Phú Vang,…

Số liệu qua các năm cho thấy diện tích gieo trồng của địa bàn tỉnh giảm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, toàn tỉnh luôn phải hứng chịu những cơn bão, lũ lụt tràn về gây khó khăn cho bà con trong việc gieo trồng rau.

Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉtiêu ĐVT 2009 2010 2011

Diện tích Ha 93,2 93,06 91,8

Năng suất Tạ/ha 162,7 170,43 181,32

Sản lượng Tấn 1516,36 1586,02 1664,52

( Nguồn niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Diện tích giảm là vậy nhưng năng suất lại không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 năng suất chỉ đạt 162,7 tạ/ha, nhưng đến năm 2011 năng suất đã lên đến 181,32 tạ/ha. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho bà con sản xuất rau, sản xuất rau đã và đang khẳng định được vị thế trong lòng người dân về kết quảsản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân,ổn định cuộc sống.

Trong những năm gần đây, việc mở rộng diện tích RAT đã được mở rộng tại các địa phương, tuy nhiên tình hình sản xuất RAT vẫn còn dừng lạiở mức độsản xuất thửnghiệm với quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ rau an toàn chưa nhiều. Các đơn vịsản xuất mới chỉ thực hiện đăng ký đủ điều kiện sản xuất, chưa có đơn vịnào công bốsản phẩm rau quảsản xuất được áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo Quyết định số 379/QĐ/BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng BộNN & PTNT.

1.2.3.Tình hình sản xuất rau ở huyện Quảng Điền

Quảng Điền là huyện vùng ven của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù trong tỉnh có nhiều huyện có điều kiện thuận lợi vềtiêu thụsản phẩm như Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang nhưng huyện Quảng Điền là một trong những vùng sản xuất rau trọng điểm của tỉnh. Toàn huyện có 2 vùng chuyên canh lớn là xã Quảng Thành và xã Quảng Thọ.

Qua bảng số liệu ta thấy rằng diện tích trồng rau của toàn huyện tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2010 tăng lên 101,3 ha so với năm 2009( tương ứng với 17,43%), tuy nhiênnăm 2011 lại giảm 19,41 ha so với năm 2010 tương ứng với giảm 2,84%. Sở dĩ năm 2011 diện tích giảm là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn các năm trước, lũ lụt xảy ra nhiều hơn nên các hộtrồng rau không thểsản xuất được.

Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của huyện Quảng Điền qua các năm

Chỉtiêu ĐVT 2009 2010 2011

Diện tích Ha 581,1 682,4 662,99

Năng suất Tạ/ha 135 135,6 107,8

Sản lượng Tấn 7844,85 9253,34 7147,03

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Diện tích trồng rau được mở rộng là kết quảcủa chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của toàn huyện, các địa phương đã linh hoạt trong việc chuyển diện tích đất trồng lúa không có hiệu quảsang trồng rau, tận dụng diện tích đất hoang hóa có khả năng phát triển sản xuất rau đưa vào quy hoạch để phát triển vùng sản xuất rau theo hướng chuyên canh mang lại hiệu quảkinh tếcao. Mở rộng diện tích đất trồng rau tất yếu làm cho sản lượng rau tăng lên qua các năm. Năm 2010 sản lượng tăng lên đến 1408,49 tấn( tức tăng 17,95%). Điều này có được là do diện tích trồng rau của năm 2010 được mở rộng hơn so với năm 2009. Tuy nhiên việc tăng diện tích để tăng sản lượng chỉ là con đường cơbản và trước mắt chứvềlâu dài thì không thểtiếp tục bởi lẽ diện tích đất đai là có giới hạn, không thểmở rộng ra được mãi. Để tăng sản lượng rau trong dài hạn đòi hỏi phải tăng năng suất, theo số liệu điều tra qua các năm của huyện Quảng Điền cho thấy năng suất không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2010 năng suất là 135,6 tạ/ha tăng lên 0,6 tạ/ha so với năm 2009, năng suất năm 2011 lại giảm tương đối so với năm 2010 là 20,5%. Điều này phản ánh công tác nâng cao chất lượng giống, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng như nâng cao kĩ thuật trồng rau cho người dân còn chưa tốt. Tuy năng suất rau của năm 2010 tăng so với 2009 nhưng xét thấy diện tích trồng rau của năm 2010 tăng lên rất nhiều.Năng suất rau tăng hay giảm là do nhiều yếu tốchẳng hạn như diện tích, sự đầu tư của nông hộ, giống vật tư, điều kiện thời tiết. Mặc dù năm 2011 có diện tích trồng rau lớn hơn năm 2009 nhưng năng suất lại giảm hơn là vì thời tiết xấu, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn.. Do vậy, năng suất năm 2011 giảm là do yếu tốtựnhiên, không phụthuộc vào nhược điểm chủquan của nông hộcũng như lãnh đạo huyện, vì sản xuất rau nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung phụthuộc vào thời tiết, khí hậu rất lớn.

Nhìn chung ta thấy rằng Quảng Điền có tiềm năng to lớn trong việc sản xuất rau, đặc biệt 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọlà vùng chuyên canh lớn, có sự đầu tư đúng mức từcác ngành lãnhđạo, chất lượng giống tốt, người dân nơi đây có thâm niên về trồng rau nên họ rất am hiểu và có kinh nghiệm trong trồng rau. Nếu áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào trong sản xuất hợp lý sẽ là điều kiện tiên quyết giúp huyện Quảng Điền tăng năng suất rau lên đáng kể, từ đó cải thiện đời sống và tăng thu nhập

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho người dân địa phương. Đây là con đường cơ bản và lâu dài đểhuyện Quảng Điền tiếp tục phát huy được tiềm năng vốn có của mình vềnghềtrồng rau.

1.2.4.Một số chủ trương chính sách về sản xuất rau ở Việt Nam

Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 182/1999/QĐ-TTg, ngày 03/09/1999 phê duyệt đềán phát triển rau, quảvà hoa, cây cảnh thời kì 1999-2010 làm định hướng cho việc phát triển ngành hàng rau quả.

Phương hướng phát triển

- Phát triển rau, quảvà hoa, cây cảnh nhằm khai thác lợi thếvề điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng( nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng, để sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đa sinh tố cho con người, góp phần giải quyết việc làm, phủxanh đất trống, đồi núi trọc, tạo cảnh quan môi trường.

- Phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh ở các vùng trong cả nước, trong đó cần quan tâm phát triểnở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như: đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông Hồng (nhất là cây vụ đông), vùng cao miền núi phía Bắc; kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng vừa phát triển rộng rãi trong dân, vừa phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây chủlực, được thâm canh, từng bước hiện đại hóa, sửdụng công nghệtruyền thống và công nghệsạch đểbảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Mục tiêu

- Nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu đời sống nhân dân về rau, quả và hoa, cây cảnh( thông thường và cao cấp), trong đó đẩy mạnh sản xuất, chế biến nước quả với giá rẻ đểtừng bước thay thế nước uống có cồn hiện nay.

- Tạo thêm việc làm cho khoảng 5,0 triệu người

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,0 tỷ đô la Mỹ/ năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)