Thị trường tiêu thụ rau của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

2.6. Thị trường tiêu thụ rau của nhóm hộ điều tra

Một xã hội sẽ không thể ngừng tiêu dùng do đó sẽ không thểngừng sản xuất. Sản xuất tạo ra sản phẩm, qua quá trình phân phối, trao đổi sẽ đến tay người tiêu dùng. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, tiêu dùng tạo ra nhu cầu cho sản xuất bởi vì quy mô và cơ cấu sản phẩm, chất lượng và tính chất của sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định đến quy mô và cơ cấu tiêu dùng. Quyết định đến chất lượng và phương thức tiêu dùng. Bình thường để sản xuất ra một sản phẩm mới thì các nông hộ phải nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó nghiên cứu, phát triển những mặt hàng phù hợp với nhu cầu đó. Các hộ sản xuất căn cứvào biến động của thị trường để điều chỉnh quá trình sản xuất của mình vềquy mô, chất lượng, chủng loại rau, chất lượng rau. Mặt khác thông qua thị trường thì các hộ nông dân còn biết được kết quảsản xuất của mình để từ đó đưa ra các phương thức điều chỉnh trong chi phí sản xuất, cân đối được các khoản mục hợp lí đểvừa không lãng phí chi phí bỏra vừa đạt được hiệu quảtốt nhất. Qua điều tra cho thấy các hộtrồng rauở đây phân phối theo các hình thức sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ1 : Kênh tiêu thụcủa nhóm hộtrồng RT Người bán

buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng Người sản

xuất

Người bán lẻ

Nông dân

Chợlẻ

Thương lái Người tiêu

dùng

Khách sạn, nhà hàng, bếp ăn

Sơ đồ 2: Con đường phân phối rau an toàn từnông dân và thương lái

Siêu thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 27: Các hình thức tiêu thụcủa nhóm hộsản xuất RT

Hình thức bán Số hộ Tỷ trọng

(%) Bán cho người bán buôn hoặc thu gom 16 53,3

Bán cho người bán lẻ 10 33,3

Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 4 13,4

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011) Bảng 28: Các hình thức tiêu thụcủa nhóm hộsản xuất RAT

Hình thức bán Số hộ

Tỷ trọng (%)

Báncho người bán lẻ 6 20

Bán cho thương lái 12 40

Bán cho siêu thị 7 23,3

Bán cho người tiêu dùng 5 16,7

(Nguốn số liệu điều tra năm 2011) Đối với RT có 3 hình thức phân phối:

- Hình thức 1:

Người sản xuấtngười bán buôn -> người bán lẻ-> người tiêu dùng

Theo điều tra cho thấy, hình thức phân phối này chiếm 53,3% tổng sốhộ điều tra.

Thông thường người dânở đây hay phân phối theo hình thức này. Do đặc điểm vị trí địa lí của xã nằm gần với thành phố nên người sản xuất muốn bán với giá cao hơn một ít và lấy được tiền ngay, các hộ thường thì khoảng 2-3h sáng đưa rau lên chợ đầu mối Bãi Dâu, chợ Đông Ba, chợ tạo địa phương đểbán. Từ người bán buôn, người thu gom mới được bán cho những người bán lẻtại các chợ nhỏ hơn, sau đó mới đến tay người tiêu dùng. Do phải trải qua nhiều khâu trung gian nên giá rau mà người tiêu dùng bỏ ra cao hơn nhiều so với giá mà nhà sản xuất nhận được, hơn nữa rau do vận chuyển lên xuống nhiều lần nên rau không còn đượctươi như lúc mới được thu hoạch nữa. Hình thức tiêu thụ này thường gặp ở những hộ có quy mô sản xuất lớn, vào những vụ chính, thu hoạch với khối lượng nhiều. Bà con muốn đưa đến ngay tại nơi bán buôn bán lẻ để thêm được ít giá tuy nhiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

không như họ mong muốn, họ thường bị ép giá vì ai cũng biết rằng rau là mặt hàng dễ dập nát, nếu không có những dụng cụ bảo quản thì nhanh chóng bị dập úa, hư hỏng đòi hỏi phải bán trong thời gian ngắn. Người bán buôn biết được tâm lí của người sản xuất và đặc tính của cây rau như vậy nên họ ép giá thì các nông hộ cũng phải chấp nhận. Các nông hộ ở đây bỏ ra bao nhiêu là chi phí, công lao động với mong muốn khi bán ra sẽ được giá cao một chút để tăng thêm thu nhập cho gia đình, thế nhưng họlại hay bị ép giá.

Đây là hạn chế của hình thức tiêu thụ này, chỉ khi nào những sản phẩm của bà con được bán với giá phù hợp thì người sản xuất mới có động lực kích thích sản xuất.

- Hình thức 2:

Người sản xuất-> người bán lẻ-> người tiêu dùng

Hình thức này chiếm 33,3% trong tổng sốhộ được điều tra, đối với hình thức tiêu thụ này thì người sản xuất bán cho người bán lẻ, và từ người bán lẻ sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. So với hình thức 1 thì hình thức này bớt được một khâu trung gian.

Người bán lẻ được hưởng lợi nhiều hơn do mua trực tiếp từ nhà sản xuất, do trải qua một khâu trung gian nên người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm tươi ngon hơn hình thức trên và chi phí bỏ ra đểmua sản phẩm cũng rẻ hơn. Người sản xuất cúng ít bị ép giá hơn, hình thức này thường thấyởcác hộcó quy mô vừa.

- Hình thức 3:

Người sản xuất-> người tiêu dùng

Đây là hình thức tiêu thụ đơn giản nhất, không thông qua bất kì một khâu trung gian nào. Hình thức này chỉ chiếm 13,4% tổng sốhộ được điều tra.Đối với hình thức này thì người tiêu dùng mua rau trực tiếp từnhà sản xuất mà không phải thông qua bất kì một khâu trung gian nào, do đó rau rất tươi và giá rẻ hơn hai hình thức kia. Người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng do đó giá bán cũng bán được cao hơn. Tuy nhiên, hình thức này chỉáp dụng được đối với những hộcó quy mô nhỏ, số lượng sản phẩm ít.

Đối với RAT có 5 hình thức

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình thức 1:

Người sản xuất-> người bán lẻ-> người tiêu dùng

Đối với RAT hình thức này chiếm 20% trong tổng số hộ được điều tra. Hình thức này của RAT thấp hơn RT, phù hợp với quy mô vừa phải. Qua điều tra cho thấy RAT các hộbán lẻmua vẫn chưa nhiều do có chênh lệch ít giá.

Hình thức 2:

Người sản xuất-> thương lái-> siêu thị-> người tiêu dùng

Hoặc: Người sản xuất-> thương lái-> khách sạn, nhà hàng-> người tiêu dùng

Đa số các hộ sản xuất RAT đều tiêu thụtheo hình thức này do giá bán cao hơn bán cho người bán lẻ. Sốliệu điều tra cho thấy có đến 40% sốhộ được điều tra bán cho thương lái. Đây là hình thức phân phối qua nhiều khâu trung gian nhất, các thương lái sẽ đến trực tiếp cánh đồng trồng rau để mua vềbán cho siêu thị hoạc các khách sạn, nhà hàng, sau đó mới đến tay người tiêu dùng. Hình thức này phù hợp với những hộcó quy mô lớn, vào thời kì thu hoạch chính vụ. Hiện nay, tại xã Quảng Thanh cũng đã xây dựng cơ sở thu mua và sơ chế RAT, tiến hành thu mua RAT của các hộrồi đem bán cho nhà hàng, siêu thị, tạo điều kiện thuận lợi cho những hộsản xuất RAT, giá bán được nâng cao hơn. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất trong hình thức tiêu thụ của RAT so với RT. Tuy nhiên do trải qua nhiều khâu trung gian nên nhược điểm của hình thức này cũng tương tựRT.

Hình thức 3:

Người sản xuất-> siêu thị-> người tiêu dùng

Hình thức này chiếm 23,3%. Đây cũng là hình thức chỉ có ở RAT điều này cho thấy sự khá biệt giữa RAT và RT. Mặc dù hình thức này mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các hình thức khác, tuy nhiên tỷlệcác hộnông dân ở đây bán cho siêu thị rất nhỏ, bởi vì người sản xuất rất khó kí được hợp đồng với siêu thị, chợ lớn do phương thức trồng RAT ở đây còn nhỏ lẻ, họ chưa nắm bắt được nhu cầu mà các chợ lớn, siêu thị mong muốn. Nếu đã kí được thì lượng cung không đáp ứng đủ lượng cầu mà siêu thị mong muốn do sản xuất RAT năng suất còn thấp, các hộ không đáp ứng được chủng loại, số lượng rau mà siêu thị cần.Đây được coi là nhược điểm lớn nhất của bà con nới đây. Tuy

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiên nếu xét về giá trị kinh tế thì RAT có giá cao hơn rất nhiều so với RT, người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe, con người, họ muốn dùng loại nào mà mang lại cảm giác yên tâm khi sửdụng. Họsẵn sàng trảmột mwac giá cao hơn hẳn để đổi lại là sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch.

Hình thức 4:

Người sản xuất-> người tiêu dùng

Cũng tương tựRT, hình thức này khá phổbiến đối với các hộsản xuất với quy mô nhỏ, hình thức này chiếm 16,7%, thấp nhất trong các loại hình thức tiêu thụ, sở dĩ người dân không muốn bán trực tiếp cho người tiêu dùng vì khi bán rất khó phân biệt đâu là RAT, và đâu là RT do đó không tạo được sự khác nhau giữa 2 loại rau này dẫn đến giá cả của RAT và RT như nhau, rất thiệt thòi cho những người sản xuất.

Như vậy, sau khi phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm của hai phương thức RAT và RT ta thấy xét vềgiá cả, vềhình thức phân phối thì cả2 mô hình đều có sự khác nhau và giống nhau. RAT về chi phí đầu vào và công lao động đều lớn hơn RT rất nhiều. Vấn đề đặt ra bây giờlà làm sao tạo được sự khác biệt giữa hai mô hình đểtừ đó có thểnhân rộng diện tích gieo trồng RAT, phục vụnhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Sản xuất rau an toàn tại xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)