Ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của các mô hình trồng rau 1. Đối với hình thức trồng rau an toàn

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của các mô hình trồng rau 1. Đối với hình thức trồng rau an toàn

2.4.1.1. Ảnh hưởng của chi phí giống

Chất lượng của loại giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Bình quân chung thì các hộ gia đình phải bỏra 461,62 nghìnđồng tiền giống để tạo ra 1369,27 nghìnđồng giá trị gia tăng. Và bình quân 1đồng chi phí trung gian tạo ra 2,49 đồng giá trị sản xuất, 1,49 đồng giá trị gia tăng. Căn cứ vào chi phí mà các hộ đầu tư vềgiống, tôi chia thành 3 tổ.

Bảng 20:Ảnh hưởng của chi phí giống đến kết quảvà hiệu quảcủa mô hình RAT ( Tính bình quân/ sào/ năm)

Chi phí giống (1000đ)

Bình quân 1000đ)

Số hộ VA

(1000đ)

GO/IC (lần)

VA/GO (lần)

VA/IC (lần)

Hộ %

<400 363,81 6 20 802,91 1,66 0,4 0,66

400-500 453,24 8 26,67 1420,25 2,27 0,56 1,27

>500 567,82 16 53,33 2606,64 3,53 0,72 2,53

BQC 461,62 30 100 1609,9 2,49 0,56 1,49

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011) Tổ1 có 6 nhà đầu tư dưới 400 nghìn đồng, chiếm 20 %, bình quân chung mỗi nhà đầu tư 363,81 nghìn đồng trên sào trên năm, với chi phí đầu tư về giống như thế thì giá trị gia tăng đạt được cũng không cao, giá trị gia tăng mà các hộ này nhận đươc

Trường Đại học Kinh tế Huế

là 802,91 nghìn đồng. Đối với nhóm này cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 1,66 đồng giá trịsản xuất và 0,66 đồng giá trị gia tăng.

Tổ 2 có 8 nhà đầu tư chi phí giống với mức giá bình quân là 453,24 nghìn đồng trên sào trên năm chiếm 26,67% tổng số hộ điều tra. Giá trị gia tăng mà nhóm này nhận được là 1420,25 nghìn đồng, gấp gần 2 lần tổ 1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tếcủa tổ 2 đều cao hơn tổ 1. Với chi phí đầu tư vềgiống nhiều hơn tổ1 nên tổ2 có kết quảvà hiệu quảsản xuất cao hơn hẳn tổ1.

Tổ 3 là tổ có chi phí đầu tư cao nhất, bình quân mỗi nhà bỏ ra 567,82 nghìn đồng để mua giống. Các hộ nông dân ở đây chủ yếu đầu tư với mức chi phí như thế này, nhìn vào bảng số liệu ta có thểthấy có đến 53,33% các nông hộ đầu tư. Với một mức đầu tư vềchi phí cao như thếnày thì dĩ nhiên họsẽnhận được những kết quảkhả quan hơn tổ 1 và 2, bình quân/sào/năm mỗi hộ có được 2606,64 nghìn đồng về giá trị gia tăng, các chỉtiêu GO/IC, VA/GO, VA/IC lần lượt là 3,53; 0,72; 2,53 lần.

Như vậy, qua phân tích bảng trên ta có thể đưa ra kết luận, với 1 mức đầu tư cao cho giống tốt, mặc dù tốn thêm một khoản chi phí nhưng bù lại kết quả và hiệu quả sản xuất cao hơn hẳn. Nhất là đối với nhóm hộ trồng RAT, để hạn chế sử dụng thuốc BVTV thì rất cần những nguồn giống tốt, ít sâu bệnh.

2.4.1.2. Ảnh hưởng của chi phí lao động

Do đặc điểm của các nông hộ ở đây là họsửdụng lao động gia đình là chủ yếu nên tôi sẽphân tổ chi phí lao động theo ngày công của các hộtrồng rau bỏra.

Bảng 21: Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả của mô hình trồng RAT (Tính bình quân/ sào/ năm)

Số hộ Lao động

(ngày công)

Bình quân (ngày công)

Hộ % VA

(1000đ)

GO/IC (lần)

VA/GO (lần)

VA/IC (lần)

<30 26,75 2 6,67 1692,8 2,50 0,60 1,50

30-40 35,97 17 56,67 1857,83 2,63 0,65 1,63

>40 47,38 11 36,67 2119,08 2,82 0,62 1,82

BQC 36,7 30 100 1889,90 2,65 0,62 1,65

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bình quân ngày công lao động của các hộ bỏ ra là 36,7 ngày, giá trị gia tăng bình quân là 1889,9 nghìn đồng, GO/IC là 2,65 lần; VA/IC là 1,65 lần và VA/GO là 0,62 lần.

Tổ 1 chi phí bình quân trên sào/ năm của mỗi loại rau nhỏ hơn 30 ngày, chỉ chiếm 6,67% trong tổng số các hộ điều tra. Giá trị gia tăng đạt được là 1692,8 nghìn đồng, các chỉtiêu GO/IC, VA/GO, VA/IC lần lượt là 2,65; 0,62; 1,65 lần.

Tổ2 với mức đầu tư chăm sóc bình quân là 35,97 ngày, đối với tổ 2 thì các hộ chủ yếu đầu tư trong khoảng này, có đến 17 trong tổng số30 hộ chọn theo cach chăm sóc này, và kết quảmà tổnày mang lại tương đối cao hơn so với tổ1. Giá trị gia tăng của tổ này là 1857,83 nghìn đồng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất cũng cao hơn so với tổ 1.

Tổ 3 có mức đầu tư chăm sóc nhiều nhất, bình quân thì mỗi gia đình bỏ ra 47,38 ngày để chăm sóc 1 loại rau, chiếm 36,67%, thu được các chỉ tiêu lớn nhất. Bình quân nếu các hộ trong tổ này bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 2,82 đồng giá trị sản xuất và 1,82 đồng giá trị gia tăng.

Như vậy, qua phân tích 2 nhân tố về chi phí giống và công chăm sóc ta thấy hộ nào càng chọn giống tốt ban đầu, càng bỏ nhiều công chăm sóc thì thuđược kết quả và hiệu quả sản xuất càng cao. Thực tế cũng cũng cho thấy điều đó, rau là loại cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, giống tốt sẽ hạn chế được sâu bệnh cho rau snh trưởng và phát triển thuận lợi hơn.

2.4.2. Đối với hình thức trồng rau thường 2.4.2.1. Ảnh hưởng của chi phí giống

Chất lượng của giống cóảnh hưởng rõ rệt đến kết quảvà hiệu quảcủa nhóm hộ sản xuất RAT, vậy còn RT thì nó có ảnh hưởng không, và mức độ ảnh hưởng như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bảng. 22 để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giống đối với hoạt động sản xuất rau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 22:Ảnh hưởng của chi phí giống đến kết quảvà hiệu quảcủa mô hình RT (Tính bình quân/ sào/ năm)

Chi phí giống (1000đ))

Bình quân 1000đ)

Số hộ

VA (1000đ)

GO/IC (lần)

VA/GO (lần)

VA/IC (lần)

Hộ %

<400 346,49 14 46,67 705,6 1,17 0,3 0,17

400-500 442,5 5 16,67 1355,82 2,03 0,51 1,03

>500 532,05 11 36,67 2082,69 2,87 0,65 1,87

BQC 440,6 30 100 1381,07 2,02 0,49 1,02

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011) Nhìn chung, khi so sánh cả2 nhóm hộsản xuất RAT và RT ta thấy, bình quân mức độ đầu tư chi phí giống của nhóm hộ trồng RAT cao hơn RT, cụ thể nhóm hộ trồng RAT bình quân là 461,62 nghìn đồng trong khi nhóm hộ sản xuất RT là 440,6 nghìn đồng; chi phí đầu tư về giống ít hơn nhưng các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả trồng rau của nhóm hộ trồng RT cũng ít hơn RAT. Bình quân giá trị gia tăng bình quân/ sào/ năm là 1381,07, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế GO/IC là 2,02 lần;

VA/GO là 0,49 lần; VA/IC là 1,02 lần. Căn cứ vào mức đầu tư của nhóm hộ thì chia thành 3 tổ

Tổ 1 với mức đầu tư nhỏ hơn 400 nghìn đồng, chiếm 46,67%, tuy chiếm tỷ lệ cao nhưng giá trị gia tăng cảnhóm này lại thấp nhất, giá trị gia tăng bình quân trên sào trên năm của tổ này là 705,6 nghìn đồng, chỉ tiêu về hiệu quả của tổ này vẫn không cao, GO/IC, VA/IC, VA/GO lần lượt là 1,17 lần, 0,3 lần, 0,17 lần. Mức đầu tư thấp nhất dẫn đến kết quảcủa nhóm này rất thấp.

Tổ2 có mức đầu tư bình quân là 442,5, chiếm 16,67%. Giá trị gia tăng của tổ này là 1355,82 nghìnđồng, cao gấp gần 2 lần tổ1, các chỉtiêu khác cũng có xu hướng cao hơn.

Tổ3 có mức đầu tư cao nhất, bình quân là 532,05 nghìn đồng. Chiếm 36,67%

trong tổng số điều tra. Giá trị gia tăng của tổ này cũng cao hơn 2 tổ còn lại, cụ thể là 2082,69 nghìnđồng. Đối với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảcũng cao hơn rõ rệt, bình quân nếu các hộ chi ra 1 đồng chi phí trung gian sẽtạo được 2,87 đồng giá trị sản xuất và 1,87 đồng giá trị gia tăng.

2.4.2.2.Ảnh hưởng của chi phí lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 23:Ảnh hưởng của lao động đến kết quảvà hiệu quảcủa mô hình trồng RAT

(Tính bình quân/ sào/ năm) Số hộ

Lao động (ngày công)

Bình quân (ngày công)

Hộ % VA

(1000đ)

GO/IC (lần)

VA/GO (lần)

VA/IC (lần)

<30 28,17 9 30 591,4 1,51 0,34 0,51

30-35 32,34 16 53,33 1061,19 1,93 0,48 0,93

>35 36,17 5 16,67 1632,79 2,65 0,62 1,65

BQC 32,22 30 100 1095,13 2,03 0,48 1,03

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011) Thống kê cho thấy, bình quân mỗi hộ gia đình bỏra 32,22 ngày công cho 1 loại rau đểthu về1095,13 nghìn đồng giá trị gia tăng,hiệu quảkinh tế được phản ánh qua các chỉ tiêu GO/IC, VA/GO, VA/IC lần lượt đạt được là 2,03 lần; 0,48 lần; 1,03 lần.

Các chỉ tiêu này của RT đều thấp hơn RAT, điều này cũng dễhiểu bởi vì năng suất rau thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó lao động là một yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến kết quảvà hiệu quảsản xuất rau, so sánh giữa 2 bảng ta thấy những hộtrồng RAT có mức đầu tư ngày công cao hơn nhiều so với các hộ RT. Căn cứvào mức độ đầu tư ngày công của nhóm hộ điều tra, ta chia thành 3 tổ.

Tổ1 với mức đầu tư ngày công lao động bình quân là 28,17 ngày công, chiếm 30%, giá trị gia tăng đạt được thấp, chỉ đạt 591,4 nghìn đồng, các chỉ tiêu GO/IC, VA/GO, VA/IC cũng chưa đạt hiệu quả.

Tổ2 với mức đầu tư cao hơn tổ 1, bình quân ngày công lao động/ sào/ năm của mỗi loại rau là 32,34 ngày, chiếm tỷlệ cao nhất là 53,33%, với mức đầu tư chăm sóc như thế này nên giá trị gia tăng của tổ này cao gấp hơn 2 lần tổ 1, cụ thể là 1061,19 nghìnđồng. Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảsản xuất cũng cao hơn hẳn.

Tổ 3 với mức đầu tư chăm sóc cao nhất, bình quân mỗi gia đình bỏ ra 36,17 ngày công/ sào/ năm nên các chỉtiêu vềkết quả, hiệu quảsản xuất đạt được cao nhất,

Trường Đại học Kinh tế Huế

các chỉ tiêu VA, GO/IC, VA/GO, VA/IC lần lượt là 1632,79 nghìn đồng, 2,65 lần;

0,62 lần; 1,65 lần.

Như vậy, qua phân tích, so sánh về ngày công lao động của cả2 nhóm hộ ta đều thấy, ngày công lao động mà các hộbỏ ra có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất.

Tuy nhiên bất kì một hoạt động sản xuất nào cũng thế, đặc biệt là cây rau, nếu đầu tư công chăm sóc quá ít sẽ cho kết quả không mong muốn nhưng nếu đầu tư nhiều quá cho một diện tích thì sẽdẫn đến tình trạng lãng phí ngày công laođộng.

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)